Chuyển tới nội dung

Cây Thanh Mai | Tanggiap

  • bởi

Cây Thanh Mai còn được gọi với tên khác là dâu rừng, vài năm trở lại cây loại cây này được nhiều người săn tìm để trồng bởi nhiều lợi ích mà quả của nó mang lại. Quả Thanh Mai có vị ngọt, chua, mát đặc trưng vì vậy mà các sản phẩm chế biến từ quả Thanh Mai được rất nhiều người ưa thích. Vậy nguồn gốc, đặc điểm và cách trồng loại cây này như thế nào? Hãy cùng nhà vườn Ngọc Lâm tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Thông tin về cây thanh mai

Cây Thanh Mai còn gọi là cây Dâu rượu, loài cây này thuộc họ Dâu rượu (Myricaceae). Đây là loài thực vật bản địa ở các vùng: Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal, Thái Lan, Bhutan, Việt Nam. Ngoài ra, cây Thanh Mai cũng được trồng nhiều ở Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, cây Thanh Mai chủ yếu có 1 chi với hai loài là Myrica esculenta BuchMyrica rubra Sieb chủ yếu mọc tự nhiên trong các khu rừng. Cây Thanh Mai phát triển tốt ở trên những sườn núi dốc với độ cao 1.500m – 3.500m so với mực nước biển. Vì vậy cây Thanh Mai là loài cây phân bố tự nhiên chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, một số tỉnh miền Trung nước ta như ở Sapa, Quảng Ninh….

Đặc điểm cây Thanh Mai

ky-thuat-trong-cay-thanh-mai

Cây Thanh Mai là dạng cây thân gỗ nhỏ, chiều cao khoảng 0,4 – 0,5 m. Tối đa cây cao 9 – 10m. Cây thường phân cành sớm và nhiều. Cành phân từ gốc đến ngọn. Các cành mọc hơi chếch so với thân chính.Trên cành lá thường phủ lông tơ, lá tươi xanh quanh năm.

Cây có tán lá rất rộng nên cho năng suất cao. Lá cây có màu xanh đặc trưng và thường mọc đối xứng nhau bao quanh các cành cây. Rễ cây dạng rễ chùm, ăn nông và phát triển rộng ở tầng đất mặt.

Quả Thanh Mai tròn và nhỏ hơn so với quả mận. Bên ngoài quả có một lớp lông mới nhìn như những gai nhọn nhưng thực ra đó là chất đệm thịt chua. Hạt quả rất cứng. Thanh Mai chỉ ra quả 1 vụ trong năm. Những năm gần đây, quả Thanh Mai được nhiều người săn lùng bởi hương vị đặc biệt và nhiều tác dụng mà quả mang lại.

Công dụng quả thanh mai

cay-thanh-mai-co-tac-dung-gi
Quả Thanh Mai

Quả Thanh Mai có vị chua, ngọt, thanh mát, hương thơm đặc trưng. Trong quả Thanh Mai có chứa nhiều các Axit hữu cơ, Vitamin C, Myrin xentin, các sắc tố Anthocyanin… Loại quả này được dùng như một loại trái cây giải nhiệt và các sản phẩm chế biến từ quả Thanh Mai được rất nhiều người yêu thích như: rượu vang, ô mai, mứt…. Không chỉ là loại trái cây thông thường, quả Thanh Mai còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:

+ Quả Thanh Mai có tác dụng thanh nhiệt, bổ phổi, làm dịu dạ dày, lợi trung tiện vì vậy quả thường được phơi khô, sắc làm thuốc chữa các bệnh như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, các bệnh đường hô hấp… + Rượu được ngâm từ quả Thanh Mai có tác dụng giải nhiệt có lợi cho đường tiêu hóa. + Các món ăn như mứt, ô mai làm từ quả Thanh Mai có vị chua ngọt dễ chịu có tác dụng kích thích ăn ngon và có chứa nhiều loại vitamin rất tốt cho cơ thể. + Trong quả Thanh Mai có chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho não bộ, mắt, máu, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa được các bệnh về tim mạch, tiểu đường, ngoài ra còn có tác dụng chống lão hóa cho cơ thể. + Không những thế hạt của quả Thanh Mai còn có tác dụng chữa bệnh ra mồ hôi liên tục ở chân, vỏ rễ sắc uống điều trị các bệnh về da, ngộ độc arsenic….

Kỹ thuật trồng cây thanh mai

Cay-thanh-mai-giong
Kỹ thuật trồng cây Thanh Mai

Hướng dẫn trồng Thanh Mai

Trồng bằng hạt

Hạt Thanh Mai khi gieo mất khoảng 1 – 2 tháng để nảy mầm. Việc nảy mầm của hạt tùy thuộc vào thời gian các lớp sáp trên hạt bị phá vỡ. Có thể kích thích cho hạt nhanh nảy mầm bằng cách cạo một phần lớp sáp bao quanh hạt bằng cách chà xát lớp vỏ nhám trên bề mặt trước khi gieo. Nếu trông với số lượng nhiều, để rút ngắn thời gian chà xát lớp vỏ nhám ở hạt có thể ngâm hạt vào các chất tẩy rửa để loại bỏ lớp sáp bảo vệ.

Mặc dù Thanh Mai rất dễ trồng nhưng có một đặc tính mà bạn cần lưu ý là: Cây Thanh Mai là cây đơn tính khác gốc, chỉ có cây cái mới đậu quả. Vì vậy, khi trồng bạn cần trồng cả hai cây đực và cái để cây có thể thụ phấn và đậu quả.

Thời điểm trồng cây Thanh Mai

Cây Thanh Mai rất dễ trồng và chăm sóc. Có thể bắt đầu trồng Thanh Mai từ hạt vào mùa xuân – hè để hạt nhanh chóng nảy mầm. Hoặc có thể bắt đầu trồng cây con khi mới bắt đầu mùa Thu – đông (khoảng tháng 6, tháng 7 trong năm).

Trồng bằng giâm cành

Chọn cây khỏe mạnh để tiến hành cắt cành giâm. Dùng kéo chuyên dụng để cắt bỏ chồi phía trên của cành. Ngắt bỏ bớt ⅔ lá ở phần thân dưới cùng, đặc biệt là hai cặp lá cuối cùng.

Tiến hành trồng hom sâu khoảng 2,5 – 5 cm vào trong cát, đất hoặc vào cốc nước. Che chắn các cành giâm bằng túi nilon để có thể giữ ẩm và bảo vệ vết cắt. Khi cành giâm đâm rễ và mọc lá mới thì tiến hành mang ra đất để trồng.

Trồng bằng cành chiết

Chọn cành chiết là những cành bánh tẻ, cành giữa tán cây và có góc từ 2 – 3 nhánh cành. Nên lựa chọn những cành có đường kính từ 1,5 – 2cm. Sau đó dùng dao cắt khoanh khoảng 2cm tách sạch hết lớp vỏ, cạo bớt nhớt tránh để vỏ tái sinh và để từ 1 – 2 ngày cho vỏ khô ráo nhựa hoặc dùng khăn lau sạch nhựa phần cắt.

Bôi trực tiếp thuốc kích thích ra rễ lên vết cắt, sau đó trộn hỗn hợp xơ dừa, đất mùn tơi xốp bọc kín vết cắt. Đợi cho rễ trắng phát triển thì tiến hành cắt cành và mang ra đất để trồng.

Tiêu chuẩn giống

Cây Thanh Mai là loại cây rất dễ trồng, tuy nhiên để cây trồng phát triển tốt thì bạn nên lựa chọn những cây giống khỏe mạnh, không có sâu bệnh, cây có thân lá, phát triển đồng đều, khỏe mạnh.

Ngoài ra với đặc tính cây đơn tính khác gốc do đó khi trồng để cây ra quả và cho thu hoạch được bạn cần lựa chọn trồng cả hai cây đực và cái để cây có thể thụ phấn và ra quả.

Thời vụ trồng và phương pháp trồng

Thanh Mai là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc, màu vụ để trồng có thể bắt đầu từ tháng 6, tháng 7 hàng năm. Khi trồng bằng hạt, khi gieo hạt cần gieo sâu xuống đất khoảng 1cm, sau đó phủ lên trên mặt đất ít gỗ bào, lá khô để hạn chế cỏ dại và giữ ẩm cho đất.

Nếu trồng bằng cành giâm, chiết hoặc cây con thì cần tiến hành đào hố có kích thước tối thiểu 40 x 40 x40cm. Sau đó lót phân hữu cơ hoai mục xuống dưới phủ một lớp đất dày 20cm lên trên rồi mới tiến hành trồng. Nếu không có phân hữu cơ thì tuyệt đối không sử dụng các loại phân hóa học bởi cây Thanh Mai mới chiết, giâm cành hay cây con không ưa phân hóa học hoặc các phân vi sinh.

Sau khi đào hố, rải phân thì tiến hành xé bỏ bầu và đặt cây là hố trồng, để cây thẳng đứng. Có thể dùng một que tre cột cố định giúp cây vững không bị lung lay. Phủ đất cao hơn phần bầu từ 5 – 7cm.

Sau khi trồng cây nên dùng bình xịt phun nhẹ và đẫm nước lên trên lá, thân, gốc. Dùng lưới che bớt 50 – 70% ánh sáng tự nhiên để tránh cây mất nước. Do bộ rễ cây chưa phát triển đầy đủ vì vậy hằng ngày cần tưới đủ nước cho cây. Sau 15 – 20 ngày khi rễ cây phát triển thì tiến hành tháo bỏ lưới che để cây phát triển.

Kỹ thuật chăm sóc cây thanh mai hiệu quả

cay-thanh-mai-bonsai
Quả Thanh Mai

Ánh sáng

Cây Thanh Mai là cây ưa sáng, vào thời kỳ ra hoa đậu quả, khi cường độ ánh sáng mạnh, cây nhận được đủ ánh sáng sẽ ra hoa và đậu quả nhiều hơn.

Tuy nhiên, thời gian đầu sau khi mới trồng cây con khi chăm sóc cây tránh tác động mạnh của ánh sáng làm cho cây khô héo. Vì vậy khi mới trồng nên che chắn bớt ánh sáng để cây phát triển tốt. Khi cây đã ổn định tiến hành tháo bỏ lưới che để cây có đủ ánh sáng để quang hợp và phát triển.

Đất trồng

Cây Thanh Mai rất dễ trồng và thích hợp với nhiều loại đất tuy nhiên trên đất thịt thì cây khó ra rễ và phát triển chậm. Vì vậy, để cây cho năng suất tốt nhất bạn nên trồng trên đất cát pha thịt nhẹ và bón thêm các loại phân hữu cơ hoai mục.

Đặc biệt giai đoạn mới bắt đầu trồng từ cây con, cây từ cành chiết, cành giâm thì lưu ý quan trọng là không được bón các loại phân hóa học, phân vi sinh cho cây.

Nước tưới

Thanh Mai là loại cây ưa nước nhưng chịu úng kém. Vì vậy cần tưới đủ nước cho cây và tránh gây úng làm thối rễ cây không phát triển được. Khi mới trồng cây con cần tiến hành tưới phun nhẹ ngày 2 lần tránh cho cây bị mất nước, khô héo.

Sau 15 – 30 ngày khi cây đã bén rễ ngày tưới 1- 2 lần tùy điều kiện thời tiết để cây phát triển. Khi cây đủ lớn nhu cầu nước sẽ giảm đi, bạn chỉ cần tưới tuần 1-2 lần.

Bón phân

Thanh Mai là loài cây mọc hoang dã trong tự nhiên có sức sống mãnh liệt. Trong tự nhiên có những cây Thanh Mai mọc trên đất đá sỏi cằn cỗi nhưng cho quả chi chít cây. Thực tế khi trồng Thanh Mai cũng cho thấy nhu cầu về phân bón của loại cây cây rất ít.

Đối với cây con thì chỉ cần sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón lót trước khi trồng. Sau 3-4 tháng khi cây xuất hiện mầm nụ thì tiến hành ngắt bỏ những nụ này đi để cây tập trung dinh dưỡng nuôi thân. Lúc này tiến hành bón phân chuồng hoai mục xung quanh cách gốc 20cm. Khi cây Thanh Mai còn nhỏ cây không ưa phân hóa học. Vì vậy cần tránh sử dụng phân bón hóa học trong giai đoạn này của cây.

Đối với cây trưởng thành trong một năm có thể tiến hành bón phân cho cây 2 lần. Có thể sử dụng phân hữu cơ hoai mục hoặc NPK với cách bón như sau: + Lần 1: Bón vào khoảng tháng 11- 12 khi cây chuẩn bị ra mầm nụ. + Lần 2: Chủ yếu bón vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa, lúc này chủ yếu bón K để cây ra hoa, đậu quả nhiều hơn.

Lượng phân bón cho cả hai lần không cần nhiều, chỉ cần vài nắm NPK cho một cây Thanh Mai trưởng thành là đủ.

Nhiệt độ và độ ẩm

Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây Thanh mai phát triển là từ 20 – 28 độ C. Độ ẩm ưa thích là 65 – 75%.

Cắt tỉa cây

Khi trồng cây Thanh Mai vào mùa hè và xuân bạn nên tiến hành cắt tỉa bớt cành yếu, các cành bị sâu bệnh để cho cây tập trung nuôi dưỡng các cành khỏe mạnh và tập trung ra hoa, ra nụ.

Đặc biệt giai đoạn cây ra hoa, quả, cần tỉa các cành, quả sâu để cây tập trung dinh dưỡng nuôi dưỡng các quả khác để cây đạt năng suất cao nhất.

Thời gian thu hoạch

Sau khi trồng 2 năm cây Thanh Mai bắt đầu ra quả lần một. Thu hoạch quả vào tháng 6, tháng 7 hàng năm. Đây chính là mùa thu hoạch quả trong năm. Quả thu hoạch có thể sử dụng ăn tươi hoặc phơi khô, chế biến thành các sản phẩm khác như: Mứt, ô mai, ngâm rượu, nước uống giải khát….

Một số thông tin bổ sung

Cây Thanh Mai được trồng nhiều nhất ở Trung Quốc, chủ yếu ở các vùng giáp ranh biên giới Trung Quốc và Việt Nam, đa phần ở Vân Nam, phía tây tỉnh Quý Châu. Chúng thường được người dân bản địa gọi với nhiều tên khác nhau như ải dương mai, dương mai, chu hồng, sơn dương mai….

Ngoài ra với nhiều công dụng tuyệt vời của quả Thanh Mai mang lại chúng còn được gọi với tên “mã não”. Ở Việt Nam cây Thanh Mai được trồng nhiều tại Sapa, Quảng Ninh. Khu vực phía nam cây thanh mai rừng có nhiều tại núi Langbiang – Đà Lạt.

Cây thanh mai tốt cho sức khỏe không?

Quả Thanh Mai là một loại quà có sự cân bằng giữa lượng axit và đường tốt nhất. Trong quả Thanh Mai cung cấp một lượng lớn chất xơ, vitamin, khoáng chất, riboflavin, thiamine, phenolic, ellagitannin… rất tốt cho sức khỏe. + Quả Thanh Mai có vị chua ngọt tự nhiên được dùng để thanh nhiệt, bổ phổi. Có thể phơi khô, sắc thuốc. + Ăn trực tiếp quả Thanh Mai rất tốt cho mắt, não, máu, tăng cường hệ miễn dịch. Chống các bệnh đường tiêu hóa. + Đối với chị em phụ nữ quả Thanh Mai còn có tác dụng giúp da trắng sáng, vóc dáng khỏe đẹp.

Ăn Thanh mai như thế nào là đúng?

Thanh Mai có nhiều cách ăn khác nhau, có thể ăn trực tiếp, phơi khô, sấy, ngâm làm nước giải khát, ngâm rượu… Một vài cách ăn Thanh Mai mà bạn có thể tham khảo:

Rượu Thanh mai:

Thanh Mai chọn quả chín vừa đem rửa sạch cho đường và rượu đậy trong hũ kín và để lên men. Rượu Thanh Mai có vị chua nhẹ, ngọt dịu và rất dễ uống.

Ngâm với đường:

Chọn những quả Thanh Mai thật tươi, chín mọng. Rửa sạch, để ráo nước và trộn với đường theo tỷ lệ cứ 1kg Thanh Mai với 0,8kg đường (lượng đường có thể thay đổi tùy theo khẩu vị của bạn). Ngâm trong khoảng 2- 3 tuần để đường và Thanh mai tan vào trong nước. Sau đó sử dụng nước đó để làm nước giải khát.

Lưu ý: Trước khi sử dụng Thanh Mai bạn nên ngâm vào nước muối khoảng 20 – 30 phút nhằm loại bỏ đi sâu bọ và vi khuẩn.

Lưu ý khi ăn Thanh Mai + Không nên ăn Thanh Mai với dưa chuột: Trong quả Thanh Mai có nhiều vitamin C khi ăn với dưa chuột sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng này. Các enzyme có trong dưa chuột sẽ tác dụng và làm phân hủy vitamin C nhanh chóng. + Không nên ăn Thanh Mai với hải sản: Chất Asen có trong hải sản khi phản ứng với vitamin C có trong Thanh Mai sẽ tạo ra thạch tín gây ngộ độc và rất nguy hiểm cho sức khỏe. + Không được ăn Thanh Mai với sữa: các protein có trong sữa khi kết hợp với axit trong Thanh Mai gây ra hiện tượng kết tủa, đông máu. + Những người không nên ăn Thanh Mai: Người mắc sỏi mật, viêm túi mật. Người mắc bệnh tràn dịch màng phổi…

Mua cây thanh mai giống ở đâu?

Trong tự nhiên cây Thanh Mai mọc ở các vùng đồi núi vì vậy mà việc khai thác quả gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm. Thế nên một số người đã tự đánh cây trong rừng về nhà trồng, hoặc tìm cách gieo hạt. Tuy nhiên, trong tự nhiên cây Thanh Mai cho chất lượng quả không ngon, quả nhỏ, chát, quả không đồng đều…Vì vậy mà việc tuyển chọn cây từ tự nhiên không phải lúc nào cũng được cây giống tốt.

Hiện nay, với nhiều ứng dụng trong kỹ thuật nhân giống và lai tạo cây giống Thanh Mai, Nhà vườn Ngọc lâm đã, đang cung cấp được những cây giống Thanh Mai chất lượng tốt, sinh trưởng và phát triển tốt gửi đến tay khách hàng. Để tìm mua được cây giống Thanh Mai chất lượng các bạn có thể ghé thăm website: Tanggiap.net/. Không chỉ có giống cây Thanh mai mà còn có nhiều cây trồng chất lượng khác.

Xem thêm: Cây táo tàu – Giống cây mang lại giá trị kinh tế cao

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn giải đáp những thắc mắc về Thanh Mai – loại cây, quả đặc biệt và có nhiều lợi ích.