Chuyển tới nội dung

cấu trúc nghiên cứu khoa học | Tanggiap

  • bởi

*

Như đã đề cập trong bài viết trước, đề cương nghiên cứu có vai trò quan trọng trong hoạt động nghiên cứu và giúp người nghiên cứu thực hiện nghiên cứu “khoa học hơn” với một kế hoạch chi tiết. Vậy khi xây dựng một đề cương nghiên cứu chi tiết cần có những nội dung nào? Trong bài viết này, cộng đồng Tanggiap.net sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Đang xem: Nội dung nghiên cứu là gì

1. Tên đề tài

Tên đề tài cần thể hiện khái quát nhất nội dung nghiên cứu và cần cho thấy có sự liên quan với mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Thông thường, tên đề tài cuối cùng sẽ được quyết định sau khi bạn đã hiểu rất rõ về đề tài của mình và sẽ có sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn trong việc đặt tên đề tài.

2. Đặt vấn đề/Tính cấp thiết của đề tài

Có hàng ngàn vấn đề, tại sao vấn đề được bạn mang ra nghiên cứu lại cần thiết và có ý nghĩa tại thời điểm nghiên cứu? Hãy chỉ ra điều đó trong phần này để thuyết phục đề tài bạn thực hiện đáng được quan tâm.

3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

Nội dung này chỉ ra mục đích thực hiện nghiên cứu (mục tiêu khái quát) là để phục vụ cái gì? và mục tiêu thực hiện nghiên cứu (mục tiêu cụ thể) là để đạt được gì? Theo đó, mục tiêu nghiên cứu thực hiện thường cụ thể và rất gần với câu hỏi nghiên cứu; trong khi đó mục đích nghiên cứu có thể xa và rộng hơn.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Đây chính là (những) câu hỏi mà nghiên cứu của bạn cần tìm ra câu trả lời. Một đề tài nghiên cứu có thể có một câu hỏi hoặc nhiều hơn một câu hỏi. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không đặt ra quá nhiều câu hỏi, và chỉ nên đưa ra những câu hỏi lớn và khái quát nhất để đạt được mục tiêu nghiên cứu.

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nội dung này đề cập khái quát, tóm tắt lịch sử nghiên cứu của vấn đề liên quan tới đề tài thực hiện (ai đã thực hiện, kết quả là gì, đánh giá nghiên cứu) để chỉ ra khoảng trống nghiên cứu. Để thực hiện được nội dung này, người nghiên cứu phải đọc các tài liệu của các nghiên cứu liên quan, phân tích và tổng hợp lại để viết.

Xem thêm: Lợi Suất Trái Phiếu Là Gì ? Đặc Điểm Và Một Số Lưu Ý Đặc Điểm Và Phân Loại Trái Phiếu

6. Đối tượng/Vấn đề nghiên cứu

Nội dung này chỉ ra nghiên cứu bạn thực hiện nghiên cứu về đối tượng/vấn đề nào?

7. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung này chỉ ra phạm vi về mặt không gian, thời gian mà nghiên cứu tiến hành thực hiện (ví dụ nghiên cứu trên phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội, nghiên cứu trong khoảng thời gian 2010 – 2015)

8. Phương pháp nghiên cứu

Trong nội dung này, bạn cần chỉ ra và mô tả ngắn gọn phương pháp nghiên cứu dự kiến được sử dụng là gì. Cần chú ý phương pháp nghiên cứu phải phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đặt ra và cần trình bày cách phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu, chứ không chỉ nêu tên phương pháp.

9. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu là những câu trả lời dự kiến cho câu hỏi nghiên cứu được đặt ra, có thể đúng, có thể sai. Nhiệm vụ của người nghiên cứu là kiểm định các giả thuyết để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

10. Dự kiến đóng góp mới của đề tài

Nội dung này trình bày về những đóng góp dự kiến của đề tài về mặt học thuật và thực tiễn.

11. Dự kiến cấu trúc đề tài

Nội dung này trình bày các phần dự kiến của nghiên cứu (phần mở đầu, phần nội dung, phần phụ lục, …) của nghiên cứu một cách chi tiết. Người nghiên cứu sẽ phác thảo ra mục lục dự kiến mỗi phần sẽ gồm các chương nào và gồm những đề mục nhỏ nào. Khi đã xây dựng được mục lục dự kiến, nhiệm vụ của người nghiên cứu chỉ còn là thực hiện theo kế hoạch để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Để làm được điều này, người nghiên cứu cần đọc rất nhiều tài liệu để thực sự hiểu về đề tài và dự kiến được những nội dung cần thiết trong bài nghiên cứu của mình.

12. Danh mục tài liệu tham khảo

Người nghiên cứu sẽ trình bày danh sách các tài liệu tham khảo trong nội dung này để giảng viên đánh giá được hiệu quả của quá trình đọc tài liệu nghiên cứu cũng như đánh giá tính khoa học của các tài liệu mà bạn đã tham khảo.

Xem thêm: Thời Gian Đặt Lệnh Chứng Khoán 3 Sàn Hose, Hnx, Upcom, Hướng Dẫn Quy Định Giao Dịch Sàn Hose

13. Kế hoạch triển khai nghiên cứu

Nội dung này đề cập tới kế hoạch dự kiến mà người nghiên cứu sẽ thực hiện theo tiến trình từng giai đoạn để trả lời được câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.