Chuyển tới nội dung

cơ cấu nâng hạ cầu trục | Tanggiap

  • bởi

Cơ cấu nâng hạ cầu trục là bộ phận quan trọng đảm nhiệm nhiệm vụ di chuyển, nâng hạ vật nặng theo ý muốn của người thao tác. Đây là thiết bị có chuyển động dưới dạng máy trục với hai đường ray cố định đặt dầm đỡ ray bằng thép hoặc bằng bê tông. Cấu tạo của cơ cấu nâng hạ cầu trục như thế nào? Phân loại ra sao?

Cấu tạo cơ bản của cơ cấu nâng hạ cầu trục

Cơ cấu nâng hạ cầu trục là một bộ phận của thiết bị nâng hạ, di chuyển hàng hóa, vật nặng chuyên dụng – cầu trục. Cầu trục là một thiết bị hoạt động theo chu kỳ trong một không gian nhất định. Vật nặng được treo bằng móc treo hoặc bằng thiết bị mang tải khác với kết cấu chịu lực của dầm cầu tựa trên đường ray.

Cơ cấu nâng hạ cầu trục dầm đôi 5 tấn

Cơ cấu nâng hạ cầu trục đôi 5 tấn

– Bộ phận cơ cấu nâng hạ cầu trục đảm nhiệm vị trí quan trọng trong hoạt động của thiết bị. Thiết bị này được lắp đặt cho cầu trục tùy theo đặc điểm về thông số kỹ thuật. Ví dụ như cầu trục có tải trọng lớn thì kỹ thuật viên có thể bố trí từ 2 cơ cấu nâng hạ trở lên. Trong đó sẽ có một cơ cấu nâng hạ chính cùng 1 hoặc 2 cơ cấu nâng hạ phụ lắp trên xe con. Về cơ bản thì bộ phận này có cấu tạo như sau:

Xe cầu

– Trong cơ cấu nâng hạ cầu trục, xe cầu có cấu tạo theo dạng khung sắt hình chữ nhật. Bộ phận này có khả năng chịu lực tốt, chống được tác động từ bên ngoài với một dầm chính chế tạo từ chất liệu thép và đặt cách nhau một khoảng tương ứng với khoảng cách của các bánh xe con.

Cầu trục dầm đôi xe con trên đỉnh dầm cầu

Cầu trục dầm đôi 7.5 tấn trọn bộ, cơ cấu nâng hạ trên đỉnh dầm cầu trục

– Bao bên ngoài là một dàn khung. Hai dầm cầu sẽ được hàn cơ khí với dầm ngang tạo thành một bộ khung có hình chữ nhật trên một mặt phẳng ngang. Các bánh xe của cầu trục được bố trí trên dầm ngang của khung để có thể chạy dọc theo đường ray trong phạm vi không gian nhà xưởng theo sự điều khiển của người thao tác.

Xe con

– Xe con đảm nhiệm vai trò chuyển động, di chuyển hàng hóa cho cơ cấu nâng hạ cầu trục. Đây là bộ phận chuyển động được đặt trên đường ray của xe cầu. Bên trên được đặt cơ cấu di chuyển và cơ cấu nâng hạ cho xe con. Như đã nói, tùy theo tải trọng và mục đích của cầu trục mà người ta có thể trang bị từ 1 đến 3 cơ cấu nâng hạ.

– Xe con di chuyển trên xe cầu. Xe cầu dọc theo đường chạy ray của nhà xưởng, nhà máy để đáp ứng việc di chuyển hàng hóa, vật nặng đến các vị trí khác nhau trong cùng một không gian hoạt động.

Xe con tải trọng lớn cho cầu trục

Xe con tải trọng lớn cho cầu trục dầm đôi

Bộ phận nâng hạ

– Thực chất bộ phận đảm nhiệm nhiệm vụ nâng hạ hàng hóa, vật nặng chính là pa lăng. Pa lăng còn được gọi với tên tời, con lợn có nhiều loại khác nhau. Pa lăng điện sử dụng nguồn điện 3P-380V-50Hz để nâng hạ vật nặng sẽ chịu được tải trọng lớn. Trong khi đó pa lăng kéo tay sử dụng sức người nên chỉ chịu được vật nặng tải trọng tối đa 30 tấn.

– Thông thường pa lăng kéo tay được sử dụng chủ yếu trong các phân xưởng nhỏ, nơi lắp ráp hoặc sửa chữa không đòi hỏi tốc độ hoạt động cao, yêu cầu về tính linh hoạt. Tùy thuộc vào tải trọng của cầu trục cũng như đặc điểm về cấu tạo mà khách hàng có thể chọn cơ cấu nâng hạ cầu trục với bộ phận nâng hạ tương ứng.

Pa lăng xích kéo tay Nitto

Pa lăng xích kéo tay Nitto – Nhật Bản

– Ngoài ra thiết bị này còn được được trang bị thêm cơ cấu phanh hãm với phanh đĩa điện từ hoặc phanh côn. Nguyên lý hoạt động của cơ cấu phanh hãm về cơ bản không khác nhau. Cấu tạo cơ cấu phanh hãm gồm đối trọng phanh, má phanh và cuộn dây nam châm phanh.

Phân loại cơ cấu nâng hạ cầu trục

– Thực chất cơ cấu nâng hạ cầu trục là tên gọi chung của các thiết bị cầu trục có chức năng nâng hạ, di chuyển vật nặng. Việc chế tạo, lựa chọn thiết bị này phải căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau như tải trọng, chức năng, thiết kế, yêu cầu làm vệc. Tương ứng với đó phân loại thiết bị cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như:

+) Phân loại theo thiết kế của bộ phận nâng hạ có cầu trục sử dụng gầu ngoạm, cầu trục sử dụng móc tiêu chuẩn và cầu trục sử dụng nam châm điện.

Cầu trục gầu ngoạm 5 tấn HKD

Cầu trục gầu ngoạm 5 tấn HKD

+) Phân loại theo tải trọng có cầu trục tải trọng nhẹ (dưới 10 tấn); cầu trục tải trọng trung bình ( từ 10 tấn đến 20 tần) và cầu trục tải trọng lớn (trên 20 tấn).

+) Phân loại theo chế độ làm việc có cầu trục loại nhẹ (số lần đóng cắt 60 lần/ giờ); cầu trục loại trung bình (số lần đóng cắt 120 lần/ giờ) và cầu trục loại nặng (số lần đóng cắt 240 lần/ giờ).

+) Phân loại theo chức năng của cơ cấu nâng hạ cầu trục có cầu trục sử dụng trong các cơ sở sản xuất, nhà xưởng không yêu cầu cao về độ chính xác; cầu trục dùng trong các xưởng lắp ráp, xưởng cơ khí yêu cầu độ chính xác cao.

Cầu trục 5 tấn hoạt động trong nhà xưởng

Cầu trục dầm đơn 5 tấn hoạt động trong nhà xưởng

– Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thực tế khách hàng có thể lựa chọn cơ cấu nâng hạ phù hợp. Thiết bị phù hợp sẽ là công cụ đắc lực giúp cầu trục hoạt động hiệu quả hơn để tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực và vật lực cho người sử dụng. Quan trọng nhất là phải chọn được đơn vị cung cấp uy tín, chuyên nghiệp để được cam kết về chất lượng cầu trục.