Trong quá trình sinh sống và hoạt động trong đất, vi sinh vật tiết ra các chất: kháng sinnh, vitamin, chất kích thích sinh trưởng,…. Vi khuẩn còn cố định đạm không khí để cung cấp cho cây trồng đồng thời chuyển hóa các chất khoáng vô cơ khó tiêu thành dạng dễ tiêu để rễ cây hút lên nuôi cây. Khi chết, xác vi khuẩn nhiều hàng tẩn sẽ là nguồn phân vi sinh và hữu cơ không độc cho cây trồng.
Do đó, đất tự nhiên là “cơ thể sống” và cũng là “nguồn sống” cho cây.
chọn loại đất phù hợp sẽ giúp cho cây phát triển mạnh hơn, ít sâu bệnh hơn và đạt được năng suất cao hơn
Về thành phần cơ giới: Kinh nghiệm của những người trồng hoa, cây cảnh việt nam: đất thịt, đất phù sa, đất cát pha,… thích hợp với cây hoa, cây cảnh trồng ở vườn. Đất có kết cấu tốt là do có mùn và đất càng nhiều mùn thì đất càng tốt.
Mùn là một chất khoáng dễ tiêu được tạo thành do quá trình vi khuẩn công phá và phân hủy các chất hữu cơ có sẵn ở trong đất hay do người làm vườn bón phân hữu cơ vào đát.
Về mặt hóa tính: Có ba loại đất: đát chua, đất trung tính và đất kiềm. Nói chung, cây sinh trưởng không tốt ở đát quá chua hay quá kiềm. Có thể nhận biết đất chua hay đất kiềm bằng kinh nghiệm: ở đất nào có những cây trồng mọc dại như sim, mua, chè… là đất chua; ở nơi nào có cỏ ba lá, cây rau tàu bay… là đất kiềm.
Theo phương pháp đơn giản ta có thể biết đất chua hay đất kiềm:
Lấy một ít đất đào cho vào ống nghiệm rồi đổ giấm vào, lắc lên. Nếu đất sủi bọt thì là đất kiềm.
Lấy một ít đát đem hòa tan trong nước, rồi nhúng một mảnh giấy hóa chất quỳ (papier de tournesol). Sau khi nhúng giấy quỳ vào dung dịch đất nước mà thấy giấy có màu đỏ thì đó là đất chưa, nếu giấy có màu xanh thì đất là đất kiềm.
Đất thích hợp để trồng hoa, cây cảnh ở vườn cần phải đặt những tiêu chuẩn sau đây
Đất cò nhiều sinh vật, vi sinh vật sinh sống và hoạt động (giun, vi khuẩn…)
Đất không quá bí và không quá rời rạc. Đất phải có cấu tượng, có nhiều chất hữu cơ và chất mùn.
Đất phải thoát nước, thoáng mát nhưng phải đủ độ ẩm.
Đất không quá chua, không quá kieemfmaf phải là đất trung tính hay ít chua, kiềm nhẹ.
Trong thiên nhiên, không bao giờ có loại đát lý tưởng như trên để trồng hoa, cây cảnh ở vườn, ở chậu…
Người làm vườn phải cải tạo, bồi ưỡng và bảo vệ dất để trồng cây đạt hiệu quả cao, cả về mặt kinh tế và mặt thẩm mỹ.
Đất trồng hoa cây cảnh trong chậu, trong bồn…. không giống đất tự nhiên ở vườn. Nó phải đáp ungwsnhungwx yêu cầu của từng loại cây cảnh trồng trong chậu, trong bồn… Cây trồng nói chung, cây hoa, cây cảnh nói riêng sống trong thiên nhiên hay trồng ở vườn được phát triển trong điều kiện thuận lợi (đát có độ dày cao, có sẵn sinh vật và vi sinh vật, chất hữu cơ…ở trong đất). Cây cảnh trồng ở chậu hay ở bồn phải sinh trưởng và phát triển một cách nhân tạo theo sở thích của người chơi hoa, cây cảnh.
Cây hoa, cây cảnh buộc phải sống trong một khối lượng đất không nhiều nên bộ rễ của cây chỉ phát triển ở mức tối đa trong dung tích của chậu.
Đất trước khi được cho vào chậu để trồng cây là hỗn hợp gồm nhiều loại đát khác nhau do con người tự pha trộn. Đất trong chậu nhất thiết phải là đất tốt, nhiều màu.
Theo kinh nghiệm của những người chơi hoa, cây cảnh việt nam thì có thể dũng những loại đất sau để trồng cây cảnh trong chậu: đất sét pha cát có màu vàng hay nâu, có khả năng giữ nhiều nước nên thích hợp với các loại cây cần nước và không thay lá.
Đất sét nhẹ hay pha cát màu vàng nhạt biến sang màu nâu vàng khi ẩm ướt, có thể giữ ẩm nhiều. trộn với đát thịt để giâm cành, trồng hom là thích hợp nhất.
Đất mùn lá màu nâu sẫm, mềm, nhẹ, có nhiều màu, thường trộn chung với nhiều loại đát khác
Đất thịt đen: có khả năng giữ nước cao. Đất này không có nhiều màu.
Đất thịt đỏ: màu hơi đỏ hay nâu có ít màu, khả năng giữ nước cao. Đát này dễ tìm ở nhiều nơi, lại thích hợp với nhiều loại cây cảnh.
Than bùn: màu nâu thẫm có hạt dính do thân và rễ cây hình thành. Loại đất này tích tự thành những khối lượng lớn mà ta thường gọi là mỏ than bùn (tourbiere).
Đất bùn: có đất bùn ruộng và đất bùn ao. Đất bùn ruộng có cấu tượng rát mịn nên không khí khó lưu thông, không có nhiều màu. Đất bùn ao nhiều màu hơn đất bùn ruộng thường được người làm vườn coi là loại phân tốt. tuy nhiên, muốn bùn ao phát huy tác dụng thì bùn lấy từ ao lên phải phơi khô, để ải nước trước khi đem bón cho cây.
Cát sông: thường dược trộn với đất thịt đỏ dùng trồng các loại cây họ thông.
Nhiều người chơi cây cảnh đã phơi đát ngoài nắng, gió cho đến khi đát đã khô thì đem sàng lấy những hạt đất to như hạt gạo, hạt ngô trước khi đem vào chạu trồng cây cảnh.
Các nghệ nhân trung quốc chơi hoa cây cảnh chú ý đặc biệt đến đất trồng nên thường dùng 6 loại đất sau để trồng cây trong chậu:
Cát: nên dùng nhiều cát trộn với đất bùn ao khô để trồng hoa và ít cát hơn để trồng cây cảnh.
Đất có lá mục: có nhiều màu, cấu tượng xốp, rất hợp với trồng cúc và nhiều loại cây cảnh. Pha trộn đát này với bùn khô ải để có mọt loại đất hỗn hợp thích hợp để trồng cây trong chậu.
Đất đỏ: có 2 loại là đất dinh và đất không dinh. Hai loại đát này đều dùng được nhưng phải trộn nó với đất có lá mục hoặc bùn khô ải.
Đất đen: là đát có lá mục tự nhiên tích tụ lâu đời nên trở thành đất đen (than bùn). Loại đất này có nhiều màu.
Đất núi: đất ở trong núi tại những nơi không có mặt trời chiếu đến thì gọi là đất núi. Đất này thích hợp với cây lá kim trồng trong chậu.
Đất bùn ruộng: không nên dùng để trồng cây cảnh quý. Nhưng nó vẫn có thể dùng được nếu đem trộn với các loại đất khác.
Sáu loại đất trên đây không phải là đất lý tưởng để trồng cây cảnh nên không bao giờ chỉ dùng một loại đất để trồng cây cảnh mà phải trộn nhiều loại đất với nhau theo tỉ lệ phù hợp với từng loại cây cảnh.
Theo các nhà chơi hoa, cây cảnh thì có hai cách pha trộn đất trước khi cho đất vào chậu để trồng cây cảnh:
Trộn một phần bùn khô ải với ba phần đất đen thật đều. đem sàng thứ đất hỗn hợp này để lấy những hạt to vừa phải rồi đem trộn với ải bùn đã đảo đều từ trước với phân bắc mục và nước giải (phân bắc mục và nước giải bằng nhau). Sau đó đảo đều rồi đánh thành đống và để ở chỗ không bị mưa. Độ hai tháng sau thì trộn thêm tro (tro trấu, tro rơm rạ). lại đánh đống để hai tuần nữa. cuối cùng sàng để loại bỏ đá, sỏi to và các tạp chất, chỉ lấy đất tốt cho vào chậu để trồng hoa, cây cảnh.
Đất đưa vào chậu để trồng hoa, cây cảnh không đòi hỏi như đất thiên nhiên (đất vườn). có thể tạo ra một loại đất theo ý muốn của người chơi hoa, cây cảnh bằng cách pha trộn các loại đất thích hợp với từng loại cây cảnh trồng ở chậu.
Đất là yếu tố quan trọng quyết định nên chất lượng sản phẩm
Theo ông Chu Lưu Quyên (Trung Quốc) thì đất nào cũng dùng được để pha trộn thành đất thích hợp với cây cảnh nghĩa là nếu biết cách pha trộn thì đất xấu cũng thành tốt: Đến mùa khô đem đất đã trộn ra sàng, lấy những hạt đất vừa ý rồi thêm nhiều phân bắc ủ mục và nước giải vào đảo thật đều. phơi khô hỗn hợp này ra ngoài trời cho thật khô ải. sau đó , lại trộn thêm phân bắc mục và nước giải rồi lại trộn đều. sau ba lần làm như trên, kiểm tra thấy hỗn hợp đất phan thật khô ải thì cho vào chậu trồng cây cảnh. Nếu không dùng hết thì có thể cho vào chum, thùng phuy đậy nắp kín để dùng cho lần sau này.
ở thành phố khó kiếm được đất đen thì có thể dùng đất lấy ở vườn nhà, công viên hay đã dùng trước đây nhưng nay đã thải ra. Đem sàng đất này để loại bỏ tạp chất. rải đều số đất đã sàng trên mặt sân. Sau đó rắc bột khô dầu có trộn tro (tro trấu, tro rơm rạ) trên khắp diện tích đất đã rải trên sân. Trộn đều hộc hợp đất, khô dầu, tro rồi đánh dống để ở nơi có mái che cho đến khi đất hỗn hợp đã thật ải thì có thể cho vào chậu để trồng cây, hoa cảnh.
Theo cụ Nguyễn Van Riêu, người chơi cây cảnh có nhiều kinh nghiệm ở phường trần phú (thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Hưng) đát trồng cây cảnh trong chậu gồm bùn ao khô hay vách đát phơi nỏ, rễ beoftaay phơi khô băm nhỏ, phân hữu cơ mục (tốt nhất là phân bắc ủ mục) và bèo hoa dâu phơi khô trộn đều với nhau theo tỉ lệ 50% bùn hay đất vách khô, 10% rễ bèo tây khô, 30% phân hoai mục và 10% bèo dâu khô. Có thể trộn thêm vào hỗn hợp trên 5-10% bột xỉ than nghiền nhỏ để chống chua, làm tăng độ xốp cho đất. nếu có điều kiện cho theem một số phân vi lượng (Bo, Mn…). Ngoài ra nên trộn thêm các tóc rối, lông lợn… theo kinh nghiệm dân gian việt nam.
Ở các tỉnh miền nam, thường dùng đất đỏ (đất thịt đỏ) đẻ trồng cây cảnh. Đất đỏ có thể là nguyên chất, cũng có thể trộn với đá bọt, đá cuội nhỏ, đá sỏi hoặc cát sông để làm cho đát thoáng và thoát nước nhanh hơn khi đất bị úng vì mua to hay tưới đãm qua mức. cũng có người trộn đất đỏ với xác rêu, rễ bào tây (lục bình) để giữ cho đất được ẩm.
Trước khi cho đất vào chậu, phải đem phơi đất ra nắng, gió trong 10 ngày để cho đất khô. Sau đó, đem nghiền nhỏ đất rồi sàng để loại bỏ những hạt đất quá to hay quá nhỏ. Chỉ nên giữ lại những hạt đất có cấu tượng hạt to chừng 6-12mm để đất được xốp, thoáng khí và nước được lưu thông trong đất, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển bình thường (theo Võ Văn Chí, Trần Hợp và Trịnh Minh Tầm trong “Bonsai”, NXB Nông Nghiệp năm 1993)
Một số cây cảnh cần tham khảo thêm:
– CÂY DÂY LEO CÓ HOA VÀ ĂN QUẢ ĐƯỢC
– CÂY ĂN QUẢ
– CÂY HOA CHẬU TREO
– CÂY TRANG TRÍ ĐỂ BÀN
– CÂY NỘI THẤT
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Email: Chohoaonline@gmail.com
Điện thoại: +84962871755 – +84962871755