Chuyển tới nội dung

Cây Sâm Cau | Tanggiap

  • bởi

Giống cây Sâm cau

Tên khoa học: Dracaena angustifolia.

Tên gọi khác: Cây bồng bồng, Cây phất dũ lá hẹp, Cây phú quý, Cây bánh tét, Cây phất dủ hẹp, Cây trường hoa long huyết dụ….

Mô tả cây Sâm cau:

Cây dạng thảo cao 1-3m, mang lá ở ngọn, trên thân thường có vết sẹo của những lá đã rụng. Lá hẹp, ôm thân, dài 20-50 cm, rộng 1,2-4cm. Hoa hình ống, dài 20-25 cm, màu lam ở ngoài, thành chuỳ ở ngọn có nhánh trải ra dài 10-20 cm. Ra hoa tháng 2-4. Quả dạng quả mọng, hình cầu, có 1 hay 2 hạt. Rễ phình to chứa nhiều nước, vỏ rễ già màu đỏ.

cay sam cau

Cây Sâm Cau

Nơi sống và thu hái:

Loài này phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia… Ở nước ta cây mọc từ Lào Cai đến Ninh Bình… cũng thường được trồng. Thu hái rễ vào mùa thu, cạo bỏ vỏ ngoài, nấu chín hoặc thái nhỏ phơi khô. Hoa có thể dùng để nấu canh, ăn rất ngọt và mát, thu hái hoa khi mới chớm nở, dùng tươi.

Tính vị, tác dụng của Sâm cau:

Làm ôn thận (thận ấm), trừ hàn thấp, cường tráng gân cốt. Cây được dùng trong việc chủ trị yếu sinh lý, liệt dương, tiểu tiện không cần được, lưng, tay chân lạnh. Còn dùng chữa các bệnh trĩ, đi phân lỏng, đau bụng, chữa ho, vàng da.

Rễ và hoa có tính giải nhiệt, giải độc. Rễ nghiền ra lẫn với các chất thơm khác, dùng làm hương thơm. Nước sắc lá dùng chữa lỵ, chữa bệnh bạch đới và bệnh lậu. Kinh nghiệm dân gian dùng rễ và hoa trị lỵ ra máu. Hoa sao vàng sắc đặc trị hen. Lá giã nát, vắt lấy nước để nhuộm xanh bánh đúc.

cay giong sam cau

Cây Giống Sâm Cau

Cách dùng Sâm cau: Củ thu về rửa sạch, phơi khô, có thể ngâm rượu, sắc nước uống hoặc dùng chung với các vị thuốc khác. Lá hái về lấy khăn ướt lau sạch, thái nhỏ, sao qua cho héo. Ngày dùng 10 lá sắc với 1 bát rưỡi nước, cô còn 1 bát. Thêm đường vào, chia 3 – 4 lần trong một ngày. Nên uống trước bữa cơm hoặc sau bữa cơm.

Bài thuốc có Sâm cau:

+ Chữa liệt dương: sâm cau 20g, sâm bố chính, câu kỷ từ, sung thằn lằn, ngưu tất, thạch hộc, tục đoạn, ba kích thiên, hoài sơn mỗi thứ 12g, ngũ gia bì, trinh nữ mỗi thứ 8g. Tất cả đem rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô rồi đem sắc với 800ml nước đến khi còn 300-400ml thì uống chia làm ba lần trong 1 ngày, uống trước khi ăn.

Hoặc dùng 1kg củ Sâm cau tươi(250g sâm cau khô), rửa sạch, ngâm với 3l rượu trắng. Sau 3 tháng đem ra dùng, mỗi tối uống 2 chén nhỏ.

cu sam cau

Củ Sâm Cau

+ Chữa hen suyễn: Lá sâm cau mỗi ngày 10 lá, rửa sạch, thái nhỏ, sao qua rồi sắc nước uống chừng một chén chia ra uống 3-4 lần mỗi ngày.

+ Chữa đau răng: Ngắt lá sâm cau lấy nhựa tiết ra đặt vào chỗ răng đau làm giảm đau nhức.

+ Diệt chấy và trứng chấy: Nhựa cây sâm cau 50g, Dầu dừa 100ml, hai vị trên cho vào nồi nhỏ đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy cho tan đều là được. Lấy ra để còn ấm bôi lên tóc dùng lược chải cho thấm ướt đều cả da đầu. Dùng khăn dày trùm đầu khoảng 1 giờ, gỡ khăn, gội đầu bằng dầu gội cho sạch dùng lược dày chải trứng và chấy đã chết. Khi bôi thuốc cần lưu ý tránh thuốc vào mắt.

Mọi thông tin liên hệ mua giống cây Sâm cau

Thôn 4 – xã Văn Phú – TP Yên Bái – Yên Bái

KS Trần Hoàn: +84962871755

ZL, FB: +84962871755

Email: infor@Tanggiap.net

Xem thêm:

– Cây Dong tím giúp giải rượu và điều trị rắn độc cắn

– Cây Khôi nhung chữa viêm loét dạ dày

– Cây Na rừng thần dược của phòng the