Chuyển tới nội dung

cấu trúc một bài tiểu luận | Tanggiap

  • bởi

Một bài tiểu luận đạt điểm cao đầu tiên cần phải đáp ứng đúng và đủ cấu trúc. Cấu trúc bài tiểu luận là xương sống để người viết có thể bám vào và tiến hành triển khai bài viết. Nếu như bạn đang lo lắng vì chưa nắm được cấu trúc bài tiểu luận ra sao, nội dung các phần gồm những gì thì hãy yên tâm.

Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ giới thiệu đến bạn chi tiết cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh cho bạn tham khảo.

1. Kết cấu bài tiểu luận gồm những phần nào?

Cấu trúc bài tiểu luận thường được chia thành 3 phần bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.

– Phần mở đầu: Phần này có nhiệm vụ định hướng người đọc, dẫn dắt họ đến vấn đề sẽ trình bày trong bài.

Đồng thời, ở phần mở đầu, bạn cũng cần xác định trọng tâm của bài và mục đích viết tiểu luận.

Bên cạnh đó, phần mở đầu gồm bao gồm việc giới hạn phạm vi, đối tượng cũng như chỉ ra ý chính của toàn bài.

– Phần nội dung: Nội dung của một bài tiểu luận thường được triển khai theo kết cấu đưa ra luận điểm, sau đó diễn giải, chứng minh bằng lập luận, hệ thống thông tin, dữ liệu để hỗ trợ.

– Phần kết luận: Phần kết luận nhằm nhắc lại ý chính của toàn bài và tóm tắt một cách ngắn gọn nhất các luận điểm đã trình bày trước đó.

Tóm lại, có thể thấy phần nội dung là phần quan trọng nhất trong cấu trúc bài tiểu luận. Tuy nhiên không vì thế mà bạn lơ là hay làm một cách sơ sài đối với những phần còn lại.

Mỗi mục, mỗi phần đều có mục đích nhất định, thiếu đi dù chỉ một phần cũng sẽ khiến cấu trúc bài tiểu luận không còn hoàn chỉnh, không đáp ứng được đầy đủ thông tin mà thầy cô yêu cầu.

2. Trình bày bố cục một bài tiểu luận hoàn chỉnh như thế nào?

Sau khi đã nắm được cấu trúc bài tiểu luận thì giờ là lúc bạn cần biết bố cục chi tiết bài tiểu luận hoàn chỉnh ra sao, mỗi phần cần trình bày những nội dung gì.

Sau đây là nội dung chi tiết các phần trong cấu trúc bài tiểu luận mà bạn cần phải thực hiện.

Cấu Trúc Bài Tiểu Luận Hoàn Chỉnh Như Thế Nào

Cấu Trúc Bài Tiểu Luận Hoàn Chỉnh Như Thế Nào

2.1. Phần mở đầu

Đầu tiên, trong phần mở đầu, bạn cần phải trình bày những nội dung sau:

– Lý do chọn đề tài: Trong phần này, bạn cần chỉ ra được tính cấp thiết của đề tài, hay nói cách khác đó là trả lời cho câu hỏi “Tại sao đề tài này lại quan trọng?”.

Đề tài của bài tiểu luận cần phải bao gồm tính thời sự ở trong đó, tức là nó phải đáp ứng được một số nhu cầu của thực tiễn xã hội. Đề tài quá cũ hay quá viển vông là đề tài không có giá trị và thường bị thầy cô đánh giá rất thấp.

– Lịch sử nghiên cứu đề tài: Đây là phần mà bạn cần phải trình bày những công trình nghiên cứu trước đó về đề tài mà bạn lựa chọn.

Đồng thời, bạn cũng cần chỉ ra những thành tựu của những công trình nghiên cứu trước đó, những tồn đọng còn chưa được giải quyết.

Từ đó bạn khẳng định tính cấp thiết của đề tài mà bạn lựa chọn, rằng đề tài của bạn sẽ giải quyết những thiếu sót trước đó.

– Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Việc xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu là rất quan trọng. Chỉ ra những mục đích và nhiệm vụ cụ thể cần làm trong bài tiểu luận sẽ giúp bạn định hướng được lối đi cho bài viết.

– Đối tượng, khách thể nghiên cứu đề tài: Đối tượng nghiên cứu là bản chất, khía cạnh của sự vật, sự việc, hiện tượng mà bạn nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu là con người cá nhân, cộng đồng tập thể tác động hoặc chịu tác động bởi vấn đề nghiên cứu.

– Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm phạm vi không gian, ở đâu, địa điểm cụ thể nào, vào thời điểm nào?

– Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Cơ sở lý luận hay cơ sở lý thuyết là những căn cứ để bạn dựa vào đó và thực hiện đề tài tiểu luận của mình. Phần này bạn cần trình bày rõ ràng, tránh liệt kê đơn thuần gây khó hiểu cho thầy cô chấm bài.

Khi trình bày phương pháp nghiên cứu, bạn cũng cần chỉ ra những phương pháp, hay những công cụ mà bạn sẽ sử dụng để nghiên cứu đề tài của mình.

Mỗi một lĩnh vực sẽ sử dụng một phương pháp nghiên cứu khác nhau và bạn càng phải chỉ rõ cách thức sử dụng những phương pháp đó trong bài của mình.

– Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Đóng góp đề tài trong cơ sở lý luận và trong thực tiễn có thể áp dụng được.

2.2. Phần nội dung

Phần nội dung chính là nơi mà bạn thể hiện khả năng của bản thân nhiều nhất. Cũng là phần quan trọng nhất trong cấu trúc bài tiểu luận.

Thông qua phần nội dung, thầy cô sẽ đánh giá được khả năng phát triển bài của bạn, kỹ năng tổng hợp, đánh giá, lập luận và đề xuất giải pháp ra sao.

Nhìn chung, phần nội dung của bài tiểu luận thường gồm 3 phần chính.

– Lý thuyết chung: Ở phần này, bạn cần trình bày được các khái niệm xung quanh đề tài nghiên cứu của mình để người đọc có cái nhìn cụ thể và rõ ràng nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chỉ ra những đặc điểm của các đối tượng, khách thể nghiên cứu.

– Thực trạng: Sau khi đã trình bày lý thuyết chung, cho người đọc cái nhìn toàn cảnh và kiến thức cần thiết nhất về vấn đề nghiên cứu, thì bạn cần nêu ra những thực trạng hiện hữu của vấn đề.

– Giải pháp: Vậy thì đứng trước những thực trạng đáng quan ngại đó, bạn có đề xuất những giải pháp nào để giải quyết vấn đề, hãy trình bày thật chi tiết và đầy đủ.

Đây sẽ là phần mà thầy cô có thể đánh giá được tầm nhìn, khả năng tư duy sáng tạo và linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề của bạn.

Lưu ý bạn nên tránh đưa ra những giải pháp chung chung, không cụ thể, vô thưởng vô phạt.

Với mỗi phần nội dung, bạn nên trình bày một luận điểm, luận điểm này thường được nhắc đến ở ngay đầu đoạn văn, giống như một câu chủ đề.

Câu chủ đề sẽ bao quát toàn bộ nội dung của đoạn văn đó. Sau đó thì bạn tiến hành phân tích đi sâu làm sâu sắc thêm cho luận điểm của mình bằng việc lập luận, sử dụng dẫn chứng…

Mỗi đoạn văn đều cần sự móc nối với nhau một cách logic. Chính vì vậy hãy đảm bảo rằng câu chủ đề của bạn bao gồm những tín hiệu chuyển đoạn, tạo ra sự mượt mà và trơn tru cho đoạn văn.

Nhìn chung, một đoạn văn cần phải đảm bảo được ba yếu tố: tính thống nhất, tính phát triển và tính chặt chẽ. Tính thống nhất nghĩa là đoạn văn phải tập trung vào một ý chính. Tính phát triển đó là đoạn văn có được phân tích sâu sắc, khai thác đa chiều không. Và tính chặt chẽ tức là đoạn văn có lập luận logic, có liên hệ không.

2.3. Phần kết luận

Phần kết luận của bài tiểu luận là sự tổng hợp một cách ngắn gọn và khái quát nhất những ý chính của toàn bài.

Kết luận hay nói cách khác đó là khẳng định lại, do đó bạn không nên trình bày thêm bất cứ ý tưởng hay luận điểm nào.

2.4. Tài liệu tham khảo

Một phần không thể thiếu trong cấu trúc bài tiểu luận đó là tài liệu tham khảo.

Trong mục tài liệu tham khảo, bạn cần liệt kê đầy đủ những thông tin, dữ liệu, khái niệm, lập luận… được trích dẫn trực tiếp trong bài.

Danh mục cần bao gồm đầy đủ thông tin như số thứ tự trong bài luận, tên tác giả, tên tài liệu và nguồn đăng/nhà xuất bản, nơi xuất bản.

Trên đây là cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh cho bạn tham khảo. Hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm được những nội dung cần có trong một bài tiểu luận và thành công trong việc hoàn thành tiểu luận cá nhân của mình một cách tốt nhất.

Nếu như bạn vẫn còn những thắc mắc hay khó khăn trong quá trình làm tiểu luận thì hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng thông qua SĐT: +84962871755 hoặc Email: infor@Tanggiap.net để được giúp đỡ.