Chuyển tới nội dung

Điều có thể bạn chưa biết về các loại cây lộc vừng và ý nghĩa của nó

  • bởi

Có thể bạn chưa biết : Có một loại cây đẹp rất được ưa chuộng trong khuân viên các gia đình với mong muốn giá trị phong thủy của nó theo quan niệm dân gian sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc dồi dào, hưng thịnh… Loài cây đẹp có nhiều tác dụng đó chính là cây Lộc Vừng hay còn có tên khác là cây Mưng. Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số thông tin về cây lộc vừng.

cây lộc vừng
cây lộc vừng

Giới thiệu chung về cây lộc vừng

Với nhiều tên gọi khác nhau và nguồn gốc ra loại cây này ở Bắc Úc và các nước Đông Nam , Lộc vừng được trồng nhiều và phân bổ ở Lào, Thái Lan. Còn ở Việt Nam được du nhập về và bất cứ ở thành phố nào trên toàn Việt nam đều có cây Lộc vừng và có rất nhiều những loại giống cây lộc vừng khác nhau và chúng chỉ dựa vào hình dạng với nhau mà thôi.

Cũng giống bao loài cây khác, ở Việt Nam Lộc Vừng cũng có nhiều tên gọi khác nhau như: Ở miền Bắc mọi người gọi chúng là cây Lộc Vừng; nhưng khi đến khúc ruột Miền Trung thì loài cây ấy mang lên là cây Mưng; và khi đổ bộ vào miền Nam thì người dân hay gọi chúng là Cây Chiếc, cây Rau Vừng.

Đối với đặc điểm chung của giống cây lộc vừng chính là thân gỗ cao tới 25m. Lá của chúng nhỏ thuôn hình dài hẹp, dài 35cm rộng 15cm lá của chúng có màu xanh tím với một kích thước kình bóng nếu bạn ăn thử sẽ có vị chua và chát, và từ đó cây được nhiều người không dùng tới lá. Hoặc lá lôc vừng có thể dùng làm cuốn nem hoặc làm rau ăn rất ngon. Hoa Lộc Vừng lớn, màu đỏ, hồng trắng, hoa tỏa mùi hương ngọt ngào thu hút dơi và bướm đêm để thụ phấn.

Quả cây lộc vừng nếu nhìn kỹ các bạn sẽ thấy được mặt ngang với giữa hình quả với những hộp . Quả của chúng được xem là có đường kính từ 10cm. Lớp xơ của quả rất dày bao quanh thành hạt phủ lên một lớn mặt, chính vì vậy quả có thể nổi trên toàn bộ mặt nước và có thể tồn tại rất lâu. Cây thường phát triển giống trái dừa

Dưới đây là những điều mà chúng tôi phân loại với các bạn những loại quả tròn và những biểu hiện của loại cây này và cây lộc vừng có thể phân loại vào những đặc điểm đối với những loại cây này như cây Lộc Vừng, Hoa cây lộc vừng,

Đây là một đặc điểm để căn cứ phân loại, những loài tiết diện ngang của quả hình tròn được xem là biến thể của loài này, có thể được phân chia thành loài khác hoặc không, chính đặc điểm này gây ra nhiều rắc rối trong việc phân loại Cây Lộc Vừng. Hoa Lộc Vừng lớn, màu đỏ, hồng trắng, hoa tỏa mùi hương ngọt ngào thu hút dơi và bướm đêm để thụ phấn.

Các loại cây lộc vừng và cách nhận biết

Hiện nay ở Việt Nam chúng ta cây Lộc Vừng có rất nhiều loại và đối với chúng mỗi hình dạng cây thường tượng tự như nhau chỉ khác một chút đặc điểm chính vì vậy mà hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những loại cây lộc vừng phổ biến như : Lộc vừng ( Miền Bắc) ,Cây Mưng, Cây chiếc, cây lộc vừng rau ( Miền Nam)

Cây lộc vừng chiếc – Rau vừng xuất xứ tại Nam Bộ . Được xem là bắt nguồn từ những môi trường trên biển có nước mặn mà tùy vào từng loại cây trên các bờ biển và ngoài đảo xa của những nới như Ấn Độ Dương và Tây Thái bình dương. Nếu để ý ở Đảo Phú Quốc chắc chắn rằng các bạn sẽ thấy ngay được loại cây rau vừng này rất hay trồng dọc theo các đường phố với một mục đích làm trang cho và tạo cảnh quan đô thị cho các vừng ở đất nước. Loại cây này được trồng và tìm thấy và có mặt ở nhiều nước chính vì vậy mà ở Việt Nam thường được phân bổ nhiều ở các vùng ven biển đô thị và các tỉnh như ĐỒng tháp Mười, Long Xuyên cũng được trồng nhiều

Cây lộc vừng Hoa Đỏ : Được biết tới là một loại đẹp tuyệt vời và chúng mang một cội nguồn từ các vừng đất ngập các nước ven biển ở Châu Á, Bắc úc, Các quần đảo ở Philipines . Hồi chiến tranh người Pháp đã đem về trồng ở Hà Nội và từ đó sau nhiều thăng trần và biến đổi thì những loại cây này được trồng phổ biến ở Việt Nam sau những gì mà chiến tranh mang lại thì đó lại là một lịch sử vô cùng kỳ tích

Cây lộc vừng hoa trắng : Có thể nói loại này cũng được xem là loại cây lộc vừng mang họ hoa chùm, và những dòng hoa chùm này thường rất thích hợp với những loại cây trồng công trình và làm cảnh đẹp tại sân vườn.

cây lộc vừng hoa trắng
cây lộc vừng hoa trắng

Kĩ thuật trồng cây lộc vừng đúng cách

Kỹ thuật trồng cây Lộc vừng có thể áp dụng theo nhiều phương pháp khác nhau như trồng bóng mát, trồng cảnh nhất là trồng cảnh bonsai được người dân ưa chuộng.

Trong số những loài cây cảnh, có lẽ cây Lộc vừng được nhiều người ưa nhất. Lộc vừng nằm trong bộ tam đa sinh vật cảnh mang ý nghĩa lộc tài, phúc lành cho gia chủ. Cây Lộc vừng thuộc nhóm cây bờ nước vì có bộ rễ bán thủy sinh phát triển tốt ở nơi nước lợ có nồng độ muối biển từ 1- 3 phần nghìn. Lợi dụng đặc điểm sống trên, người ta thường gắn Lộc vừng vào tiểu cảnh non bộ – hay Bonsai cho hoa buông thõng gợi cảm đẹp đến nao lòng.

  • Giống cây Lộc vừng

Hoa Lộc vừng có nhiều loài khác nhau như lá tròn, loại lá dài, loài hoa mầu hồng, loài Lộc Vừng hoa đỏ, loài hoa mầu vàng… Loài nào hoa cũng ra từ thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch nhưng loài lộc vừng lá tròn bao giờ cũng ra hoa sớm, bông dài và lâu tàn hơn loài lộc vừng lá dài.

  • Đất trồng cây Lộc vừng

Loại đất dùng để trồng phải là loại đất mầu, có trộn thêm các loại phụ gia như trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ cũng như một chút phân bón. Đất phải tơi xốp, thoáng và dinh dưỡng cao mới giúp Lộc vừng sống khỏe mạnh, xanh tốt quanh năm.

  • Kỹ thuật trồng cây Lộc vừng

Kỹ thuật trồng cây Lộc vừng dù bất kể dù là bạn trồng cây Lộc vừng trong hang, bể hay chậu thì điều kiện tiên quyết đầu tiên đó là phải có lỗ thoát nước cho cây. Sau khi đã chuẩn bị xong bạn chỉ cần bỏ bầu cây vào chậu rồi ấn đất thật chặt để cây cố định. Sau đó nên xếp gạch và đá quanh bầu, tưới nước và chăm sóc cho đến khi rễ cây phát triển mạnh xuyên ra cả bên ngoài thì mới bỏ gạch đá ra và bịt lỗ thoát nước lại. Khi đó, bầu rễ sẽ ngâm trong nước thoải mái mà cây vẫn phát triển tốt và ra lộc, ra hoa đúng mùa. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng tưới vừa đủ nếu không bị úng cây sẽ chết. Điều này sẽ không tốt cho phong thủy nhà bạn.

  • Cách chiết cành Lộc vừng

Kỹ thuật chiết cành Lộc vừng phù hợp nhất là vào tháng 5 – 6 dương lịch hàng năm khi lộc Xuân đã chuyển sang dạng cành bánh tẻ. Nên chọn những cành giữa thân, vỏ dầy, dồi dào nhựa sống, sức đề kháng cao với sâu bệnh và bất lợi ngoại cảnh. Sau đó tiến hành khoanh bóc vỏ, cạo sạch tơ, rồi để ráo nhựa sau 7 – 10 ngày sẽ hình thành mô “sẹo” kích thích tái sinh rễ mới. Chú ý, cần buộc bầu bằng đất bùn ao đã khuấy kỹ nhào trộn nhuyễn với rơm, trấu, rễ bèo tây đủ ẩm và không bị rời rạc khi ấp vào nơi chiết. Bọc bằng giấy nilon trong và dai để dễ kiểm tra và không mất nước ở bầu đất.

Kỹ thuật chiết cành này chỉ sau 2-3 tháng thấy rễ lan ra ngoại vi cần dỡ bọc, bó lần thứ hai cho chắc chắn, kích thích rễ thứ cấp phát ra từ rễ sơ cấp, mang lông hút đủ khả năng nuôi cành chiết tự lập ta cắt cành và hạ thổ.

  • Cách uốn tỉa bonsai cây Lộc vừng

Kỹ thuật uốn tỉa cho cây Lộc vừng đòi hỏi phải kiên trì, khéo léo. Để cây có dáng bonsai đẹp, ngay từ khi cây còn non bạn đã phải tiến hành uốn cây.

cây lộc vừng bonsai
cây lộc vừng bonsai
  • Nhân giống cây Lộc vừng

Nhân giống Lộc vừng bằng 2 phương pháp là hữu tính từ hạt đã chín cây và vô tính bằng chiết vào mùa nóng ẩm hoặc giâm vào mùa hanh lạnh khi lá rụng, chồi ẩn chưa hoạt động, đến đầu mùa Xuân tới mới được ra ngôi vào dịp Tết trồng cây.

  • Kỹ thuật làm cho Lộc vừng nở hoa theo ý muốn

Trước khi trổ hoa 1 – 1,5 tháng cần thúc bằng NPK vi sinh ngâm nước tiểu pha loãng thành nồng độ 7 – 10% tưới 1 lần/tuần, để cây hứng sáng nhiều hơn. Phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất rồi sau đó tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm.

Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo cây rụng lá hết. Sau khi cây rụng hết lá, hàng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa.

Cách chăm sóc cây lộc vừng

  • Cách chăm sóc cây Lộc vừng ra nhiều hoa

Cách chăm sóc cây Lộc vừng không khó nếu biết cách áp dụng kỹ thuật trồng cây đúng phương pháp. Bởi giai đoạn trồng cây quyết định tới 80% tới mức độ sinh trưởng và phát triển của cây. Cộng thêm cách chăm sóc khoa học sẽ tạo ra một cây Lộc vừng ra hoa đẹp đúng như mong muốn của bạn.

Để làm được điều đó thì trước hết cần thường xuyên tưới nước 1 ngày 2 lần để giữ độ ẩm vừa phải giúp cho cây ra rễ mới. Khi cây đã lớn mạnh, chứng tỏ phần rễ của cây đã khá vững chắc. Đặc tính của cây Lộc vừng là không cần bón phân vì chúng có sức sống cực mạnh, có chăng để cho cây xanh tốt, phát triển đồng đều các nhánh cành nên bón chút phân đạm theo định kỳ vài tháng 1 lần.

  • Phòng trừ sâu bệnh

Cây Lộc vừng có có khá nhiều sâu hại. Để giảm thiểu tối đa cần tỉa bỏ những cành tăm, cành khuất tán để loại trừ nơi ẩn nấp của sâu bệnh và dồn nhựa sống nuôi cành chủ lộ sáng.

Ý nghĩa của cây lộc vừng

Lộc Vừng là một trong những loài cây phong thủy rất quen thuộc; chúng nằm trong bộ tứ quý Sanh – Sung – Tùng – Lộc. Khi nhắc đến cây lộc vừng, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến sự sung túc, may mắn, bình an, thịnh vượng. Ngay cả trong cái tên chúng đã ẩn chứa sự đoàn viên và xum tụ: LỘC nghĩa tài lộc; VỪNG nghĩa là nhỏ nhưng nhiều.

Có thể nói: Lộc Vừng khá may mắn khi được mẹ thiên nhiên ban tặng cho một vẻ đẹp kiêu sa đầy quý phái; từ hình dáng cho đến hoa lá cành. Chính điều đó, Lộc Vừng đã chiếm trọn trái tim của bao người yêu thích cây cây, hoa cảnh. Những chùm hoa màu đỏ mềm mại và thơ mộng tượng trưng cho hỷ sự, gắn liền với ngụ ý phát lộc. Vì thế trồng cây lộc vừng trong khuôn viên nhà mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ.

Cây có thân và gốc đẹp, hoa thường màu đỏ và lá của nó có hình mác, khi nở có hương thơm, được dùng làm cây cảnh. Có người xếp lộc vừng vào bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc.

Gốc cây lộc vừng to, vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Tuổi thọ cao của lộc vừng mang ý nghĩa trường thọ cho mọi thành viên trong gia đình. Cũng theo quan niệm của người xưa, cây lộc vừng còn đem lại cảm giác bình yên, an toàn.

Tuổi cây Lộc vừng có thể lên tới hàng trăm năm, tán dày, rộng có tác dụng điều hòa không khí rất tốt. Nước ta mưa bão nhiều nắng hè rất gay gắt, một cây lộc vừng cổ thụ có thể chắn gió giúp làm sạch không khí mùa hè thổi gió mát vào nhà.

Dân gian hay dùng quả Lộc vừng giã nát để làm bả đánh cá để lộ hương vị đắng, thơm mát dùng bào chế các loại thảo dược để chữa sởi trị bệnh.

Qủa Lộc vừng trị hen suyễn và ho, quả xanh để ép nước bôi vào vết chàm, ngâm rượu chữa nhức răng. Hạt Lộc vừng được giã nhuyễn trộn với dầu và bột để trị tiêu chảy, các bệnh mắt hay đau bụng. Vỏ Lộc vừng có chứa nhiều tannin như các loại trà để trị đau bụng, tiêu chảy từng cơn.

Đọt nọn của Lộc Vừng ở một số nước Đông Nam Á dùng để nấu canh chua ăn kèm với một số món cuốn. Tây y cũng dùng một số hoạt chất từ quả và rễ cây Lộc Vừng để sản xuất thuốc kháng sinh chống viêm loét dạ dày, hành tá tràng…

Nên trồng cây lộc vừng ở đâu?

Các cụ xưa còn kiêng trồng duy nhất một cây cổ thụ nên thường trồng Lộc Vừng với vài cây cổ thụ khác với quan niệm cây Lộc Vừng sống lâu sẽ tích tụ nhiều khí trong lành. Vì vậy càng lớn tuổi cây Lộc Vừng càng có giá với quan niệm khi mua lại cây này sẽ được thêm cả tài sản của chủ cũ.

Theo tiến sỹ Nguyễn Hoàng Diệp cây Lộc Vừng nên trồng trước nhà để tăng nguồn năng lượng dương, giảm năng lượng âm có thể ảnh hưởng tới ngôi nhà. Cửa chính là mặt tiền là nơi đón các loại khí quy tụ về có và vượng khí nên màu đỏ của cây Lộc Vừng có khí dương sẽ mang lại may mắn, hỷ sự và phước lành cho gia chủ.

trồng cây lộc vừng
trồng cây lộc vừng

Nên trồng cây Lộc Vừng ở vị trí thoáng đãng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, ánh sáng để cây phát triển tốt cho hoa đẹp vừa giúp làm đẹp ngôi nhà vừa tăng lưu chuyển năng lượng tốt hấp thu may mắn.

Theo nhiều nhà nghiên cứu phong thủy nếu bố trí nhà ở theo phong thủy và có ý định trồng cây cổ thụ thì hãy tham khảo các chuyên gia phong thủy xem địa thế, vị trí ngôi nhà và mệnh của gia chủ để xem loại cây gì, màu gì mới phù hợp không nên tự tiện trồng vì có thể làm hỏng phong thủy ngôi nhà.

Trên đây là những chia sẻ của mình về các loại cây lộc vừng và một số thông tin khác. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

2200 views