Chuyển tới nội dung

cây hồng môn trồng trong nhà | Tanggiap

  • bởi

Cây hồng môn còn biết đến với nhiều tên gọi như: Cây môn hồng, vĩ hoa tròn … thường được dùng đặt ở phòng khách tượng trưng cho lòng hiếu khách của gia chủ.

– Những lưu ý khi chăm sóc cây cảnh vào mùa nóng

– Một số lưu ý khi trồng bạch mã hoàng tử

– Kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa mười giờ

– Cách chăm sóc vạn niên thanh

Hồng môn

Bạn là một người yếu thích phong thủy cây cảnh thì Hồng Môn cũng mang trong mình nhưng ý nghĩa riêng về vận mệnh phong thủy. Hồng môn rất thích hợp với người có mệnh hỏa và mệnh thổ, cây luôn mang đến tài lộc và may mắn cho những người phù hợp. ngoài ra cây còn có tác dụng rất lớn trong việc thanh lọc không khí trong ngôi nhà của bạn.

1. Những đặc điểm của hồng môn

Hồng môn

Cây Hồng môn là loại cây sống lâu năm cây thường mọc thành bụi và có thân rất ngắn. lá của cây có hình trái tim, lá non thường có màu nhạt hơn và rộng từ 10-15cm, dài từ 15-30cm. cuống lá có hình trụ.

Mo hoa dạng phiến nở rộng hình tim và có màu đỏ ngọc, màu hồng cam. Hoa thường có màu vàng hoặc đỏ nhạt, đính trên mo hoa và ở trên mỗi moa hoa lại có đính nhiều hoa nhỏ, rất đặc biệt phải không nào. Cây hồng môn là loài cây hoa lưỡng tính cùng gốc.

Hiện nay trên thị trường có 3 loại hồng môn: Tiểu hồng môn,trung hồng môn và đại hồng môn. Tùy vào vị trí đặt cây và sở thích bạn có thể lựa chọn cây phù hợp

2. Cách chăm sóc Hồng Môn trong nhà

Hồng môn

Bất kì loại cây cảnh nào khi đã trồng không phải mọc tự nhiên đều cần những kí thuật chăm sóc để cây phát triển tốt. Đặc biệt nhưng loại cây trồng trong nhà thiếu ánh sáng tự nhiên nên cần chú ý đến những phương pháp chăm sóc để cây liên tục phát triển làm đẹp cho góc phòng hay không gian nhà bạn.

Nước tưới

Khi bạn thấy cây hồng môn bị vàng lá thì bạn cần phải xem đó là cây đang bị hiện tượng gi có thể là bạn tưới quá nhiều nước hoặc là cây quá khô thì bạn cần phải bổ sung lượng nước tưới kịp thời và chỉ tưới vừa đủ lượng nước của cây , và cây sẽ phát triển rất tốt trong độ ẩm của đất đại 70-80%

Nhiệt độ

Đối với những cây hồng môn thì nhiệt độ thích hợp nhất đối với cây là từ 15-30 độ và nếu như nhiệt độ thấp hơn 15 độ thì cây sẽ chạm phát triển và nếu nhiệt đô cao hơn 30 độ thì cây hay bị vàng lá hoặc thối rễ vì vậy mà bạn cần có được những biện pháp tránh nóng cho cây

Đất trồng

Đối với những cây hồng môn thì bạn nên lựa chọn đất phù sa, đất thịt, gọi chung là đất có chứa nhiều chất dinh dưỡng và phải tơi xốp thì cây sẽ phát triển rất tốt, trong quá trình chuẩn bị đất thì bạn nên trộn thên phân chuồng hoặc là các loại muifn để giúp cây phát triển nhanh hơn

NHÂN GIỐNG

Cây phát triển rất nhanh nên phương pháp tách chiết cây con từ cây mẹ đem hiệu quả cao nhất, ngoài ra bạn có thể nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô từ lá, hạt. Với các cây con tách từ cây mẹ phải sau trồng từ 4 tháng trở lên và phải có ít nhất 3 – 4 lá. Dùng dao sắc tách cây con sát gốc, lấy rễ bèo tây bó lại ươm thêm một thời gian cho ra rễ rồi mới trồng vào chậu.

SÂU BỆNH

Cây Hồng Môn rất ít sâu bệnh thường có một số bệnh thường gặp như thối củ, thối gốc thối thân…Để các bệnh được hạn chế thì bạn nên cắt tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ trong chậu để tạo độ thông thoáng, duy trì độ ẩm và ánh sáng thích hợp nhằm hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.

– Trên đây là những kiến thức về cách chăm sóc cây hồng môn trong nhà, bạn hoàn toàn có thể áp dụng để chăm sóc hồng môn và các loại cây cảnh khác trong văn phòng hay nhà mình. Chúc thành công!