Chuyển tới nội dung

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động thang máy | Tanggiap

  • bởi

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động thang máy

Thang máy hiện nay là bộ phận không thể thiếu trong các tòa nhà lớn, không ít gia đình cũng sử dụng thang máy trong nhà để việc di chuyển thuận tiện hơn. Bạn có bao giờ thắc mắc thang máy có cấu tạo như thế nào? Nó hoạt động ra sao để tải được trọng lượng lớn trong thời gian ngắn? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy

1. Chi tiết cấu tạo của thang máy

1.1 Chi tiết cấu tạo thang máy có phòng máy

Thang máy có phòng máy là loại thang được vận hành với phòng máy riêng ở trên cùng, trong đó có đặt máy kéo và tủ điện. Cấu tạo của dòng thang máy này bao gồm các bộ phận: máy kéo, tủ điện, bộ chống quá tốc, bộ báo tải, ray dẫn hướng, cáp tải, cáp của bộ chống quá tốc, puli treo cabin, khung cabin, thắng cơ, shoe dẫn hướng, cáp hành trình, đối trọng, bộ truyền cửa tầng, xích bù trừ, puli căng cáp của bộ chống quá tốc, bộ giảm chấn.

Thang máy có phòng máy

Thang máy có phòng máy

Chức năng của từng bộ phận trong thang máy có phòng máy như sau:

STT

Chi tiết

Chức năng

1

Bộ giảm chấn

Thiết bị an toàn được thiết kế để dừng cabin hoặc đối trọng khi chúng đi xuống quá giới hạn cho phép và hấp thụ chấn động của cabin hoặc đối trọng khi chúng va vào thiết bị này.

2

Cabin

Khoang vận chuyển hàng khách hoặc hàng hóa

3

Khung cabin

Khung đỡ cabin

4

Xích bù trừ

Xích bù trừ khối lượng cáp tải

5

Tủ điện

Tủ điều khiển hoạt động của thang máy

6

Đối trọng

Cân bằng khối lượng cabin

7

Bộ chống quá tốc

Thiết bị với chức năng phát hiện quá tốc

8

Cáp của bộ chống quá tốc

Cáp được nối với bộ chống quá tốc để kích hoạt thắng cơ.

9

Puli căng cáp của bộ chống quá tốc

Tạo độ căng thích hợp cho cáp của bộ chống quá tốc

10

Ray dẫn hướng

Ray hướng dẫn cho cabin và đối trọng di chuyển theo chiều thẳng đứng

11

Shoe dẫn hướng

Thiết bị dẫn hướng cabin và đối trọng chạy dọc theo ray dẫn hướng

12

Cáp tải

Cáp nối cabin và đối trọng để truyền lực dẫn động của máy kéo đến cả cabin lẫn đối trọng

13

Bộ truyền cửa tầng

Thiết bị mở và đóng cửa tầng

14

Bộ báo tải

Thiết bị xác định tải trọng cabin

15

Thắng cơ

Thiết bị dừng cabin khi bộ chống quá tốc được kích hoạt do quá tốc

16

Puli treo cabin

Puli để treo cabin và đối trọng bằng cáp tải

17

Máy kéo

Di chuyển cabin bằng cáp tải

18

Cáp hành trình

Cáp cung cấp tín hiệu và nguồn điện cho cabin

Loại thang máy có phòng máy mang những ưu điểm như:

  • Do có phòng máy riêng, nhân viên kỹ thuật sẽ dễ dàng thao tác khi kiểm tra, bảo dưỡng thang máy.

Thang máy có phòng máy cũng có những nhược điểm như:

  • Thêm chi phí khi thiết kế phòng máy.
  • Một số tòa nhà bị khống chế chiều cao có thể không sử dụng được.

1.2 Chi tiết cấu tạo thang máy không phòng máy

Thang máy không phòng máy là loại thang không dùng phòng máy. Cấu tạo của thang máy không phòng máy gồm những bộ phận sau đây: Khung an toàn trên đầy cabin, bộ báo tài, ray hướng dẫn, bộ chống quá tốc, cáp của bộ chống quá tốc, cáp tải, bộ truyền cửa cabin, tủ điện, hộp vận hành HIP, cabin, thắng cơ, shoe dẫn hướng, ray dẫn hướng, đối trọng, bộ truyền cửa tầng, bao che đối trọng, puli của bộ chống quá tốc, bộ giảm chấn.

Thang máy không phòng máy

Thang máy không phòng máy

Chức năng của từng bộ phận trong thang máy không phòng máy như sau:

STT

Chi tiết

Chức năng

1

Bộ giảm chấn

Thiết bị an toàn được thiết kế để dừng cabin hoặc đối trọng khi chúng đi xuống quá giới hạn cho phép và hấp thụ chấn động của cabin hoặc đối trọng khi chúng va vào thiết bị này.

2

Cabin

Khoang vận chuyển hàng khách hoặc hàng hóa

3

Bộ truyền cửa cabin

Thiết bị mở và đóng cửa cabin

4

Khung an toàn trên đầu cabin

Khung an toàn được sử dụng để ngăn người làm việc tránh bị rơi xuống hố thang máy trong quá trình bảo trì hoặc kiểm tra trên đầu cabin

5

Tủ điện

Tủ điều khiển hoạt động của thang máy

6

Đối trọng

Cân bằng khối lượng cabin

7

Bao che đối trọng

Tấm bảo vệ để người làm việc không tiếp xúc với đối trọng khi bảo trì hoặc kiểm tra trong hố thang máy

8

Bộ chống quá tốc

Thiết bị phát hiện quá tốc

9

Cáp của bộ chống quá tốc

Cáp được nối với bộ chống quá tốc để kích hoạt thắng cơ

10

Puli căng cáp của bộ chống quá tốc

Tạo độ căng thích hợp cho cáp của bộ chống quá tốc

11

Ray dẫn hướng

Ray hướng dẫn cho cabin và đối trọng di chuyển theo chiều thẳng đứng

12

Shoe dẫn hướng

Thiết bị dẫn hướng cabin và đối trọng chạy dọc theo ray dẫn hướng

13

Hộp vận hành HIP

Thiết bị được lắp đặt ở tầng trên cùng để vận hành cabin trong quá trình bảo trì hoặc kiểm tra

14

Cáp tải

Cáp nối cabin và đối trọng để truyền lực dẫn động của máy kéo đến cả cabin lẫn đối trọng

15

Bộ truyền cửa tầng

Thiết bị mở và đóng cửa tầng

16

Bộ báo tải

Thiết bị xác định tải trọng cabin

17

Thắng cơ

Thiết bị dừng cabin khi bộ chống quá tốc được kích hoạt do quá tốc

18

Máy kéo

Di chuyển cabin bằng cáp tải

19

Cáp hành trình

Cáp cung cấp tín hiệu và nguồn điện cho cabin

Thang máy không có phòng máy mang những ưu điểm như:

  • Do không có phòng máy nên có thể thu gọn diện tích thiết kế khiến công trình gọn gàng hơn và tiết kiệm chi phí xây dựng phòng máy.
  • Phù hợp sử dụng cho các công trình hạn chế chiều cao.

Một số nhược điểm của loại thang máy này là:

  • Việc bảo trì, bảo dưỡng ít thuận tiện bằng thang máy có phòng máy.

Có thể thấy, mỗi loại thang máy có những ưu nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào công trình, nhu cầu sử dụng, chi phí mà chủ đầu tư có thể lựa chọn loại thang máy thích hợp.

2. Nguyên lý hoạt động của thang máy

2.1 Hướng dẫn cách vận hành sử dụng thang máy

  • Hành khách nhấn nút gọi tầng rồi đợi cabin: Nhấn nút gọi tầng theo hướng muốn đi rồi chờ đến khi cabin đến.
  • Khi vào cabin: Khi cabin đến cửa tầng, cửa mở. Kiếm tra chiều di chuyển của cabin bằng đèn báo chiều trước khi vào. Nếu tải trọng của hành khách hoặc đồ vật vượt quá tải trọng quy định, hệ thống Báo quá tải (OLH) sẽ được kích hoạt và tiếng chuông sẽ vang lên để báo động, đo đó một số hành khách phải ra khỏi thang cho đến khi tiếng chuông dừng và chờ cabin tiếp theo ở sảnh.
  • Nếu cửa bắt đầu đóng trong khi hành khách vẫn đang vào thang máy, hãy nhấn nhẹ shoe an toàn ở mép cửa đặt bàn tay trên cảm biến để đảo chiều mở cửa ra lại. Nếu cửa đã đóng gần hết, hãy nhấn nút gọi tầng của chiều di chuyển, sau đó cửa sẽ mở.
  • Nhấn nút gọi tầng: sau khi vào cabin hãy nhấn nút gọi tầng trên bảng điều khiển ngay lập tức. Chiều di chuyển có thể đảo lại nếu nút cabin được nhấn quá trễ.
  • Ra khỏi cabin: khi cabin đến tầng cần đến và cửa đã mở, hãy ra khỏi cabin và bước chân cẩn thận.

Nguyên lý hoạt động của thang máy

2.2 Nguyên lý hoạt động của thang máy khi mất điện

Nếu xảy ra tình trạng mất điện hoặc cầu dao được kích hoạt, cabin được trang bị chức năng cứu hộ tự động khi mất điện sẽ tự động di chuyển và dừng ở tầng gần nhất bằng cách sử dụng nguồn điện ắc quy và mở cửa để tạo điều kiện sơ tán hành khách.

Trong trường hợp mất điện, đèn chiếu sáng khẩn cấp của cabin sẽ bật

Khi đã hết khoảng thời gian xác định trước sau khi khôi phục nguồn điện, cabin tự động tiếp tục hoạt động bình thường.

2.3 Nguyên lý hoạt động của thang máy khi hỏa hoạn

Với thang máy có trang bị chức năng hoạt động khi có hỏa hoạn (FER): khi công tắc của chức năng hoạt động trong trường hợp có hỏa hoạn trong phòng điều khiển, sảnh đợi thang máy,…được kích hoạt hoặc thang máy nhận được tin hiệu từ báo động hỏa hoạn của tòa nhà, tất cả các cabin trong cùng nhóm đi đến tầng để sơ tán hành khách.

Công tắc của chức năng hoạt động trong trường hợp hỏa hoạn được lắp đặt tại vị trí được quy định khi đặt hàng.

Trong chức năng hoạt động trong trường hợp có hỏa hoạn, tầng sơ tán đã được quy định khi đặt hàng, là các tầng mà cabin sẽ đến và dừng để hành khách sơ tán ra khỏi cabin.

3. Làm thế nào để thang máy hoạt động hiệu quả và an toàn?

Không ít trường hợp có sự cố thang máy xảy ra trong quá trình sử dụng. Vì thế để thang máy hoạt động hiệu quả và an toàn, không xảy ra sự cố do yếu tố chủ quan thì chủ sở hữu nên nắm rõ một số lưu ý sau đây

  • Kiểm tra xác nhận rằng thang máy chạy mà không có bất thường nào để độ êm ái khi chạy, độ chính xác khi dừng…bằng cách chạy thang máy từ tầng dưới cùng đến tầng trên cùng ít nhất đủ 1 vòng.
  • Kiểm tra xác nhận rằng cửa ở mỗi tầng không bị hư hại và đóng mở bình thường
  • Kiểm tra xác nhận rằng không có bụi bẩn và vật lạ nào trên các rãnh sill cửa cabin và rảnh sill cửa vào.
  • Kiểm tra và xác nhận rằng các thiết bị đảo chiều cửa như cảm biến cửa điện tử hoạt động bình thường.
  • Kiểm tra và xác nhận rằng không có bụi bẩn hoặc hư hại trên các màn hình ở các bảng hiển thị tầng và cabin…và không có bất thường trong chức năng hiển thị.
  • Kiểm tra và xác nhận rằng không có bụi bẩn hoặc hư hại trên nút gọi tầng, bảng điều khiển trong cabin và không có bất thường trong hoạt động vận hành.
  • Kiểm tra và xác nhận rằng đèn cabin và đèn chiếu sáng khẩn cấp hoạt động bình thường
  • Kiểm tra và xác nhận rằng các thông tin quan trọng dành cho hành khahcs, ví dụ bảng hướng dẫn và bảng cảnh báo an toàn được bố trí đúng cách
  • Liên hệ đơn vị bảo trị nếu hố thang máy đã bị hoặc có thể bị ngập nước.
  • Chỉ đưa vào hoạt động, sử dụng các thang máy được bảo dưỡng thường xuyên, ở trong trạng thái kỹ thuật tốt, đảm bảo các yêu cầu thẩm định của cơ quan nhà nước.
  • Bảo dưỡng thang máy định kỳ bởi những đơn vị cung cấp dịch vụ chất lượng.
  • Không tự ý sửa chữa thang máy khi không có giám sát của kỹ thuật viên.
  • Tải trọng cabin cần được sắp xếp cân đối trên bề mặt sàn. Không cho vào thang máy các hàng hóa quá nặng và cồng kềnh.
  • Tuân thủ mọi nội quy khi sử dụng. Nội quy thang máy phải được treo ở những vị trí dễ nhìn thấy nhất.
  • Vận chuyển các hàng hóa có khả năng gây cháy nổ cao cần có biện pháp bảo vệ, không vận chuyển cùng với người.

Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy sẽ giúp người dùng lựa chọn được loại thang máy phù hợp nhất. Hy vọng các thông tin đã giúp người dùng sử dụng thang máy an toàn và hiệu quả hơn.