Đây là loạt bài hướng dẫn viết một bài báo khoa học (Cơ bản nhất) được copy từ trang web của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn. BTC Giải thưởng Khoa học Euréka xin giới thiệu để các bạn tham khảo. Xin gửi lời xin phép tới giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, chúc GS mạnh khoẻ và công tác tốt.
Mục tiêu số 1 của việc viết bài báo khoa học là truyền đạt thông tin về một vấn đề khoa học đến các đồng nghiệp, và tường trình những phương pháp hay cách tiếp cận để giải quyết vấn đề . Các tập san y sinh học là phương tiện để các nhà khoa học chuyển tải thông tin. Thông tin thường được trình bày dưới dạng một bài báo khoa học, và bài báo được viết theo một cấu trúc đặc thù mà cộng đồng khoa học phải tuân theo. Do đó, để thành công trong khoa học, nhà khoa học phải nắm được kĩ năng viết bài báo khoa học. Tôi soạn bài này trước hết là đưa một số lời khuyên về cách thức viết một bài báo khoa học, và sau đó là một cách chia sẻ một số kinh nghiệm viết lách trong khoa học. Tôi ở vào vị thế may mắn là vì tôi biết tiếng Việt và tiếng Anh, và cũng phục vụ trong các ban biên tập các tập san y khoa quốc tế, nên có thể chia sẻ cùng các bạn những kinh nghiệm mà có lẽ người nước ngoài không thể chia sẻ. Bài này được viết cho nghiên cứu sinh y khoa và sinh học, nhưng tôi nghĩ bạn đọc các ngành khoa học thực nghiệm khác cũng có thể rút ra vài kinh nghiệm.
Tựa đề (title) bài báo
Tựa đề bài báo được viết trên trang đầu của một bài báo, thường ở vị trí trung tâm. Không nên gạch đích hay viết nghiêng tựa đề. Phía dưới tựa đề bài báo là tên tác giả và nơi làm việc của từng tác giả.
Chúng ta muốn tựa đề bài báo phải “bắt mắt” người đọc, cho nên cần phải đầu tư một chút hời gian vào việc chọn chữ và chiến lược chọn tên cho bài báo. Tựa đề không nên quá ngắn, nhưng cũng không nên quá dài, mà phải nói lên được nội dung chính của nghiên cứu. Nếu tựa đề không nói lên được nội dung bài báo, độc giả sẽ không chú ý đến công trình nghiên cứu, và chúng ta mất người đọc. Để có một tựa đề sáng tạo, tôi đề nghị các bạn nên tuân thủ hay ít ra là xem xét đến một số khía cạnh sau đây:
Không bao giờ sử dụng viết tắt. Nên nhớ rằng nhiều người ngoài lĩnh vực chuyên môn đọc bài báo của bạn, và viết tắt có thể làm cho họ khó chịu vì họ không quen hay không biết đến những chữ viết tắt chuyên ngành.
Không nên đặt tựa đề theo kiểu nghịch lí hay tựa đề mơ hồ. Tựa đề nghịch ló và mơ hồ rất nguy hiểm, vì nó biểu hiện nghiên cứu của bạn chẳng giải quyết được vấn đề gì, hay chẳng có câu trả lời gì, và do đó người đọc có thể nghĩ sẽ rất phí thì giờ để đọc bài báo.
Không nên đặt tựa đề dài. Tựa đề bài báo không nên dài hơn 20 từ. Tựa đề dài có thể làm cho người đọc mất chú ý. Tựa đề như “Genetic determination of bone mineral density in adult women: a reevaluation of the twin model and the potential importance of gene -environmental interaction on heritability estimates” chẳng những dài dòng một cách không cần thiết, mà những chữ như “potential”, “estimates”, “adult” cũng không thiết yếu. Tác giả có thể viết lại như “Roles of gene-environmental interaction in the estimation of heritability of bone mass: a reevaluation of the twin model.”
Tựa đề bài báo nên có yếu tố mới. Yếu tố mới lúc nào cũng có hiệu quả thu hút sự chú ý của người đọc. Chẳng hạn như tựa đề “A new family of mathematical models for describing the human growth” (chú ý chữ “new”, tức “mới”) chắc được nhiều người chú ý hơn là tựa đề “A family of mathematical models for describing the human growth.”
Không nên đặt tựa đề như là một phát biểu. Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy những tựa đề như “Smoking causes cancer”, “Oestrogen is associated with bone loss, Physical activity is not a predictor of mortality,” v.v…. Những tựa đề này làm cho người đọc … bực mình. Trong khoa học, không có một cái gì xác định và chắc chắn. Chúng ta không thể nào chứng minh một giả thuyết. Do đó, dùng chữ “cause”, hay chia động từ hiện tại như “is” (tức là nói đến chân lí) là một cách viết thể hiện sự thiếu hiểu biết khoa học của tác giả. Nhà khoa học là người đi tìm chân lí, chứ không phải đã tìm được chân lí.
Vì tựa đề bài báo được sử dụng trong các cơ sở dữ liệu, nên khi đặt tựa đề cần phải để ý đến những từ khóa (keywords). Phần lớn những cơ sở dữ liệu dùng tiêu đề và tựa đề làm thuật ngữ tìm kiếm. Chẳng hạn như bài báo với tựa đề “The effects exercise on free fatty acids in the blood” sẽ được phân loại dưới thuật ngữ “fatty acids”, “metabolism of fatty acids”, “exercise”, và “blood”. Nhưng nếu bái báo với tựa đề “The effects exercise on free fatty acids in the blood: a study in rats using chromotographic techniques,” thì sẽ được phân qua dưới thuật ngữ “composition of fatty acids”, “chromotographic technique”, “fatty acids in rats” và do đó sẽ thu hút nhiều độc giả hôn.
Ví dụ: Sau đây là ví dụ trang đầu của một bài báo khoa học. Ví dụ này tương đối tiêu biểu, vì tập san (tiểu đường) đòi hỏi tác giả phải cung cấp những thông tin liên quan đến bài báo như số từ, số biểu đồ và bảng số liệu. viết tắt, tựa đề ngắn (còn gọi là running title), v.v… Tập san này cho phép tác giả viết nguyên họ, nhưng tên thì chỉ được viết tắt (chắc tiết kiệm mực!)
Chú ý rằng nhóm tác giả đặt tựa đề nói lên được ba khía cạnh chính của nghiên cứu, đó là tiểu đường (diabetes), huyết áp, và tỉ số vòng eo-mông. Chú ý thêm rằng, trước chữ diabetes, nhóm tác giả thêm tính từ “undiagnosed” để gây chú ý cho người đọc, mà cũng phản ảnh một thực trạng ở hầu hết các quần thể bệnh nhân.
Tựa đề bài báo này đã qua 4 lần chỉnh sửa. Ba lần đầu là do chính nhóm tác giả chỉnh sửa. Đến khi bản thảo được bình duyệt, một chuyên gia đề nghị sửa lại một lần nữa. Đôi khi tác giả cần phải đầu tư khá nhiều thì giờ cho một tựa đề bài báo.
Phần 1. Nội dung một bài báo khoa học
Một bài báo khoa học thường có những phần sau đây: dẫn nhập (introduction), phương pháp (methods), kết quả (results), và bàn luận (discussion). Cấu trúc này được gọi tắt là cấu trúc IMRAD. Tuy nhiên, mỗi bài báo khoa học lúc nào cũng có phần tóm lược (abstract) để – như tên gọi – tóm tắt các khía cạnh chính của một công trình nghiên cứu hay một bài báo.
I. Tóm lược (Abstract)
Có 2 loại tóm lược: không có tiêu đề và có tiêu đề. Loại tóm lược không có tiêu đề là một đoạn văn duy nhất tóm tắt công trình nghiên cứu. Loại tóm lược có tiêu đề – như tên gọi – là bao gồm nhiều đoạn văn theo các tiêu đề sau đây: Background, Aims, Methods, Outcome Measurements, Results, và Conclusions. Tuy nhiên, dù là có hay không có tiêu đề, thì một bản tóm lược phải chuyển tải cho được những thông tin quan trọng sau đây:
Câu hỏi và mục đích của nghiên cứu. Phần này phải mô tả bằng 2 câu văn. Câu văn thứ nhất mô tả vấn đề mà tác giả quan tâm là gì, và tình trạng tri thức hiện tại ra sao. Câu văn thứ hai mô tả mục đích nghiên cứu một cách gọn nhưng phải rõ ràng.
Phương pháp nghiên cứu. Cần phải mô tả công trình nghiên cứu được thiết kế theo mô hình gì, đối tượng tham gia nghiên cứu đến từ đâu và đặc điểm của đối tượng, phương pháp đo lường, yếu tố nguy cơ (risk factors), chỉ tiêu lâm sàng (clinical outcome). Phần này có thể viết trong vòng 4-5 câu văn.
Kết quả. Trong phần này, tác giả trình bày những kết quả chính của nghiên cứu, kể cả những số liệu có thể lấy làm điểm thiết yếu của nghiên cứu. Nên nhớ rằng kết quả này phải được trình bày sao cho trả lời câu hỏi nghiên cứu đặt ra từ câu văn đầu tiên.
Kết luận. Một hoặc 2 câu văn kết luận và ý nghĩa của kết quả nghiên cứu. Có thể nói phần lớn độc giả chú tâm vào câu văn này trước khi học đọc các phần khác, cho nên tác giả cần phải chọn câu chữ sao cho “thuyết phục” và thu hút được sự chú ý của độc giả trong 2 câu văn quan trọng này.
Nếu tựa đề bài báo phát biểu về nội dung của công trình nghiên cứu, thì bảng tóm lược cho phép bạn mô tả chi tiết hơn nội dung của công trình nghiên cứu. Độ dài của bảng tóm lược thường chỉ 200 đến 300 từ (tùy theo qui định của tập san). Bảng tóm lược giúp người đọc nên đọc tiếp bài báo hay bỏ qua bài báo. Do đó, tác giả cần phải cung cấp thông tin một cách ngắn gọn, nhưng có dữ liệu (chứ không phải chỉ hứa suông) và đi thẳng vào vấn đề (chứ không phải viết lòng vòng). Thông thường bảng tóm lược được viết sau khi đã hoàn tất bài báo. Kinh nghiệm của tôi trong những năm đầu nghiên cứu sinh cho thấy có khi tốn đến cả ngày chỉ để viết một abstract với 200 chữ. Tôi xem abstract như một bài thơ, tức là tác giả phải chọn từ ngữ rất cẩn thận để phản ảnh một cô đọng những điều mình muốn chuyển tải đến cộng đồng khoa học.
Sau đây là một bản tóm lược tiêu biểu có tiêu đề. Bài báo này trình bày một công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa các thành phần cơ thể (mỡ, nạc, xương) ở một nhóm phụ nữ Việt Nam sau mãn kinh (LT Ho-Pham, et al. Contributions of lean mass and fat mass to bone mineral density: a study in postmenopausal women. BMC Musculoskeletal Disorders 2010, 11:59). Bản tóm lược có 4 tiêu đề: dẫn nhập, phương pháp, kết quả và kết luận. Phần dẫn nhập chỉ tóm gọn trong 2 câu văn, với câu đầu nêu vấn đề vẫn còn trong vòng tranh cãi, và câu 2 phát biểu về giả thuyết và mục đích của nghiên cứu. Phần phương pháp mô tả số phụ nữ tham gia, độ tuổi, nơi nghiên cứu, phương pháp đo lường, và phương pháp phân tích. Phần kết quả đi thẳng vào kết quả chính với những con số cụ thể. Đương nhiên, những con số này sẽ được lặp lại chi tiết hơn trong bài báo. Phần kết luận chỉ một câu văn có tính cách trả lời câu hỏi nghiên cứu.
Background
The relative contribution of lean and fat to the determination of bone mineral density (BMD) in postmenopausal women is a contentious issue. The present study was undertaken to test the hypothesis that lean mass is a better determinant of BMD than fat mass.
Methods
This cross-sectional study involved 210 postmenopausal women of Vietnamese background, aged between 50 and 85 years, who were randomly sampled from various districts in Ho Chi Minh City (Vietnam). Whole body scans, femoral neck, and lumbar spine BMD were measured by DXA (QDR 4500, Hologic Inc., Waltham, MA). Lean mass (LM) and fat mass (FM) were derived from the whole body scan. Furthermore, lean mass index (LMi) and fat mass index (FMi) were calculated as ratio of LM or FM to body height in metre squared (m2).
Results
In multiple linear regression analysis, both LM and FM were independent and significant predictors of BMD at the spine and femoral neck. Age, lean mass and fat mass collectively explained 33% variance of lumbar spine and 38% variance of femoral neck BMD. Replacing LM and FM by LMi and LMi did not alter the result. In both analyses, the influence of LM or LMi was greater than FM and FMi. Simulation analysis suggested that a study with 1000 individuals has a 78% chance of finding the significant effects of both LM and FM, and a 22% chance of finding LM alone significant, and zero chance of finding the effect of fat mass alone.
Conclusions
These data suggest that both lean mass and fat mass are important determinants of BMD. For a given body size – measured either by lean mass or height – women with greater fat mass have greater BMD.
Bản tóm lược dưới đây là một abstract tiêu biểu không có tiêu đề (LT Ho-Pham, et al. Similarity in percent body fat between white and Vietnamese women: implication for a universal definition of obesity. Obesity 2010; 18:1242-6). Toàn bộ bản tóm lược chỉ là một đoạn văn. Nhưng nếu chú ý kĩ sẽ thấy những thông tin được trình bày trong abstract tuân thủ theo cấu trúc IMRAD. Phần dẫn nhập gồm 2 câu văn: câu đầu tiên nêu vấn đề nghiên cứu; câu thứ hai phát biểu mục đích nghiên cứu. Các câu kế tiếp mô tả phương pháp nghiên cứu, kết quả, và kết luận.
It has been widely assumed that for a given BMI, Asians have higher percent body fat (PBF) than whites, and that the BMI threshold for defining obesity in Asians should be lower than the threshold for whites. This study sought to test this assumption by comparing the PBF between US white and Vietnamese women. The study was designed as a comparative cross-sectional investigation. In the first study, 210 Vietnamese women ages between 50 and 85 were randomly selected from various districts in Ho Chi Minh City (Vietnam). In the second study, 419 women of the same age range were randomly selected from the Rancho Bernardo Study (San Diego, CA). In both studies, lean mass (LM) and fat mass (FM) were measured by dual-energy X-ray absorptiometry (DXA) (QDR 4500; Hologic). PBF was derived as FM over body weight. Compared with Vietnamese women, white women had much more FM (24.8 +/- 8.1 kg vs. 18.8 +/- 4.9 kg; P or=30, 19% of US white women and 5% of Vietnamese women were classified as obese. Approximately 54% of US white women and 53% of Vietnamese women had their PBF >35% (P = 0.80). Although white women had greater BMI, body weight, and FM than Vietnamese women, their PBF was virtually identical. Further research is required to derive a more appropriate BMI threshold for defining obesity for Asian women.
Sưu tầm
Nguồn: Tanggiap.net/otherskills/880-cach-viet-mot-bai-bao-khoa-hoc-phan-1