Chúng ta hẳn đều biết đến sự tích cây Vú Sữa nói về tình mẫu tử thiêng liêng. Không chỉ có ý nghĩa tượng trưng cho tình mẫu tử nó còn có giá trị về cảnh quan đô thị, kinh tế, chữa bệnh và mang cả ý nghĩa phong thủy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Cây Vú Sữa: Tên gọi và nguồn gốc
Cây Vú Sữa có tên gọi khác là cây Sữa Mẹ, cây Bầu Sữa Mẹ. Có tên khoa học là Chrysophyllum cainino, họ Sapotaceae. Quả Vú Sữa có nguồn gốc ở Tây Ấn, sau đó được đưa đến các vùng đất Trung Mỹ. Hiện nó đang được trồng khắp các vùng khí hậu nhiệt đới trong đó có khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam nó được trồng nhiều nhất ở các tỉnh miền Nam như Tiền Giang, Cà Mau, Đồng Tháp… và cả nhiều tỉnh thành miền Trung, miền Bắc.
==> Xem thêm: Đặc điểm, công dụng của cây Dâu Da: Tanggiap.net/san-pham/cay-dau-da/
Đặc điểm cây Vú Sữa
Là loài cây thuộc loại lưỡng tính (tự thụ phấn), thân gỗ sống lâu năm, cao khoảng 10-15m. Cành mềm, tán lá rộng, lá thường màu xanh, mọc so le hình ovan đơn. Nếu nhìn từ xa mặt dưới lá vú sữa bóng như màu nâu vàng. Vỏ cây nhiều mủ và không ăn được. Hoa Vú Sữa nhỏ màu trắng ánh tía và có mùi thơm. Các hạt dẹt có màu nâu nhạt và cứng.
Quả Vú Sữa và những điều bạn nên biết
Khi được khoảng 7 tuổi cây Vú Sữa bắt đầu có quả và ra quanh năm. Quả Vú Sữa tròn và to cỡ quả cam, da nhẵn bóng, màu xanh. Khi chín có màu sữa kem phớt hồng hoặc màu mận tím. Ruột bên trong với kiểu hình sao trong cùi thịt. Bên cạnh đó có một vài giống cho quả màu trắng ánh xanh lục. Khi ăn có vị ngọt chứa nhiều nước trắng sánh như sữa.
Trong 100g thịt quả vú sữa có chứa 64kcal, 3.1g chất béo lành mạnh, 8g cacbonhydrate, 45mg Photpho, 1g potein, 0.8mg sắt và các vitamin A, vitamin C, vitamin B1,… Đặc biệt còn chứa thành phần axit malic có tác dụng phòng ngừa bệnh nám da, kháng khuẩn.
Từ lúc cây có quả cho đến lúc thu hoạch được phải mất khoảng 6 – 7 tháng. Mùa thu hoạch Vú Sữa từ tháng 2 – 3 dương lịch hàng năm. Loại trái cây này hiện có rất nhiều giống như Vú Sữa nâu tím, Vú Sữa vàng và đặc biệt là Vú Sữa Lò Rèn nổi tiếng.
Đặc điểm sinh trưởng
Cây Vú Sữa phát triển chậm so với các cây ăn quả khác. Nhưng là loại cây có tuổi thọ lâu năm nhiều cây có tuổi đời đến hàng vài trăm năm. Cây không chịu được gió to do tán lá dày và rễ nông. Chỉ đơm hoa kết trái trong điều kiện có hai mùa mưa và nắng phân biệt. Phù hợp với đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, ít chua và thoát nước tốt.
Cây Vú Sữa có tác dụng gì?
Cây Vú Sữa có tán lá rất dày và rộng nên nó được ưa chuộng trồng làm cây cảnh ngoại thất, cũng như lấy bóng mát, điều hòa không khí cho khu vực xung quanh. Hoặc một số cây được trồng trồng vào chậu tạo dáng bonsai trưng bày. Những người thích chơi cây cảnh thường săn tìm cây Vú Sữa đẹp để làm phong phú hơn vườn bonsai của họ.
Lá của Vú Sữa được dùng hãm nước uống như lá chè. Có tác dụng chống các bệnh đái đường và thấp khớp. Vỏ cây có chứa chất bổ, có tác dụng kích thích và hãm nước uống để chống ho. Quả Vú Sữa còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới có thể đưa quả Vú Sữa xuất khẩu tới các nước có nền kinh tế phát triển.
Ý nghĩa cây Vú Sữa
Nguồn gốc cây Vú Sữa gắn liền với sự tích về tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu thương dạt dào vô bờ bến của người mẹ dành cho con dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Người ta trồng cây Vú Sữa trước cửa nhà để nhắc nhở bản thân và mọi người là gia đình là duy nhất là quan trọng nhất. Cùng với đó là ước mong tình cảm gia đình luôn luôn bền chặt, gắn bó, yêu thương đùm bọc như tình mẫu tử thiêng liêng.
Cây Vú Sữa trong phong thủy
Như bạn đã biết, trước nhà là khoảng không gian quan trọng. Đây là nơi mọi nguồn khí tích tụ gồm cả âm khí và dương khí. Theo đó, bạn không nên trồng nó trước nhà ở ngay chính giữa cửa, không trồng ở nơi đi lại. Cây cần đặt ở vị trí giúp mang lại sự thông thoáng, đi lại thuận tiện. Bạn cũng nên lưu ý khi cây phát triển lớn thì nó có thể làm hư hỏng, làm xấu công trình nếu như trồng sát nhà.
Trồng Vú Sữa trước nhà là mong muốn của nhiều người. Tuy nhiên, với những ngôi nhà có diện tích mặt tiền nhỏ thì không nên trồng vì chúng sẽ nhanh chóng làm xấu đi mặt tiền của ngôi nhà. Bạn cũng nên chú ý cắt tỉa cành, tán lá thường xuyên, tránh việc những tán lá rậm rạp làm che khuất tầm nhìn, cản trở khí lưu thông.
Trồng cây Vú Sữa
Trồng cây vú sữa ở miền Bắc cũng có thể sinh trưởng và cho quả nhiều. Tất nhiên là nó sẽ không tốt bằng các cây được trồng ở phía Nam. Bạn có thể trồng cây Vú Sữa bằng hạt hoặc chiết cành, ghép (ghép mắt hoặc ghép áp). Khi trồng phải giữ khoảng cách mỗi cây từ 10-12m/cây vì sau này cây có tán rất lớn. Tưới nước trong thời gian đầu cho cây, đặc biệt vào mùa khô. Và đừng quên bón bổ sung chất dinh dưỡng cho cây khi ra quả.
Mua cây Vú Sữa ở đâu?
Câu hỏi là: Tại sao nhiều người lại thích Vú Sữa vậy? Bởi vì cành lá của nó xum xuê quanh năm, thân cây Vú Sữa đẹp không có sâu. Quả ăn ngon và cành tán nhìn đẹp ít sâu bệnh dễ chăm sóc. Và còn một sự tích mà có lẽ bạn cũng nhớ về tình mẫu tử liên quan đến loài cây này. Do đó, nó được nhiều nơi yêu thích.
Với những công dụng trên đây, các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn trồng cây Vú Sữa cho khuôn viên của mình. Bởi vừa làm tăng giá trị thẩm mĩ của không gian, vừa tạo bóng mát lại có thể tận dụng để ăn quả, pha trà, chữa một số bệnh và mang ý nghĩa phong thủy tốt.
Nếu bạn đang tìm đơn vị bán cây Vú Sữa tại Hà Nội và các tỉnh thành khác trong cả nước thì hãy gọi ngay cho Cây Xanh Đô Thị để nhận mức ưu đã về giá và được tư vấn tốt nhất. Hoặc để lại thông tin của bạn: số điện thoại, địa chỉ facebook, email ngay bên dưới bài viết này để chúng tôi liên lạc lại với bạn. Mọi thông tin chi tiết, giá cả hợp lý và dịch vụ hỗ trợ xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÂY XANH CÔNG TRÌNH
MST: +84962871755
Hotline: +84962871755
Website: Tanggiap.net
Email: infor@Tanggiap.net
Địa chỉ: Đường S6, xã Điền Xá, Nam Trực, Nam Định