Chuyển tới nội dung

Combo 5 cây giống hoa tường vi hoa nhiều nở quanh năm

  • bởi

Cây hoa tường vi có tên gọi khác là tử vy (họ cây bằng lăng ), là một loài có hoa rất đẹp, đòi hỏi kỹ thuật trồng cây tương đối đơn giản. Loài cây này có xuất xứ từ vùng Hoa Đông, Trung Nam và Tây Nam của Trung Quốc.

Cây tường vi thường thu hút sự quan tâm của người chơi cây cảnh bởi những chùm hoa đẹp mà tương đối bền, tươi tắn đầy ấn tượng. Cây hoa tường vi có nhiều giống ra hoa khác nhau như hoa trắng, hoa hồng nhạt, hoa tím và đặc biệt có loại hoa tường vi đỏ đậm với rất nhiều chùm rực rỡ.

Đặc điểm của cây hoa tường vi

– Tường vi là loài cây ưa sáng và có khả năng chịu lạnh tốt

– Là cây thân gỗ, thân cây phân cành, phân nhánh nhiều

– Lá cây mọc gần như đối xứng, hình trái xoan ngược thuôn, gần như không có cuống, màu xanh pha tím, mép nguyên, nhăn nheo

– Cây có dáng nhỏ, gọn, cành nhánh thon mảnh, mang nhiều lá nhỏ đồng thời cho hoa mọc thành chùm tỏa khắp tán cây.

– Tường vi được dùng làm cây cảnh bonsai trong chậu và được sử dụng làm gốc ghép để ghép giống hoa hồng trang trí.

– Cây ra hoa tháng 2 đến tháng 5, có quả tháng 9 đến tháng 12. Ở Việt Nam phổ biến là loại tường vi có hoa hồng nhạt.

– Chúng được dùng trang trí cho các sân vườn biệt thự, khuôn viên công sở, trường học, công viên, dải phân cách đường bộ…

Cách trồng:

Tường vi dễ trồng và không đòi hỏi phải tốn nhiều công chăm sóc.Cây tường vi thích hợp với khí hậu ấm áp ôn hòa, ít chịu được khô hạn, có tốc độ sinh trưởng trung bình.

Trồng cây ngoài đất:

– Chọn nơi có đầy đủ ánh sáng không bị che khuất, đất thoát nước tốt.

– Đào hố sâu và rộng gấp đôi kích thích bầu đất, bón lót các loại phân hữu cơ, vi sinh cho cây như phân chuồng ủ hoai, phân rác, NPK,…

– Tùy theo cây giống lớn hay nhỏ mà bón lót với hàm lượng thích hợp rồi tưới nước đầy đủ giúp cây phát triển ổn định.

Trồng cây trong chậu:

– Đặt cây ở ban công, bệ cửa sổ, sân vườn, nếu che mát quá nhiều cây sẽ sinh trưởng yếu, hoa ít hoặc không nở hoa.

– Nên đặt dưới đáy chậu một tấm lưới hay dùng mảnh sành, sứ đặt ngay tại lỗ thoát nước để nó không bị bít lại do hệ thống rễ ăn sâu xuống.

– Đất trồng cây là loại đất chứa nhiều dinh dưỡng: đất trồng, tro trấu, xơ dừa, phân chuồng hoai…, chú ý cần nén chặt gốc cây để cây không bị gió lung lay làm ảnh hưởng đến bộ rễ (đặc biệt là rễ non).

Chăm sóc:

– Tưới nước

Cần tưới đầy đủ nước cho cây, thời kỳ ra hoa càng phải tưới nhiều hơn nhưng không làm tích nước lại cho cây quá nhiều, thời kỳ ngủ đông nên hạn chế tưới cây.

– Phân bón:

Bón thúc phân định kì cho gốc tường vi vào khoảng tháng 5-6, mỗi năm bón 2 lần, các loại phân như NPK, phân vi sinh, Dynamic… Đối với cây bonsai cần kiểm soát lượng đạm để cành lá không phát triển quá rậm rạp. Đối với cây trong chậu nên bón định kỳ hàng tháng.

– Thay chậu:

Hai năm cây tường vi nên được thay chậu 1 lần, tốt nhất là vào khoảng tháng 3 – 4. Sau khi thay chậu, chỉ những cây có bộ rễ cứng cáp khỏe mạnh mới được bón phân; với những cây vừa cắt tỉa rễ thì ít nhất sau khoảng 15-20 ngày mới được bón phân.

– Cắt tỉa:

Sau khi hoa tàn cần được cắt bỏ cành hoa đến sát thân mẹ, để lại 2 – 4 nách lá; loại bỏ những chồi mọc từ gốc, nhất là đối với cây trồng trong chậu.

Nếu không thường xuyên bỏ chồi gốc, qua thời gian từ 1-2 năm; cây mẹ sẽ yếu và chết từng phần.

Sau khi cắt tỉa cần được tưới nước bình thường.

Sau khoảng 1 tuần, từ những nách lá kia sẽ cho ra chồi mới; từ những chồi ấy cho ra những chùm hoa.

– Sâu bệnh:

Cây thường bị một số loài sâu bệnh như sâu bông, ve lá; có thể dùng dung dịch 80% DDVP 1000 lần dạng sữa để phun diệt.

Các loại rệp muội, rệp bông hút chích dưới lá, kèm theo nấm đen khiến lá cây xấu xí và rụng đi; cần dùng các loại thuốc luân phiên phòng trừ rầy rệp như Bassa, Karate, Ofatoc….kết hợp thuốc trừ nấm như Kasumin, Valythamicin, Carbenzim, Anvil…và phân bón lá như Vitamin B1, Ba lá xanh 16.16.8…

Khi phun thuốc trừ nên phun đều, phun mặt sau lá; nên tiến hành phun vào lúc trời râm mát hoặc gần tối, không có gió.