Top 11 loại cây nhả oxy vào ban đêm trồng trong phòng ngủ
Cây nội thất, cây để bàn vừa giúp trang trí ngôi nhà thêm xinh xắn vừa lọc không khí trong lành, mát mẻ. Bên cạnh đó, khi được tiếp xúc với cây xanh, bạn sẽ được thư giãn đầu óc, giải tỏa áp lực.
Thế nhưng để quá nhiều cây xanh trong nhà, đặc biệt là trong phòng ngủ vào buổi tối sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe vì cây hấp thụ khí Oxy và nhả ra khí Cacbonic như con người.
Nhưng bạn hãy cứ yên tâm trồng 11 loại cây sau đây trong nhà hay trong phòng ngủ, vì những loại cây này có khả năng nhả oxy vào ban đêm, bạn có thể trồng trong phòng ngủ để thư giãn và ngủ ngon hơn, tham khảo ngay cùng Nông nghiệp phố nhé.
1. Cây nha đam
Cây nha đam hay còn được gọi với nhiều tên khác như lô hội, long tu, lưu hội, long thủ… có tên khoa học là Oloe Vera. Ngoài công dụng trong ẩm thực và chăm sóc sức khỏe, cây nha đam còn được trồng vào chậu để bàn giúp trang trí, thanh lọc không khí, mang đến cho bạn không gian sống tươi mát.
Điều đặc biệt đó là cây nha đam là cây nhả oxy vào ban đêm, rất thích hợp để trong phòng ngủ, cây mang đến sự thư giãn giúp cải thiện giấc ngủ của bạn tốt hơn và sâu hơn.
2. Cây trầu bà
Tên khoa học cây trầu bà là Epipremnum aureum, cây được xem là máy lọc không khí hiện đại chạy bằng nước và phân bón, vì có khả năng hấp thu benzene, fomandehit, tricloetylen, toluene và xylen, giúp thanh lọc không khí, tươi mát không gian.
Đặc biệt, cây trầu bà có khả năng nhả oxy vào ban đêm, chỉ cần một vài chậu trầu bà trồng trong phòng ngủ, sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon và tràn đầy năng lượng cho mỗi sáng thức dậy.
3. Cây lưỡi hổ
Với tên khoa học là Sansevieria trifasciata, cây lưỡi hổ ngoài khả năng đỉnh là hấp thụ được 107 độc tố, cây còn ý nghĩa phong thuỷ rất tốt là đuổi xui xẻo và hút tài lộc, may mắn.
Cây rất dễ trồng và chăm sóc, lại có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong bóng râm nên để cây lưỡi hổ ở phòng ngủ rất tiện lợi và không cần tốn công chăm sóc nhiều.
4. Cây phú quý
Cây phú quý có tên khoa học là Aglaonema modestum, với những chiếc lá màu đỏ thu hút, cây mang ý nghĩa phong thủy là đem đến tài lộc, giàu sang cho gia chủ.
Ngoài ra, cây phú quý có khả năng sinh ra một lượng lớn khí oxy vào ban đêm, đồng thời loại bỏ các hoá chất như fomandehit, benzene giúp cải thiện chất lượng không khí trong phòng ngủ cực kỳ hiệu quả.
5. Cây cỏ nhện – Cỏ mẫu tử
Có tên khoa học là Chlorophytum comosum, cây cỏ nhện đã được khoa học chứng minh là có thể loại bỏ 90% formaldehyde, là chất hóa học có khả năng gây ung thư thường có trong các sản phẩm gia dụng, khói thuốc, chất bảo quản….
Điều đặc biệt ở cây cỏ nhện còn là khả năng hấp thụ khí Cacbonic và nhả ra khí Oxy vào ban đêm, vì vậy bạn có thể an tâm đặt một chậu cỏ nhện trong phòng ngủ để ngủ ngon hơn nhé.
6. Cây cau cảnh
Cây cau cảnh tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens, là một loại cây có màu xanh mướt, giúp xua tan đi những ngày nóng bức và lọc không khí trong lành, sạch sẽ.
Và khi đêm xuống, không giống như những loài cây khác sẽ chuyển từ quang hợp sang hô hấp, mà cây cau cảnh sẽ nhả oxy, giúp phòng ngủ bạn trong lành, nhiều không khí, từ đó giấc ngủ cũng sẽ ngon hơn.
7. Cây lan ý
Lan ý còn có tên khoa học là Spathiphyllum Wallisii, không chỉ mang vẻ đẹp sang trọng, cây còn có khả năng loại bỏ một số chất gây độc như benzen, formaldehyde và trichloroethylene thường xuất hiện trong đồ da, xe máy, sơn…
Ngoài ra, với ý nghĩa phong thủy là mang lại sự khởi sắc, mới mẻ, giúp bạn có được tình duyên viên mãn, cuộc sống vợ chồng ngọt ngào nên lan lan ý rất thích hợp trồng trong phòng ngủ.
8. Cây thường xuân
Cây thuờng xuân có tiếng anh là Ivy, tên khoa học là Hedera helix, cây có khả năng sinh sống vô cùng mạnh mẽ, được trồng trong phòng ngủ để sản sinh ra khí oxy vào ban đêm.
Bên cạnh đó, cây thường xuân có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh dị ứng, hen xuống giúp giấc ngủ của người bệnh tốt hơn. Đặc việt, chỉ trong 12 giờ cây có thể lọc đến 95% cặn không khí và 78% hơi ẩm tạo ra nấm mốc, quả là một loài cây tuyệt vời để trồng trong phòng ngủ.
9. Cây hoa oải hương
Với những bạn yêu sắc tím mộng mơ thì cây oải hương, hay thường gọi là cây Lavender sẽ là một lựa chọn cực kỳ hợp lý để trồng trong phòng ngủ đấy. Vì ngoài tô điểm không gian, cây giúp lọc sạch không khí trong phòng.
Đặc biệt vào buổi tối, cây oải hương sẽ nhả khí Oxy và hấp thụ khí Cacbonic cùng những mùi khó chịu, trả lại không gian trong lành, thơm ngát, hỗ trợ làm giảm căng thẳng, lo lắng, đưa bạn vào giấc ngủ nhanh hơn.
10. Cây hương nhu tía
Cây hương nhu tía có tên khoa học là Ocimum gratissmum Linn, là một cây thuốc nam quý với điểm thu hút là toàn cây có hương thơm nhè nhẹ, dễ chịu giúp xua tan căng thẳng và mệt mỏi, để giấc ngủ của bạn ngon hơn.
Không những vậy, nhờ đặc điểm hút khí Cacbonic và nhả khí Oxy vào ban đêm, cây hương nhu tía hiện nay được nhiều gia đình trồng chậu, đặt trong phòng ngủ để cải thiện không gian sống.
11. Cây bồ đề
Cây bồ đề vốn là loài cây phong thủy giúp mang tới sự bình an, xua đuổi mọi đau khổ, xui xẻo, tà khí trong gia đình, được nhiều người trồng chậu đặt trong nhà để làm sạch không gian sống.
Bên cạnh đó, cây bồ đề còn có khả năng nhả lượng lớn Oxy vào ban đêm giúp phòng ngủ bạn luôn trong lành, đem lại vượng khí và bình an cho các thành viên trong gia đình.
12. Cách trồng cây để trong phòng ngủ
Với 11 loại cây trồng trong phòng ngủ phía trên đây, bạn có thể trồng đất hay trồng thủy sinh đều được.
a. Cách trồng cây để trong phòng ngủ trong đất
Để trồng cây để trong phòng ngủ, bạn nên lựa chọn loại đất tơi xốp và thoát nước tốt để tránh làm úng rễ cây. Chậu trồng cây để trong phòng ngủ cũng nên là loại chậu có kích thước vừa phải, đồng thời phải có lỗ thoát nước.
Đất trồng cây để trong phòng ngủ bạn có thể trộn theo tỷ lệ 3 đất sạch, 3 phân trùn quế, 2 mụn dừa và 2 trấu hun, bạn có thể bổ sung thêm một ít nấm đối kháng Trichoderma để phòng trừ nấm bệnh vùng rễ.
Để tiện lợi và nhanh chóng, bạn có thể chọn đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho hoa, cây kiểng. Vì đất đã được phối trộn đầy đủ nên sau khi mua về là bạn có thể sử dụng ngay.
Tiến hành trồng cây vào chậu, bạn cho đất vào 1/2 hay 1/3 chậu, nhẹ nhàng đặt cây con vào giữa chậu rồi đổ đất vào đầy chậu, lưu ý đất mặt nên cách miệng chậu 3cm – 5cm.
Mẹo nhỏ để nước không bị bắn ra ngoài gây bẩn khi bạn tưới nước đó là bạn phủ trên bề mặt chậu 1 lớp viên đất nung, ngoài không gây bắn nước ra ngoài, viên đất nung còn có công dụng trang trí, giữ ẩm tốt hơn.
Ngoài ra, để tránh nước chảy ra từ chậu cây gây bẩn phòng, bạn có thể sử dụng đĩa, đế lót chậu cây để hứng nước thừa chảy ra, cũng như giúp bạn dễ dàng di chuyển chậu cây hơn.
b. Cách trồng cây để trong phòng ngủ theo phương pháp thủy canh
Trồng cây để trong phòng ngủ trong nước là phương pháp được nhiều người ưa chuộng, vì không bị dơ, dễ chăm sóc, và có thể phô diễn được hết nét đẹp của cây từ thân, lá và cả bộ rễ nữa.
Để trồng cây trong nước, bạn cần tỉa bỏ rễ hư, rễ già sau đó rửa sạch đất dính ở rễ và ở gốc, rồi đặt cố định trên một bình thủy tinh để cây có thể hút nước dinh dưỡng và phát triển.
Đặt cây ở nơi bóng râm, hoặc ít ánh sáng tự nhiên để cây phát triển tốt hơn. Đồng thời, khi nước trồng bẩn thì phải thay ngay. Định kỳ 1 tuần thay nước cho cây 1 lần. Vừa để tránh mùi khó chịu, vừa tránh cho vi khuẩn và nấm hại phát triển.
Dung dịch thủy canh trồng cây bạn có thể sử dụng một số dung dịch thủy canh như Bio Life, Hydroponic, Super Bio… pha với nước theo liều lượng được hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
14. Cách chăm sóc cây trồng trong phòng ngủ
Vì bạn trồng trong phòng ngủ là điều kiện ít ánh sáng, hàng ngày bạn nên cho cây tắm nắm khoảng 2 giờ từ 7h – 9h sáng để cây tăng khả năng quang hợp, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tưới nước, tưới định kỳ 2 -3 lần/ tuần với một lượng nước vừa phải, hoặc chỉ cần tưới cây khi thấy đất mặt se khô. Bạn cũng có thể sử dụng bình phun xịt nhẹ đều tán cây.
Bổ sung dinh dưỡng định kỳ 1 tháng/ lần bằng phân bón là một việc làm không thể thiếu khi chăm sóc cây trồng chậu. Bạn có thể sử dụng một số dòng phân tan chậm để bỏ gốc cây như phân trùn quế viên, phân chì Nhật bản Hi-Control 14-13-13, 13-11-11 hay phân Mỹ viên xanh 16-6-12…
Bên cạnh đó, khoảng 15 – 20 ngày/ lần, bạn kết hợp bổ sung các loại phân bón lá cho cây như dịch chuối, Vitamin B1, Axit Humic 322, Seasol, Seaweed, phân bánh dầu dạng nước…
⫸ Xem thêm: Bật mí cách trồng cây thường xuân cho ngôi nhà bạn thêm xanh mát
⫸ Xem thêm: trồng bình cây phú quý thủy sinh với cách trồng cực kì đơn giản
⫸ Xem thêm: đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây trầu bà cẩm thạch tại nhà
Bạn đã chọn được cây trồng trong phòng ngủ cho riêng mình từ 11 loại cây phía trên chưa, chỉ với một vài bước chăm sóc đơn giản thì bạn đã có ngay một phòng ngủ tràn ngập hương thơm thiên nhiên, giúp bạn ngủ ngon hơn đấy. Trồng và tận hưởng ngay thôi nào!
Nông Nghiệp Phố – chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.
➤ Website: Tanggiap.net/
➤ Hotline: +84962871755