Cấu trúc Would you like: cách dùng, cách trả lời người khác
Cấu trúc Would you like ngữ pháp tiếng anh vô cùng phổ biến. Sử dụng nhiều trong văn nói với nhiều cách dùng khác nhau. “Would you like” mang ý nghĩa tương tự như “want” nhưng đây là câu mời mang tính trang trọng, biểu hiện thái độ lịch sự của người đặt câu hỏi.
Vậy sử dụng cấu trúc Would you like như thế nào và cách trả lời đề nghị đó một cách lịch sự ra sao không phải ai cũng có thể nắm được rõ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc đó cho các bạn.
Cách dùng Would you like
Would you like được sử dụng để mời ai đó hoặc đưa ra lời đề nghị một cách lịch sự. Ngoài ra nó cũng hay được dùng để hỏi về ước mơ, mong muốn của người khác một cách lịch sự.
Cấu trúc Would you like
Would you like được sử dụng để đưa ra lời mời, đề nghị một cách lịch sự
Would you like + Noun?
Ex: Would you like a glass of apple juice? (Bạn có muốn một cốc nước ép táo không?)
Would you like + to verb (infinitive)?
Would you like to have a walk? (Bạn có muốn đi dạo không?)
Cách trả lời lại đề nghị “Would you like”
Sau “would like” là một danh từ (noun) hay động từ nguyên mẫu có to (to-infinitive). Would like dưới dạng rút gọn: ’d like.
Ví dụ: I would like = I’d like
You would like = You’d like
Nếu đồng ý:
Trường hợp chấp nhận lời mời, đề nghị của người đặt câu hỏi thì dưới đây là một số cách trả lời thường được sử dụng nhất:
- Yes, please
- Yes, I would
- Yes, I’d love to
- Yes
- Thank you!
- Absolutely
Ex: Would you like chicken ‘n’ cheese burger? Yes, I’d love to
(Bạn có muốn ăn burger gà phô mai không? Tôi có)
Nếu từ chối:
Trường hợp bạn từ chối lời mời, đề nghị của người đặt câu hỏi thì dưới đây là một số mẫu câu lịch sự đáp lời:
- No, thank you
- No, I’m sorry, I can’t
- I would love to…but I…
Khi từ chối lời mời, lời đề nghị của người khác, thay vì chỉ trả lời “I’m sorry” hay “No” bạn có thể có thể trình bày thêm một vài lý do tại sao mình lại từ chối. Như vậy sẽ khiến lời đáp của bạn lịch sự hơn, thể hiện thái độ tôn trọng người đối phương.
Ex: Would you like to go on a trip this Friday? I’d love to but I’m going to have a meeting on that day.
(Bạn có muốn đi chơi ngắn ngày vào thứ sáu tới không? Tôi rất muốn tham gia nhưng tôi lại có một buổi họp vào hôm đó rồi)
Chú ý: Không sử dụng cấu trúc “Do you want” khi đưa ra lời mời với người khác, thay vào đó dùng “Would you like” sẽ mang hàm ý trang trọng, lịch sự hơn.
Would you like được sử dụng để hỏi về mong muốn của ai đó một cách lịch sự
What + would + S + like + N/to verb (infinitive)?
Ex: What would you like to have for dinner? (Bạn muốn bữa tối ăn món gì?)
Cách trả lời lại câu hỏi:
- S + would like N/to infinitive…
- S + like N/to infinitive…
- I’ll have…
Ex: What would you like to give her as a birthday present? (Cậu muốn tặng cô ấy món quà sinh nhật gì?)
I’d like to buy her a necklace. (Tôi muốn mua cho cô ấy một chiếc dây chuyền)
Ex: What would you like to do someday? (Bạn muốn làm nghề gì sau này?)
I would like to become a psychologist. (Tôi muốn trở thành một bác sĩ tâm lý học)
Ex: What would you like to order? (Bạn muốn gọi món gì ạ?)
I’ll have chicken and French fries. (Tôi muốn gà và khoai tây chiên)
Dạng câu hỏi khác
Một số câu hỏi khác có dùng cấu trúc “would you like”
What kind of juice would you like? (Bạn muốn uống loại nước ép nào?)
What time would you like to make a appointment with Dr John? (Bạn muốn đặt lịch hẹn với bác sĩ John lúc mấy giờ?)
✅ Đọc thêm: Cấu trúc Would you mind
Hội thoại
Tham khảo các đoạn hội thoại thường gặp về cấu trúc Would you like. Chắc chắn sẽ có ích cho bạn đấy.
Đoạn 1
A: Good morning madam! How can I help you?
B: Good morning! I would like a cappuccino, please.
A: Certainly. Would you like anything else beside cappuccino?
B: Yes, please. I’ll have 2 sandwiches.
A: What kind of sandwiches would you like?
B: I’d like ham and cheese sandwiches.
A: I got it. Thanks for your order.
A: Chào buổi sáng. Tôi có thể giúp được gì cho bà?
B: Xin chào. Tôi muốn gọi một cappuccino.
A: Tất nhiên rồi. Bà còn muốn gọi gì khác ngoài cappuccino không?
B: Tôi có. Tôi sẽ lấy hai chiếc bánh kẹp.
A: Bà muốn lấy loại nào?
B: Tôi muốn bánh kẹp thịt và phô mai.
A: Được rồi. Cảm ơn bà vì đã gọi món.
Đoạn 2
A: Summer holiday is coming soon. Have you got any plan?
B: No, I haven’t thought about it. What about you?
A: A new water park will be opened soon, would you like to go?
B: No, thank you. I would like to work to earn some money in this summer.
A: Would you like to work as a part-time employee at CGV cinema?
B: Sounds great. I’ll consider.
A: Kì nghỉ hè đang đến gần. Cậu đã có kế hoạch gì chưa?
B: Chưa, tôi chưa nghĩ đến. Cậu thì sao?
A: Một công viên nước mới chuẩn bị mở cửa. Cậu có muốn đến không?
B: Tôi không, cảm ơn. Tôi muốn đi làm để kiếm ít tiền.
A: Vậy cậu có muốn làm việc bán thời gian ở rạp phim CGV không?
B: Nghe tuyệt đấy, tôi sẽ cân nhắc.
Đoạn 3
A: Jennie’s birthday is coming.
B: What would you like to give her as a present?
A: I don’t know what to buy.
B: Would you like to go shopping this afternoon?
A: I’d love to but I’m going to have a meeting with my client.
B: How about tomorrow morning?
A: Yes, please.
B: What time would you like to leave?
A: 9 is perfect. See you there.
A: Sinh nhật của Jennie sắp đến rồi.
B: Bạn muốn tặng cô ấy món quà gì?
A: Tôi không biết phải mua gì.
B: Bạn muốn đi mua sắm chiều nay không?
A: Tôi rất muốn nhưng tôi có một cuộc hẹn với khách hàng rồi.
B: Vậy còn sáng ngày mai thì sao?
A: Được đấy
B: Bạn muốn đi lúc mấy giờ?
A: 9h ổn đấy. Hẹn gặp cậu ở đấy.
✅ Xem thêm: Cấu trúc the more the more.
Bạn thấy đấy Tanggiap.net đã cung cấp các kiến thức tổng quan và cực kỳ dễ hiểu về cấu trúc Would you like: cách dùng, cách trả lời khi được hỏi. Đây là mẫu câu rất hay gặp ở các tình huống giao tiếp trong cuộc sống.
Chúng tôi hy vọng những kiến thức này thực sự bổ ích dành cho bạn. Good luck!
Ngữ Pháp –
-
Khi nào dùng Was Were trong Tiếng Anh
-
Cấu trúc It take và Spend: cách dùng và bài tập
-
No sooner than: Cách dùng cấu trúc No sooner than chi tiết
-
If only là gì? Cách dùng If only
-
Otherwise: Cấu trúc, cách dùng Otherwise Tiếng Anh
-
Even if: Cấu trúc Even if Tiếng Anh
-
Cấu trúc In case và cách dùng