Trồng rau trên sân thượng ngày nay trở nên phổ biến với các hộ gia đình bởi sự tiện lợi đặc trưng của nó. Với không gian thoáng đãng của sân thượng cùng nguồn ánh sáng tự nhiên phong phú, vườn rau sân thượng sẽ là nguồn cung ứng thực phẩm sạch tuyệt vời cho các thành viên trong gia đình.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều chậu cây trồng với chất liệu, hình dáng khác nhau để khách hàng lựa chọn. Để sở hữu một thiết kế vườn rau sân thượng xinh xắn, Sân vườn VTOP sẽ gửi đến bạn top 3 loại chậu trồng rau phổ biến trên sân thượng với những ưu nhược điểm của chúng.
Chậu đất nung trong thiết kế vườn rau sân thượng
Chậu đất nung là một trong những loại chậu được sử dụng trong vườn sân thượng vì vậy việc tìm kiếm và sở hữu loại chậu này rất đơn giản, giá cả lại cực kỳ phải chăng. Với màu sắc trung tính hài hòa của đất nung, chậu đất nung phù hợp và hài hòa với hầu hết các kiểu thiết kế vườn ở sân thượng nên bạn không phải lo lắng vì sự phá vỡ cảnh quan khu vườn.
Ngoài ra, một ưu điểm nữa của chậu đất nung chính là giúp nước và không khí trong chậu lưu thông dễ dàng, tạo môi trường sinh trưởng tốt ưu để rễ cây phát triển và vươn dài nhanh chóng – đặc biệt là những cây ưa khô.
Tuy nhiên, vì được làm bằng đất sét rồi nung ở nhiệt độ cao nên chậu đất nung khá xốp và dễ vỡ, dễ nứt khi bị ngoại cảnh tác động mạnh. Ngoài ra, chậu đất nung không có kiểu dáng và màu sắc đa dạng, phong phú như các loại chậu khác nên đôi khi không được lòng những người yêu cầu cao về thẩm mỹ.
Chậu nhựa trong thiết kế vườn rau sân thượng
Cũng giống như chậu đất nung, chậu nhựa cũng là một loại chậu phổ biến, có mặt tại khắp các cửa hàng bán chậu cây bên ngoài hay cả mua online tại các website. Chậu nhựa có hình dáng và màu sắc đa dạng phong phú, không những vậy, với sự phát triển hiện nay, chậu nhựa còn có những kiểu dáng được đầu tư, thiết kế bên ngoài tương đương chậu sứ hay gỗ,… hoàn toàn đảm bảo tính thẩm mỹ cho vườn rau sân thượng.
Khác với chậu đất nung, chậu nhựa có khả năng giữ ẩm tốt nên cực kỳ thích hợp cho các loại cây ưa ẩm như các dòng họ cải – cải thìa, cải ngọt, cải chân vịt,… Đặc biệt, với các bạn khá bận, không có quá nhiều thời gian chăm sóc vườn thì đây là một loại chậu hợp lý dành cho bạn. Bởi, nước được giữ trong chậu nhựa có thời gian lâu hơn các kiểu chậu khác nên dù không tưới cây mỗi ngày thì cây cũng không bị mất nước mà khô héo.
Chậu nhựa mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng nó cũng có những nhược điểm riêng mà bạn nên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định lựa chọn loại chậu này để trồng rau trên sân thượng. Chậu nhựa khi trồng thành luống rau thì không sao, nhưng trồng chậu nhựa cho những cây đơn như cà chua, ớt thì dễ bị lật khi gặp gió, bão quá mạnh. Ngoài ra, vì nguyên liệu chính làm nên loại chậu này là nhựa, khi tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp từ sân thượng sẽ làm phai màu chậu, khiến cho sự thẩm mỹ giảm đi đáng kể.
Chậu gỗ trong thiết kế vườn rau sân thượng
Thay vì sử dụng chậu đất nung, chậu nhựa,… thì hiện nay, người tiêu dùng còn ưa thích một loại chậu có chất liệu quen thuộc, kiểu dáng lại sang trọng và bắt mắt mang tên chậu gỗ.
Ưu điểm khá lớn khi xét đếu chậu trồng rau bằng gỗ chính là độ bền của nó. Nếu như khung gỗ dùng để trồng rau được thiết kế có kích thước hợp lý, người sử dụng có ý thức bảo quản thì tuổi thọ của chậu làm từ vật liệu này sẽ được kéo dài lâu hơn dù cho thời tiết ở trên sân thượng thường mưa gió thất thường.
Đối với những khu vườn mang phong cách cổ điển sang trọng hay hiện đại phóng khoáng, chậu gỗ đều đáp ứng được các tiêu chí của phong cách này bởi thiết kế đa dạng của nó. Đặc biệt hơn, sở hữu khá nhiều kiểu dáng và kích thước, bạn có thể cân đối mật độ cây trồng trong chậu hay trồng xen kẽ các loại cây trồng khác nhau – thông qua hình thức xen canh hoặc luân canh.
Một ưu điểm nữa khi nhắc đến chậu gỗ chính là sự thoát nước dễ dàng trong chậu. Khi mưa xuống, nước được thoát nhanh chóng dễ dàng, tránh tình trạng ngập úng, ứ đọng nước khiến chết cây.
Như đã nói ở trên, chậu gỗ có ưu điểm lớn về độ bền nếu được bảo quản tốt, ngược lại, để chậu gỗ ở những nơi ẩm thấp, mưa gió thường xuyên sẽ làm bị mục, làm giảm đi tuổi thọ của chậu. Và hơn thế nữa, khi sử dụng chậu gỗ, bạn phải xác định rằng, chi phí mua chậu trồng rau ở vườn sân thượng nhà mình sẽ cao hơn bởi giá thành chậu gỗ khá cao so với mặt bằng chung các loại chậu hiện nay.
Như vậy, thông qua bài viết trên Sân vườn VTOP hy vọng bạn sẽ có cái nhìn khác quan để đưa ra quyết định lựa chọn loại chậu hợp lý nhất cho khu vườn của mình. VTOP mong rằng, những thông tin trên một phần nào sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn trong quá trình tìm kiếm chậu trồng rau sân thượng, giúp bạn tiết kiệm được thời gian và hài lòng về quyết định của mình nhé!