Chuyển tới nội dung

Những cây thuốc nam thông dụng để chữa bệnh | Tanggiap

  • bởi

Quanh ta có rất nhiều cây thuốc nam quý hiếm mà chưa được khai thác và sử dụng đúng đắn. Có rất nhiều cây thuốc vừa dùng trang trí, vừa có tác dụng chữa bệnh hàng ngày. Không chỉ vậy, có rất nhiều bài thuốc từ những cây thuốc nam còn có tác dụng giúp chữa bệnh hiệu quả các căn bệnh nguy hiểm, dùng như bổ sung thêm hương vị cho món ăn rất tốt cho sức khỏe. Sau đây là các cây thuốc nam thông dụng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Tam thất

Từ xa xưa, tam thất là vị thuốc y học cổ truyền quý, được sử dụng nhiều từ xưa đến này. Theo Đông y, tam thất vị đắng hơi ngọt, tính âm, nằm trong nhóm hoạt huyết hóa ứ, có tác dụng hành ứ, chỉ huyết, tiêu thũng. Dùng để chữa những chứng bệnh xuất huyết do huyết ứ, thủy thũng, ho ra máu…

Tam thất thường dùng cho phụ nữ sau khi sinh, người mới ốm dậy, người già yếu. Gần đây người ta phát hiện ra tam thất cũng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các khối u. Người ta thường sử dụng tam thất trong các món ăn để tăng sự bổ dưỡng và có tác dụng hoạt huyết, làm tan ứ huyết, chữa sưng tấy, thiếu máu, người mệt mỏi, hoa mắt.

Tam thất 1

Tam thất dùng để chữa bệnh cũng như bồi bổ sức khỏe

Xem thêm: Cây tam thất

Cây đinh lăng

Đinh lăng không chỉ là cây cảnh mà còn là vị thuốc có giá trị. Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát chính vì vậy đinh lăng có những tác dụng quý báu sau:

  • Thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết,
  • Lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng,
  • Chữa ho ra máu, kiết lỵ
  • Lá đinh lăng có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như cao huyết áp, co giật ở trẻ em, dị ứng và có nhiều tác dụng như hoạt huyết dưỡng não, lợi tiểu…
  • Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
  • Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy. ễ đinh lăng chứa rất nhiều chất saponin giống như ở nhân sâm, các vitamin B1, B2, B6, C và 20 acid amin cần thiết cho cơ thể.

Cây mã đề

  1. Cây mã đề thường được sử dụng trong nấu ăn, không chỉ vậy, cây mã đề còn là một vị thảo dược vô cùng tuyệt vời, giúp con người chữa lành vết thương bằng cơ chế hút thải độc và rất tốt cho hệ hô hấp, tiêu hóa
  2. Lá và hạt cây mã đề đều có tác dụng chữa lành các tổn thương và giảm sưng, viêm trong hệ tiêu hóa. Đặc biệt, hạt mã đề là một vị thuốc hữu ích giúp bạn duy trì một hệ tiêu hóa sạch sẽ bởi khả năng hoạt động giống như chất xơ psyllium, giúp hấp thụ các chất độc hại còn tích tụ.
  3. Không chỉ trong đông y mà ngay cả nền y học hiện đại cũng đã thừa nhận rằng cây mã đề là một vị thuốc tự nhiên có tác dụng làm long đờm, giảm đau, ho, viêm mũi, viêm phế quản nhẹ và nhiều thể bệnh đường hô hấp khác rất hiệu quả. Sở dĩ như vậy là vì loài cây này chứa khá nhiều khoáng chất silica có khả năng tiêu sạch chất nhầy, từ đó làm giảm sự tắc nghẽn bên trong đường hô hấp
  4. Không chỉ chữa lành các vết thương hiệu quả, đặc tính làm se của cây mã đề còn được sử dụng trong việc xoa dịu cảm giác đau và chữa lành bệnh trĩ, ngăn ngừa chảy máu do trĩ và bệnh viêm bàng quang.

Cây mã đề 1

Cây mã đề

Cây bạc hà

Cây bạc hà là một vị thuốc rất phổ thông ở nước ta dùng cả trong đông y và tây y. Tính chất của bạc hà theo các tài liệu cổ ghi như sau: Vị cay, mát không độc, vào 2 kinh phế và can, có tác dụng tán phong nhiệt, ra mồ hôi, giảm uất, làm thuốc thanh lương dùng chữa cảm nắng (trúng thử), đau bụng, bụng đầy, chứng ăn không tiêu

Tác dụng của cây bạc hà

Bạc hà là một vị thuốc thơm, dùng làm cho thuốc thơm dễ uống có tác dụng:

  • Làm ra mồ hôi,
  • Hạ sốt dùng chữa cảm sốt, cảm mạo, mũi ngạt, đầu nhức, c
  • Giúp cho sự tiêu hoá,
  • Chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, đau bụng đi ngoài.
  • Tinh dầu bạc hà và mentola dùng làm thuốc sát trùng, xoa bóp nơi sưng đau, như khớp xương, thái dương khi đầu nhức.
  • Theo Lesieur và J. Meyer bạc hà là một vị thuốc chữa loét dạ dày, làm giảm bài tiết dịch vị và giảm đau.

Cây địa liền

Cây địa liền là loại cây dễ sống, mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Nhân dân biết đến cây địa liền với rất nhiều tác dụng khác nhau, và đây cũng là 1 giống cây thuốc giúp người dân làm kinh tế rất tốt như ở xã nam Sơn( Ba Chẽ) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống cho người dân.

Theo tài liệu cổ địa liền có vị cây, tính ôn, vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ thấp, tịch uế. chữa ngực bụng đau lạnh, đau răng. Thường được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hoá, làm cho ăn ngon, chóng tiêu và còn dùng làm thuốc xông. Ngâm rượu dùng xoa bóp chữa phù tê, tê thấp nhức đầu, đau nhức.

Cây cứt lợn

Cây cứt lợn là loại cây mọc hoang dại ở nhiều nơi, loài cây này còn có tên như: cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi, người ta hái toàn cây cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Thường hay dùng cây hơn

Năm 1965, y sĩ Điều Ngọc Thực ở Phú Thọ đã phát hiện thấy trong nhân dân dùng cây cứt lợn chữa viêm xoang mũi dị ứng, đã áp dụng trên bản thân và một số người khác thấy tác dụng tốt, nhiều thí nghiệm thấy có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng phù hợp với những kết quả thu được trên thực tế lâm sàng điều trị viêm mũi cấp và mạn. Nhân dân thường dùng cây cút lợn làm thuốc chữa kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt, rong huyết sau khi sinh nở.

Actiso

Actiso là loài cây được di thực vào trồng nước ta, nhiều nhất ở Đà Lạt, Sapa, Tam đảo. Có thể trồng được ở vùng đồng bằng. Lá hái vào lúc cây sắp hoặc đang ra hoa, rọc bỏ sống lá, phơi hay sấy khô.

Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, actiso dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, các bệnh yếu gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương, nhuận và tẩy máu nhẹ đối với trẻ em. Lá tươi và khô dùng dưới hình thức thuốc sắc hoặc cao lỏng. Có khi chế thành cao mềm hay khô để chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay mạch máu. Tại miền nam ở các chợ người ta còn bán cả thân và rễ actiso thái mòng phơi khô với công dụng như lá.

Actiso 1

Actiso

Chó đẻ răng cưa ( diệp hạ châu đắng)

Chó đẻ răng cưa còn có tên: diệp hạ châu đắng, cam kiềm, rút đất, khao ham (Tày).

Chó đẻ là cây ưa ẩm và ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, thường mọc lẫn trong các bãi cỏ, ở ruộng cao (đất trồng màu), nương rẫy, vườn nhà và đôi khi ở vùng đồi

Tác dụng của chó đẻ răng cưa- diệp hạ châu đắng:

  • Nhân dân rất hay dùng cây chó đẻ răng cưa làm thuốc, giã nát với muối chữa đinh râu, mụn nhọt.
  • Diệp hạ châu còn có tác dụng chữa bệnh gan, chữa sốt, đau mắt, rắn cắn.
  • Cây chó đẻ có tác dụng lợi tiểu rất tốt.
  • Nước ép lá cho vào sữa dùng cho trẻ em làm ăn ngon miệng
  • Cây diệp hạ châu đắng được coi là thuốc làm săn, khai thông và sát trùng, và được dùng trị khó tiêu, lỵ, phù, bệnh đường niệu – sinh dục, bệnh lậu và đái tháo đường
  • Lá và quả diệp hạ châu đắng được giã và làm bột nhão với nước sữa, tỏi và hạt tiêu và dùng uống trị vàng da
  • Dưới dạng thuốc đắp bào chế với nước gạo, diệp hạ châu đắng dùng chữa sưng phù và loét.
  • Dược liệu này còn được dùng trị giun trẻ em. diệp hạ châu đắng dưới dạng thuốc sắc hoặc chè được dùng uống để lợi tiểu để trị bệnh thận và gan, cơn đau bụng và bệnh hoa liễu, và làm thuốc long đờm trị ho, thuốc hạ sốt, điều kinh, và trị tiêu chảy.
  • Nước sắc toàn cây dùng làm thuốc bổ dạ dày.

Trong y học dân gian Ấn Độ, người ta dùng cây chó đẻ với những công dụng tương tự như cây P.ninuri và thường để thay thế.

Xem thêm: Cây chó đẻ và những tác dụng không ngờ

Trần bì

Trần bì là vỏ quả quýt chín khô của cây quýt được trồng ở khắp các miền của nước ta. Cây quýt được dùng vỏ quả và lá, vỏ quả để khô gọi là trần bì.

Tác dụng của cây trần bì:

  • Tinh dầu của trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa, giúp cho ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị, có lợi cho tiếu hóa,
  • Tác dụng làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột.
  • Quả trần bì trong ống nghiệm, có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn dung huyết, ái huyết.
  • Ngoài ra trần bì còn có tác dụng kháng viêm, chống loét, dị ứng, lợi mật, ức chế các cơ trơn của tử cung.

Bách bệnh

Bách bệnh hay còn được gọi là bá bệnh, hậu phác… Ở Việt Nam, bách bệnh phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi thấp (dưới 1000m) và trung du. Các tỉnh Tây nguyên và miền trung gặp nhiều hơn ở các tỉnh phía bắc. Cây bách bệnh thường được dùng vỏ, thân, rễ, lá phơi hoặc sấy khô

Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ thân bách bệnh được dùng chữa các trường hợp:

  • Ăn uống không tiêu,
  • Nôn mửa,
  • Đầy bụng tiêu chảy, gần như vị hậu phác,
  • Ngoài ra còn chữa sốt rét,
  • Giải độc do uống nhiều rượu
  • Chữa lưng đau mỏi do thấp.

Người ta thường dùng nước sắc của lá hoặc vỏ thân bách bệnh được coi là vị thuốc cổ truyền tốt nhất để chữa sốt rét. Nước sắc lá bách bệnh cùng với lá một loài lấu (có thể là Psychotria malayana) được dùng uống chữa sốt, với lá một loài Uncaria điều trị tiểu tiện ra máu, với lá cây Ngoi điều trị những rối loạn về khớp.

Ngày nay, Bách bệnh được coi như là một cây số 1 về khả năng kích thích tình dục và làm chậm quá trình mãn dục nam.

Xem thêm: Cây bách bệnh, công dụng và cách dùng

Để biết thêm về các loại cây thuốc quý chữa bệnh, các bạn có thể xem thêm:

Tổng hợp các cây thuốc nam quý, hiếm cho người Việt phần I

Tổng hợp các cây thuốc nam quý, hiếm cho người Việt phần II