Cây núc nác là vị thuốc dân gian có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Đặc tính của cây núc nác là gì? Cách trồng cây núc nác? Thu hoạch và bảo quản cây núc nác như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.
Mô tả cây núc nác
Cây núc nác tên khoa học là Orocylum indicum (L) Vent, còn có tên gọi khác là mộc hồ điệp, hoàng bá nam, nam hoàng bá … Cây núc nác có thể sử dụng làm thực phẩm hoặc làm thuốc. Nó có tác dụng rất tốt cho sức khỏe.
Lá, hoa và quả khi còn non có thể chế biến thành đồ ăn: làm món xào, luộc hoặc nộm. Hạt và vỏ thân cây được sử dụng làm thuốc
Tác dụng nổi bật nhất của cây núc nác là điều trị các bệnh như: Viêm gan, dạ dày, dị ứng, viêm phế quản, mụn nhọt, …. Đặc biệt nó còn hỗ trợ điều trị ung thư.
Xem thêm >>> Cây núc nác là gì?
Dược tính của cây núc nác
Theo nghiên cứu, trong vỏ và hạt cây núc nác có chứa ít nhất 5 loại Flavonoid và chất đắng kết tinh Oorroxylin, Alcaloid, có tính kháng histamin, tác dụng tốt đối với bệnh dị ứng, mẩn ngứa.
Vỏ núc nác có tính mát, vị đắng ngọt. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, giải độc. Sử dụng điều trị các bệnh: Viêm gan vàng da, viêm bàng quang, viêm họng, viêm phế quản, sởi, mề đay, ….
Ngoài ra, núc nác còn là vị thuốc nam chính để kết hợp với các thảo dược khác để hỗ trợ điều trị ung thư. Do vỏ núc nác có chứa ít nhất 5 loại flavonoids, nó có tác dụng giải độc cơ thể, cân bằng nội môi, điều chỉnh hệ miễn dịch trong cơ thể, loại bỏ các khối u, tế bào lạ, …
Hạt núc nác giúp điều trị viêm họng cấp và mãn tính, ho gà, viêm phế quản, đau dạ dày, …
Xem thêm >>> Nấm lim xanh kết hợp với xạ đen có công dụng gì?
Cách trồng cây núc nác
Cách trồng cây núc nác khá đơn giản. Núc nác được trồng vào mùa xuân bằng hạt hoặc cành. Khi quả chín chuyển thành màu vàng, hái xuống phơi khô và tách lấy hạt. Hạt được phơi khô và bảo quản tới mùa xuân thì đem ươm, sau đó đánh cây con đi trồng. Nếu không gieo hạt, có thể dùng cách giâm cành. Chỉ cần cắm cành xuống đất và giữ ẩm là được.
Nên trồng cây ở nơi ẩm, mát. Khi trồng, đào hố với kích thước khoảng 40x40x40cm. Các hố cách nhau 2m. Trước khi cho cây xuống hố nên bón lót ít phân chuồng. Đặt cây xuống hố và giữ ẩm 7 – 10 ngày. Có thể trồng xen với các cây lâu năm khác.
Thu hoạch và bảo quản cây núc nác
Vỏ núc nác được thu hái quanh năm. Sau khi đẽo lấy vỏ, rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ sần. Thái phiến dài 2 – 5cm, dày 1-3mm. Phơi hoặc sấy khô. Khi sử dụng có thể dùng núc nác đã phơi khô hoặc sao vàng trước khi dùng.
Thu hái quả núc nác vào mùa thu hoặc mùa đông khi quả chín có màu nâu. Phơi khô quả khi vỏ quả nứt ra, tách phần hạt sau đó tiếp tục phơi hạt cho đến khi khô.
Bảo quản vỏ và hạt đã phơi khô tại nơi khô ráo, thoáng gió. Thỉnh thoảng đem ra phơi lại để tránh bị ẩm mốc cũng như côn trùng.
Một số bài thuốc từ cây núc nác
Điều trị tổ đỉa, giang mai, bệnh ngoài da: Dùng 30g núc nác, 30g khúc khắc, sắc thành thuốc uống hàng ngày.
Chữa viêm đường tiết niệu, tiểu buốt ra máu: Sử dụng khoảng 30 -40g mỗi loại vỏ núc nác, rễ cỏ tranh, mã đề, sắc nước uống hàng ngày.
Chữa viêm phế quản, ho lâu ngày: Dùng 10g hạt núc nác, 30g đường phèn, sắc với 300ml nước. Đun cho tới khi còn 200ml, chia uống 3 lần/ngày cho tới khi hết ho.
Chữa kiết lỵ, đau dạ dày, ợ chua, ợ hơi: Dùng 8 – 16g hạt núc nác tán bột hoặc sắc uống mỗi ngày.
Chữa bệnh vú có cục sưng đau, rắn cắn: Dùng 16g mỗi loại núc nác, hương nhu, táo nhân (sao đen), đinh lăng, cát căn, huyền sâm, 10g uất kim, 20g hoa hòe (sao vàng, 6g trinh nữ hoàng cung, 2g hoàng kỳ, 12g mỗi loại tam thất, xuyên khung, xương bồ, chích cam thảo. Đem tất cả dược liệu sắc thành thuốc uống 2 lần/ngày. Dùng liên tục trong khoảng 10 -30 ngày để thấy hiệu quả.
Chữa thấp khớp, sưng đau:
Dùng Vỏ núc nác, dây đau xương, cây vòi voi, phòng kỷ, rễ bưởi bung, ngũ gia bì chân chim, độc lực, rễ cỏ xước, kê huyết đằng, rễ trinh nữ, sao vàng và để ngập nước trên dược liệu 20 cm. Sắc với nước hai lần, lần thứ nhất trong 6 giờ, lần thứ hai 3 giờ. Kết hợp với Quế chi, thiên niên kiện, độc hoạt phơi khô. Gộp 2 nước lại, lọc, tiếp tục sắc, khi gần được (trước 40 phút) cho quế, thiên niên kiện và độc hoạt vào. Cô đến khi đạt tỉ lệ 1:1 so với dược liệu. Pha cao với siro đơn với tỉ lệ 10%. Ngày uống 200 -250 ml chia 2 lần. Không sử dụng cho với phụ nữ có thai.
Dùng làm thuốc rửa hoặc bôi tại chỗ: 50g vỏ cây núc nác, 30g lá kinh giới, 30g lá đinh lăng. Sắc lấy nước rửa hoặc bôi ngoài da 2 lần/ngày.
Chú ý: Không sử dụng các bài thuốc cho người hư hàn, người bị tiêu chảy, đầy bụng.
Núc nác là dược liệu được áp dụng để hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, để bảo đảm đảm an toàn cũng như thành công, người bị bệnh phải hỏi ý kiến thầy thuốc cũng như bài thuốc trước khi dùng.
* Lưu ý: Tác dụng của thảo dược đối với sức khỏe tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người
Để biết thêm chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TINH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BINH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: +84962871755
Website: Tanggiap.net