Chuyển tới nội dung

Gỗ Quý-Kiến Thức Tất Cả Các Loại Cây Cảnh, Gỗ Quý Trên Toàn Thế Giới

  • bởi

Khi nhắc đến hoa phượng vĩ, chắc hẳn ai cũng nghĩ đến tuổi học trò với biết bao kỷ niệm. Nhưng bạn có biết cây Phượng Vĩ cũng có thể khai thác để lấy gỗ phục vụ cho sản xuất đồ nội – ngoại thất? Vậy Gỗ Phượng Vĩ là gỗ gì? Loại cây này có ưu điểm gì? Hãy cùng giải đáp câu hỏi này từ bài viết dưới đây nhé!

go phuong vi

Gỗ Phượng Vĩ là gỗ gì?

Phượng vĩ có tên gọi khác là xoan tây, điệp tây. Cây có tên khoa học là Delonix regia (danh pháp hai phần: Delonix regia). Loài cây này thuộc họ Fabaceae.

Tìm hiểu về Gỗ Phượng Vĩ

Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Phượng Vĩ để giải đáp câu hỏi: “Gỗ Phượng Vĩ Tốt Không?” “Phượng Vĩ có ưu điểm là gì?”

Đặc điểm nhận biết cây Phượng Vĩ

– Cây có thể cao tầm khoảng 10m-15m, đôi khi có thể cao tới 20 m – Cây có tán lá tỏa rộng và rụng lá trong thời kỳ khô hạn. Các lá phức có bề ngoài như lông chim và mang màu lục sáng, nhạt đặc trưng. Mỗi lá dài khoảng 30-50 cm; và có tầm 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hoặc là lá chét lông chim lớn; và mỗi lá chét lông chim lớn được chia tiếp thành 10 đến 20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con. – Cánh hoa phượng vĩ lớn, có 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hoặc là đỏ hơi cam; dài chừng 8cm – Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tầm 60cm và rộng khoảng 5cm. Tuy nhiên, các hạt riêng rẽ lại nhỏ và thường cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4 g – Hạt to cỡ hai ngón tay út, và hạt ăn rất bùi và ngon. – Phượng vĩ cần sống ở khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt; tuy nhiên nó có thể chịu được điều kiện khô hạn và đất mặn.

Sự phân bố của Gỗ Phượng Vĩ

Phượng vĩ phân bố ở hầu khắp các nước nhiệt đới, ẩm; và được trồng khá phổ biến ở khu vực Caribe. Tại Việt Nam, phượng vĩ này được người Pháp du nhập ở những năm cuối của thế kỷ 19. Lúc bấy giờ chúng được trồng tại các thành phố lớn như Đà Nẵng, Sài Gòn, Hải Phòng. Tuy nhiên, hiện nay, cây có mặt đ hầu hết các tỉnh thành trong cả nước trên vỉa hè, công viên, vườn nhà, trường học, khu dân cư… Đặc biệt, thành phố Hải Phòng được mệnh danh là “Thành phố hoa phượng đỏ”.

Phượng Vĩ thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Phượng Vĩ được xếp vào Gỗ NHÓM VII – Nhóm gỗ nhẹ, có sức chịu đựng tương đối kém, khả năng chống mối mọt thấp, dễ bị cong vênh; được xếp cùng các loại gỗ khác như: Chân chim, Gáo vàng, Hồng rừng, Choai, Cám, Lọng bàng, Cao su, Côm tầng, Lành ngạnh hôi,….

Đặc tính của Phượng Vĩ

Phượng Vĩ là loại gỗ có một số đặc tính của nhóm VII như sau: – Loại gỗ này có thể bị biến đổi, hoặc là hư hại sau thời gian sử dụng dài – Phượng Vĩ có khả năng chống lại sự tấn công của mối mọt; đồng thời cũng làm chậm sự lão hóa gỗ ở các điều kiện tự nhiên như: mưa nắng… – Dù gỗ không có vân quá xuất sắc, nhưng sớ gỗ tương đối mịn, giúp làm đồ nội thất rất đẹp.

Ứng dụng

Từ những đặc điểm đã tìm hiểu ở trên; cây Phượng Vĩ được sử dụng trong thiết kế đồ gỗ nội – ngoại thất khá phổ biến; có thể kể đến những đồ gia dụng thông thường như: đóng tủ quần áo, làm bàn ghế, tủ thờ,..Gỗ cũng được ứng dụng trong xây dựng, xẻ ván…

Không chỉ là cây bóng mát vỉa hè; loài cây này còn được các nghệ nhân uốn, cắt tỉa và tạo dáng thành những chậu bonsai vô cùng bắt mắt. Đây là một nghề vừa mang lại thu nhập vừa có nhiều giá trị nghệ thuật.

Ngoài ra, phượng vĩ làm thuốc với nhiều tác dụng tuyệt vời mà ít người biết đến. Vỏ và rễ của cây được sử dụng làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt. Lá cây trị bệnh tê thấp và đầy hơi. Trong ngành tinh chế hóa chất, hương và dầu thơm từ Phượng Vĩ cũng sử dụng để xoa bóp, massage; giúp giảm căng thẳng cơ bắp căng thẳng, giảm stress hiệu quả.

Giá của Gỗ Phượng Vĩ

Gỗ Phượng Vĩ giá bao nhiêu? Gỗ Phượng Vĩ có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!

Phượng Vĩ rất thích hợp để sản xuất đồ nội thất mang chất lượng tốt; mà giá cả lại rẻ hơn nhiều so với rất nhiều loại gỗ khác. Nhờ vậy, loại gỗ ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trên thị trường. Để sở hữu sản phẩm từ gỗ này; chi phí mà bạn thường phải trả là là mức giá cả thường thấy ở nhóm gỗ VII như sau: tầm 1.500.000 VNĐ/m3 đối với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m; và khoảng 2.300.000 VNĐ/m3 đối với xẻ các quy cách dài >3m.

Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.