Vai trò của ngữ pháp tiếng Nhật
Ngày nay, chúng ta có thể thấy việc học tiếng Nhật thường chú trọng vào giao tiếp. Tức là người học chỉ chủ yếu rèn luyện hai kỹ năng nghe và nói để phục vụ cho công việc và học tập mà thôi. Đặc biệt là đối với những người học tiếng Nhật để đi xuất khẩu lao động hoặc đi du học.
Do đó, có nhiều ý kiến cho rằng việc học ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản không quan trọng và không nhất thiết phải học ngữ pháp. Dù bạn không học ngữ pháp tiếng Nhậtnhưng bạn vẫn có thể giao tiếp tiếng Nhật bình thường. Đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Thực chất việc ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản là điều hết sức cần thiết cho quá trình học tiếng Nhật và cho công việc sau này của bạn.
Ngữ pháp tiếng Nhật có vai trò vô cùng quan trọng
Người học tiếng Nhật nên hiểu rằng, ngữ pháp tiếng Nhật là nền tảng để phục vụ cho việc hiểu người khác đang nói về điều gì. Có nhiều trường hợp lầm tưởng rằng chỉ cần nhớ được các từ vựng và nghe người khác nói là có thể hiểu được nội dung của đoạn hội thoại hay một đoạn văn nào đó.
Tuy nhiên, điều này chỉ có thể đúng với những câu đơn giản mà thôi. Nhưng khi trong câu xuất hiện những câu chữ, nội dung phức tạp và được xâu chuỗi nhiều thông tin hay dùng các đại từ quan hệ, cấu trúc so sánh, đảo ngữ… thì việc chỉ biết từ vựng để hiểu cả câu là điều không thể nào.
Bạn bắt buộc phải dựa vào ngữ pháp mới có thể hiểu được những câu văn phức tạp như vậy. Vì vậy, bạn phải dựa vào ngữ pháp tiếng Nhật để hiểu cấu trúc câu và diễn đạt trọn vẹn những gì mình muốn nói.
Các cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản nhất
Không giống những cấu trúc câu cơ bản của tiếng Việt, trật tự từ tiếng Nhật cơ bản trong câu có chút đảo ngược: Chủ ngữ – Tân ngữ – Động từ.
Ví dụ một câu bình thường người Việt nam hay nói là: Tôi uống nước thì trong ngữ pháp tiếng Nhật sẽ được viết là: わたし は みず を のみます。
Cấu trúc câu của tiếng Nhật tương đối đơn giản
Câu này có nghĩa là: Tôi nước uống. Bạn đã thấy được sự đảo ngược rồi đúng không nào. Vì vậy, khi dịch một câu tiếng Nhật nào đó, đầu tiên bạn phải xác định chủ ngữ chính của câu. Sau đó, bạn tìm chính xác và dịch động từ rồi cuối cùng mới đến tân ngữ.
Dựa vào ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản này, khi bạn dịch câu trong tiếng Nhật thì bạn cần xác định được chủ ngữ chính. Sau đó bạn sẽ tiến hành dịch từ cuối lên. Cách dịch này là cách dịch cơ bản và hầu hết đúng với các cấu trúc câu nhiều thành phần và tương đối phức tạp.
Xem thêm: 5 hiểu nhầm dễ mắc phải về kính ngữ tiếng Nhật
Ngữ pháp câu khẳng định
Ngữ pháp câu khẳng định là cấu trúc cơ bản nhất trong ngữ pháp tiếng Nhật. Dưới đây là một ví dụ cơ bản, các bạn hãy cùng xem nhé!
Tôi は giáo viên です 。
Ý nghĩa của câu trên: Tôi là giáo viên.
Câu khẳng định ở tiếng Nhật là dạng câu trần thuật
Ngữ pháp câu khẳng định là một dạng của câu trần thuật. Nó dùng để để truyền đạt thông tin hay tuyên bố về một điều gì đó và khẳng định nó là sự thật. Danh từ trong câu bắt buộc phải đứng trước は là chủ đề hoặc chủ ngữ trong câu. Thành phần です được sử dụng cuối câu khẳng định nhằm biểu lộ thái độ lịch sự đối với người nghe. Một tính từ hoặc một danh từ sẽ được đứng trước です. Bạn nên chú ý đọc は khi là trợ từ được là wa chứ không phải ha.
Dưới đây là một vài ví dụ về mẫu câu khẳng định:
Tôi là Tanaka.
わたしは たなかです。
Tôi là sinh viên.
わたしは 学生 (がくせい)です。
Ngữ pháp câu phủ định
Với ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản, bạn đã biết cách nói câu khẳng định rồi đúng không nào? Vậy, ngữ pháp tiếng Nhật nào sẽ phủ định cấu trúc trên?
Tôi は giáo viên ではありません。
Như bạn đã thấy, cụm ではありません là dạng phủ định của です. Trong các cuộc hội thoại bình thường, người ta có thể dùng じゃありません thay cho ではありません. Bạn nên lưu ý từ では đọc là dewa.
Ví dụ: Anh Rao không phải là kỹ sư
ラオさんは エンジニアでは(じゃ)ありません。
Câu phủ định là loại câu có nghĩa phản bác, thể hiện sự không đồng ý, phản đối một ý kiến, sự việc hoặc một câu chuyện nào đó. Có nhiều trường hợp nó chỉ mang nghĩa là phủ định đi ý kiến người khác đưa ra.
Khi sử dụng mẫu câu này là bạn không xác định ý kiến mình khi phủ định có thật chính xác không. Trong các mẫu câu này thường xuất hiện những từ như không, chẳng, chưa, không phải, đâu có phải, đâu có… Đây cũng là dấu hiệu cơ bản về câu phủ định mà bạn có thể xác định dễ dàng và chính xác nhất.
Câu phủ định rất thường được sử dụng
Ngữ pháp câu hỏi có – không
Qua những cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật chúng tôi giới thiệu bên trên, bạn đã biết về thể khẳng định và thể phủ định trong tiếng Nhật đúng không nào? Vậy sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp về thể nghi vấn trong ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản nhé!
Với bất kì một câu hỏi nào, bạn chỉ cần thêm か vào cuối câu là được. Câu trả lời cho loại câu hỏi có – không này luôn phải có はい là đúng/ vâng hoặc いいえ là không/ không phải. Nếu bạn bỏ đi những từ này thì sẽ bị xem là thất lễ và thiếu sự tôn trọng với người hỏi.
Một vài ví dụ cụ thể:
Hỏi: Bạn Mai là người Việt Nam phải không?: マイさんは ベトナム人 ですか。
Trả lời: Đúng, (bạn ấy) là người Việt Nam: はい、ベトナム人 です。
Hỏi: Bạn Mira là học sinh phải không?: ミラさんは 学生 ですか。
Trả lời: Không, (bạn ấy) không phải là học sinh: いいえ、学生 ではありません。
Câu hỏi có – không trong tiếng Nhật sẽ để áp dụng cho những câu hỏi đóng. Người trả lời sau khi nghe câu hỏi sẽ chỉ có thể trả lời có hoặc không mà thôi.
Ngữ pháp câu hỏi sử dụng từ để hỏi
Câu hỏi sử dụng từ để hỏi là câu sử dụng cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật đa dạng và phong phú hơn. Bạn có thể trả lời tùy ý thích của mình nhưng phải phù hợp với nội dung được hỏi.
Đầu tiên, vị trí của từ để hỏi chính là chỗ có từ mà bạn muốn hỏi. Lưu ý rằng, cuối câu hỏi phải bắt buộc đặt thêm trợ từ か và khi bạn hỏi thì lên giọng ở trợ từ か này. Việc lên giọng ở trợ từ này giúp cho câu hỏi của bạn thêm phần biểu cảm và linh động hơn.
Ví dụ:
Hỏi: Người kia là ai?: あの人 (ひと) は だれですか。
Trả lời: Người kia là anh Yamada(あの人は) 山田( やまだ) さんです.
Vậy là Dekiru đã chia sẻ đến bạn top cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản cho người mới bắt đầu. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn có thể học thật tốt tiếng Nhật để đạt được ước mơ của mình!
Xem thêm: Mách bạn mẹo học tiếng Nhật thuộc nhanh, nhớ lâu