PTE (Pearson Test of English) là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, được công nhận trên toàn cầu cho các mục đích: du học, việc làm, định cư hoặc các mục đích khác. Kết quả PTE được sử dụng song song hoặc thay thế hoàn toàn cho IELTS hay TOEFL.
PTE hiện tại có 3 kiểu bài thi, gồm:
- PTE Academic (PTE học thuật) viết tắt là PTE A
- PTE General (PTE tổng hợp)
- PTE Young Learners (PTE dành cho trẻ em)
Đối với những bạn có kế hoạch du học và định cư tại những quốc gia nói tiếng Anh thì cần thi chứng chỉ PTE Academic. Điểm PTE Academic hiện nay được công nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada, Úc, Singapore (tham khảo: Chứng chỉ PTE được công nhận ở những đâu?)…. Thay vì thi chứng chỉ IELTS, TOEFL bạn có thể lựa chọn thi PTE Academic để xét hồ sơ xin du học.
Tổng quan về cấu trúc bài thi PTE Academic
Cấu trúc bài thi PTE gồm 5 phần thi trên máy tính cùng với tai nghe. Phần thi nói và viết sẽ kết hợp trong cùng một phần, trong khi phần thi nghe và đọc là hai phần riêng biệt. Các mục câu hỏi sẽ rất đa dạng từ trắc nghiệm đến viết luận, và chọn từ thích hợp điền vào câu. Có đến 20 dạng câu hỏi được sử dụng trong bài thi (xem thêm: 20 dạng câu hỏi trong PTE và chiến thuật làm bài cho từng dạng).
Bài thi PTE Academic kéo dài 3 giờ và được chia thành 5 phần. Khi hết thời gian dành cho từng phần, hệ thống máy tính sẽ tự động chuyển sang phần tiếp theo.Cấu trúc tổng quát của bài thi PTE như sau:
Phần Nội dung Thời gian cho phép Giới thiệu Giới thiệu bản thân 1 phút Phần 1 Nói và Viết 77 – 93 phút Phần 2 Đọc 32 – 41 phút Giờ giải lao tùy chọn theo kế hoạch 10 phút Phần 3 Nghe 45 – 57 phút
Trong bài thi PTE, có 20 loại tasks khác nhau và một số tasks sẽ kiểm tra kỹ năng tích hợp (ví dụ như đọc và nói). Cụ thể như sau:
Phần Giới thiệu: (không ấn định thời gian)
Thí sinh được yêu cầu bạn giới thiệu về bản thân. Phần này không được tính điểm và hoàn toàn không ảnh hưởng tới kết quả thi cuối cùng của thí sinh.
PHẦN THI NÓI VÀ VIẾT:
Thời gian làm bài: 77-93 phút
Mục đích:
Phần thi Nói sẽ đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ nói trong môi trường tiếng Anh học thuật.
Phần thi Viết sẽ đánh giá khả năng viết những đoạn phản hồi bằng tiếng Anh học thuật, sử dụng đúng ngữ pháp và chính tả.
Cấu trúc các loại câu hỏi và đánh giá kỹ năng:
Câu hỏi Kỹ năng đánh giá Đọc đoạn văn cho sẵn Đọc và Nói Lặp lại câu cho sẵn Nghe và Nói Miêu tả hình ảnh Nói Trình bày lại bài nghe Nghe và Nói Trả lời câu hỏi ngắn Nghe và Nói Tóm tắt đoạn văn Đọc và Viết Viết bài luận Viết
PHẦN THI ĐỌC:
Thời gian làm bài: 32 – 41 phút
Mục đích: Phần thi Đọc sẽ đánh giá khả năng đọc hiểu những đoạn viết cho sẵn, bao gồm các câu hỏi dành cho kỹ năng đơn lẻ và những kỹ năng tích hợp
Cấu trúc các loại câu hỏi và đánh giá kỹ năng:
Câu hỏi Kỹ năng Điền vào chỗ trống Đọc Trắc nghiệm, 1 câu trả lời Đọc Trắc nghiệm, nhiều câu trả lời Đọc Sắp xếp trật tự đoạn văn Đọc Điền vào chỗ trống Đọc và Viết
PHẦN THI NGHE
Thời gian làm bài: 45 – 57 phút
Mục đích: Phần thi Nghe sẽ đánh giá khả năng nghe và đọc hiểu những đoạn thông tin cho sẵn. Các kỹ năng kết hợp cũng được kiểm tra và đánh giá trong phần này.
Cấu trúc các loại câu hỏi và đánh giá kỹ năng:
Câu hỏi Kỹ năng Tóm tắt bài nói Nghe và Viết Trắc nghiệm, nhiều câu trả lời Nghe Điền vào chỗ trống Nghe và Viết Chọn đoạn tóm tắt đúng Nghe và Đọc Trắc nghiệm, 1 câu trả lời Nghe Chọn từ còn thiếu Nghe Chọn từ sai Nghe và Đọc Viết lại từ câu nói Nghe và Viết
Lưu ý quan trọng về cách tính điểm trong bài thi PTE
Khác với IELTS trong đó những Task trong từng kĩ năng sẽ được chấm điểm riêng biệt, ở PTE học viên sẽ sử dụng nhiều kĩ năng để giải quyết một dạng bài tập. Vì vậy, điểm của một phần thi ở PTE sẽ được cộng vào các phần thi khác. Nói cách khác, khi bạn làm bài thi nói, điểm phần thi nói không chỉ dùng để chấm kĩ năng nói mà còn cả kĩ năng nghe. Tương tự, khi làm bài nghe, điểm thi phần này sẽ cộng cho cả kĩ năng viết. Điều này là hoàn toàn hợp lý, vì ví dụ như đối với Speaking có dạng bài Retell Lecture, Thí sinh sẽ phải vận dụng 2 kĩ năng là Listening và Speaking để giải quyết dạng bài này.
Chi tiết cách tính điểm này bạn có thể tham khảo ở chuỗi bài phân tích rất hay sau:
- Vén màn bí mật thuật toán chấm điểm PTE phần 1: Read Aloud – Sự Sống Còn
- Vén màn bí mật thuật toán chấm điểm PTE phần 2: PTE Listening – Những điều bí ẩn
- Vén màn bí mật thuật toán chấm điểm PTE phần 3: Reading – Fill In Blanks – Con bài quyết định
- Vén màn bí mật thuật toán chấm điểm PTE phần 4: Tầm quan trọng của Repeat Sentence
Ngoài ra, nếu bạn muốn so sánh ưu nhược điểm của PTE với IELTS để có cái nhìn cụ thể hơn về PTE thì có thể tham khảo chuỗi bài so sánh PTE với IELTS sau:
- So sánh PTE và IELTS toàn tập: Phần 1 – Những điều cần biết
- So sánh PTE và IELTS toàn tập: Phần 2 – PTE có dễ hơn IELTS?
- So sánh PTE và IELTS toàn tập: Phần 3 – Chia sẻ từ người trong cuộc