Chuyển tới nội dung

cây thuốc việt nam võ văn chi | Tanggiap

  • bởi

(Baonghean) – Mọi người gọi ông là “pho từ điển sống của thực vật Việt Nam”, dân dã thì gọi là “ông từ điển”, trong ngành thì xem ông là “nhà phân loại học thực vật” hàng đầu, là Linnê của Việt Nam. Ông còn là biểu tượng của sự cần mẫn trong lao động, làm việc không biết mệt mỏi để nghiên cứu khoa học và viết sách. Đó là chân dung của Tiến sĩ Sinh học Võ Văn Chi, người con gốc Nghệ, cựu cán bộ giảng dạy của nhiều trường đại học lớn: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Đà Lạt, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.Tiến sĩ Võ Văn Chi sinh năm 1929, trong một gia đình khá giả có học vấn, ở phường Nghi Hòa, Thị xã Cửa Lò. Sau khi tốt nghiệp loại giỏi, ngành Sinh học, Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội, ông được giữ lại làm giảng viên.Là giảng viên của một trường đại học ở Hà Nội, nhưng do nhiều trường đại học trong nước tín nhiệm, nên Võ Văn Chi được mời tham gia giảng dạy ở khắp các trường đại học trong Nam, ngoài Bắc. Ông và Giáo sư Võ Quý được Trường Đại học Sư phạm Vinh lúc mới thành lập (năm 1962-1963) mời vào dạy khóa đầu tiên. Sau đó là Đại học Đà Lạt, Đại học Tây Nguyên, Đại học Quy Nhơn, Đại học Đồng Tháp, Đại học Dược Thành phố Hồ Chí Minh… Với kiến thức uyên thâm, tính cách gần gũi, nên tới đâu, ông cũng được mọi người mến mộ, học hỏi.

“Phải để lại cho đời, giúp ích cho đời cái gì đó”Tiến sĩ Võ Văn Chi.

Không có điều kiện học ở nước ngoài, Võ Văn Chi chỉ tự học và tự trau dồi ngoại ngữ. Ông sử dụng thành thạo nhiều thứ tiếng Latinh, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc…, vốn Hán học cũng khá uyên thâm. Một trong những hướng nghiên cứu và viết nhiều của ông là thực vật làm thuốc, trong đó cuốn sách mà ông đã bỏ nhiều công sức là cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, được Nhà xuất bản Y học ấn hành năm 1997, đề cập tới 3.165 loài cây thuốc. Sau nhiều năm tích lũy, trăn trở, ông lại tiếp tục bổ sung, chỉnh lý cuốn sách cẩn thận, chính xác, phần tra cứu công phu thường có phần ứng dụng cụ thể, dễ hiểu và dễ áp dụng. Năm 2012, sách được xuất bản bộ mới 2 tập đồ sộ gồm 3.216 trang, đề cập tới 4.700 loài cây thuốc với 4.470 mục từ – một công trình công phu, không phải ai cũng làm được.Võ Văn Chi đã viết nhiều lĩnh vực: Từ điển cây thuốc, Từ điển thực vật học, Từ điển động vật và khoáng vật, Từ điển Sinh vật Nga – Việt – Latinh, Từ điển Sinh học Anh – Việt, Từ điển Thực vật Pháp – Việt, Cây rau làm thuốc, Cây cỏ có ích, Cây cảnh, Bon sai, Non bộ, Cá cảnh, Rắn làm thuốc và thuốc chữa rắn cắn, Cây thuốc Đồng Tháp Mười, Cây thuốc An Giang, Hệ cây thuốc Tây Nguyên, Hệ cây thuốc Lâm Đồng, Hệ thực vật Sapa Lào Cai. Ông cũng xây dựng nhiều giáo trình, các bài báo trên tạp chí chuyên ngành “Cây thuốc quý” mà ông là thành viên hội đồng cố vấn, dịch sách nước ngoài giới thiệu các cây thuốc, bài thuốc như cuốn “Cây ria vàng” (Callisia fragrans) hay “Cây lược vàng” của Nếcterova trong tủ sách gia đình của người Nga (xuất bản năm 2005) được ứng dụng chữa bệnh ở Việt Nam những năm gần đây. Ông còn có những bài báo, cuốn sách để đời như: “Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam” năm 2008, được Hội xuất bản Việt Nam tặng giải “Sách vàng – Sách hay”. Cả nước có 5 giải vàng và có lẽ chỉ có sách của ông là công trình cá nhân. Ở tuổi ngoài 80, ông vẫn minh mẫn và say mê viết sách 10 tiếng/ngày, với quan niệm “không viết thì thấy tiếc, phải để lại cho đời, giúp ích cho đời cái gì đó”.Cuộc đời Võ Văn Chi có nhiều độc đáo, khác lạ với nhiều người. Đó là học Đại học Tổng hợp Hà Nội khóa đầu tiên; bảo vệ Luận án Tiến sỹ đầu tiên trong nước ở Việt Nam (1978); viết Luận án Tiến sỹ không có người hướng dẫn; một mình làm Từ điển (thông thường là một Hội đồng khoa học với nhiều người chắp bút). Trong khi còn giảng dạy ở các trường đại học, ông không được cử đi học hoặc nghiên cứu ở nước ngoài, nhưng sau khi nghỉ hưu, ông lại được nhiều Viện nghiên cứu khoa học các nước nhiều lần mời sang thăm và dự hội thảo. Nhiều nhà khoa học Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Hà Lan… tự tìm đến nhà ông ở TP Hồ Chí Minh để tìm hiểu và trao đổi, mặc dù không có người nào hoặc cơ quan nào giới thiệu. Khi được ông hỏi lí do, họ đều nói: “Chúng tôi tìm đến vì sách của ông”. Nhà Lâm học, GS TS Thái Văn Trừng (Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000) nói với ông: “Mình phải mua sách của Chi để tặng thiên hạ”. Một giáo sư Sinh học ở Trường Đại học Vinh nói với ông:“Sách của anh, ngành Sinh học trong các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu đều cần lắm”. Sinh thời, GS. TS Sinh học Đỗ Tất Lợi (Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996) nhắc nhở mọi người: “TS Võ Văn Chi là người quý hiếm. Phải chăm sóc và giữ gìn lấy ông ấy”. Gần gũi với cây cỏ, thiên nhiên, gần gũi thân tình với mọi người là phẩm chất dễ thấy của ông. Ông tiếp xúc được với mọi đối tượng, từ các nhà khoa học lớn đến những người nông dân bình thường. Vì thế mà ông đã khai thác được nhiều bài thuốc dân gian bổ ích, rồi phổ biến lại và cũng tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho mọi người cách sử dụng cây cỏ, hoa lá cho đời sống con người. Làm được gì đó, dù là nhỏ nhoi để giúp ích cho người, cho đời là ước mơ cháy bỏng của Võ Văn Chi -nhà khoa học lớn, nhưng rất chân tình, bình dị. Ông là hiện thân của sự sáng tạo, cống hiến, lao động miệt mài trong nghiên cứu khoa học.