Một loại cây thủy sinh trồng làm tiền cảnh được ưu chuộng nhất hiện nay đó là cây Trân Châu Ngọc Trai. Đây là loại cây bò nền rất đẹp và được nhiều người trồng làm bố cục trong bể thủy sinh. Hãy cùng tìm hiểu về loại cây thủy sinh này nhé.
Đặc điểm của Trân châu ngọc trai
Trân châu ngọc trai có tên khoa học là Micranthemum ‘Monte Carlo’ là một loại cây trồng làm tiền cảnh. Phân bố chủ yếu ở Nam Mỹ và hiện nay được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Giá thành loại này khoảng 40k cho đến 60k tùy nơi bán.

Những người mới chơi thủy sinh thường mua phải hạt mầm trân châu ngọc trai để trồng. Lưu ý: Bạn không nên mua hạt mầm mà nên mua những lọ cây đã trồng sẵn ở những tiệm thủy sinh.
Nếu trồng bằng hạt mầm một thời gian cây sẽ lên cao và chết. Anh em trong giới thủy sinh hay gọi là hạt mầm thần thánh. Trồng xong là lật hồ =))
Môi trường sống của Trân châu ngọc trai
- Nhiệt độ nước: Từ 16 đến 25 độ
- Nước: Trong và có dòng chảy
- Phân nước: Cần bổ sung
- Co2: Cây cần nhiều co2
- Ánh sáng: Khỏe
- Chế độ đèn: Từ 5 đến 8 tiếng
Cách trồng Trân châu ngọc trai trong bể thủy sinh
Khi mua Trân châu ngọc trai ở tiệm thủy sinh về bạn cần vệ sinh thật sạch bằng cách như sau.
- Rửa đất cát bám trên cây
- Nhặt hết lá vàng và úng ra
- Chia cây ra từng cụm nhỏ từ 3 đên 5 ngọn 1 cụm

Sau khi chia cụm xong bạn nên cặm các cụm trân châu ngọc trai xuống nền như hình trên. Nên cặm gần sát nhau một chút. Vì không có hình ảnh nào thay thế nên mình lấy ảnh trên làm ví dụ minh họa.
Lúc bắt đầu trồng cây sẽ thường bị rữa lá, đó là quá trình cây chuyển từ lá cạn sang lá nước nên bạn không nên quá lo lắng.
Sau 2 đến 4 tuần nếu cây có cung cấp đầy đủ co2 và dưỡng thì cây sẽ phát triển tốt và bắt đầu lan ra khắp bể.

Cách chăm sóc Trân châu ngọc trai
Trân châu ngọc trai lúc mới trồng thường dễ bị đứt cây, rửa thân, thối lá. Đây là vấn đề thường thấy của bất cứ bể thủy sinh nào.
Khi trồng cây này bạn không nên nuôi các loại cá dọn bể như: Cá chuột, cá bống vàng, cá bút chì và những loại cá dọn bể khác.
Sở dĩ không nên nuôi cá dọn bể lúc mới trồng là vì những loại cá đó có đặc tính sục nền, ăn lá và thân cây trân châu. Chính vì thế mà nhiều anh em trồng mãi không được do bị các loại cá khác căn phá.
Lúc mới trồng bạn chỉ nên nuôi một ít tép để chúng vệ sinh rêu hại trên cây trân châu này. Lúc nào cây bắt đầu bò lan và phát triển tốt thì lúc đó có thể nuôi thêm cá bút chì và những loại cá dọn bể khác.
Trân châu là loại cây cần rất nhiều co2, dưỡng chất và đặc biệt là nước phải mát. Đèn bật khoảng 6 đến 8 tiếng 1 ngày. Mỗi ngày chia ra 2 lần bật.

Để trân châu ngọc trai phát triển tốt như trên bạn cũng cần chú ý đến việc tỉa cây. Nếu cây lên quá tốt và phá tán thì cần phải tỉa gọn lại.
Các câu hỏi thường gặp khi trồng trân châu ngọc trai
- Trân châu ngọc trai có cần co2 không : Như đã trả lời ở trên, trân châu ngọc trai trồng rất cần co2 để nó quang hợp thì mới bò nền được. Nếu trồng không có co2 cây vẫn phát triển nhưng lên không đẹp.
- Trân châu ngọc trai trồng lâu không thấy bò : Có nhiều bể trồng tới hơn 1 tháng cây mới bắt đầu bò nền. Nếu cây mãi chưa bò thì cần xem lại dưỡng và co2 để bổ sung.
- Trân châu ngọc trai bị rữa lá: Như đã trả lời ở trên, cây trồng ban đầu rất hay bị rữa lá và đứt thân. Có trường hợp trồng lâu nhưng vẫn bị rữa lá và thối thân là do nước quá nóng. Trên 28 độ là cây có dấu hiệu bị rữa lá, lúc đó bạn cần bổ sung thêm quạt hoặc chiller để làm mát nước.
- Trân châu ngọc trai bị tảo nâu: Bị tảo nâu thì giảm thời gian chiếu sáng của đền và mua thêm tép để thả.
Tham khảo thêm
- Diệp tài hồng
- Rong la hán
Như vậy qua bài viết này bạn đã hiểu về cách trồng và chăm sóc trân châu ngọc trai rồi phải không. Hãy tìm đọc thêm các bài viết về chăm sóc bể thủy sinh của Tanggiap.net nhé.