Chuyển tới nội dung

cấu trúc đề thi ielts general | Tanggiap

  • bởi

Reading là một trong bốn phần thi của kỳ thi IELTS nhưng nhiều thí sinh lại không biết được cấu trúc phần thi này, không biết có bao nhiêu task, topic để có chiến lược luyện thi hợp lý. Hôm nay, hãy cùng với HA Centre tìm hiểu về cấu trúc bài thi Reading IELTS mới nhất năm 2021 và một số lưu ý khi làm các dạng bài nhé!

cấu trúc reading ielts, cấu trúc bài thi reading ielts, cấu trúc đề thi reading ielts, cấu trúc đề thi ielts reading, cấu trúc bài thi ielts reading, cấu trúc phần thi reading ielts

Cấu trúc đề thi IELTS reading cực chuẩn

Trước khi tìm hiểu cấu trúc phần thi IELTS Reading, chúng ta tìm hiểu IELTS là gì nhé!

IELTS là hệ thống kiểm tra kiểm tra Anh ngữ quốc tế đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh. Cấu trúc đề thi IELTS sẽ gồm 4 phần thi Speaking, Listening, Reading và Writing. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu riêng về cấu trúc Reading IELTS một cách chi tiết nhất nhé!

1/ Cấu trúc đề thi IELTS Reading

Thời gian thi Reading IELTS: 60 phút

Trong 60 phút thí sinh phải hoàn thành 40 câu hỏi.

Thí sinh không có thời gian để chuyển đáp án sang answer sheet như phần thi IELTS Listening nên khi làm xong passage nào thì hãy viết trực tiếp đáp án vào answer sheet.

Có 2 chiến lược phân bổ thời gian:

Passage 1 Passage 2 Passage 3 Chiến lược 1

dành cho các bạn có target từ band 6.5 trở xuống

20 phút 25 phút 15 phút Chiến lược 2

dành cho các bạn có target từ band 7.0 trở lên

15 phút 20 phút 25 phút

Bài thi Reading Academic và General Training sẽ có một vài phần khác biệt như sau:

a. Đối với IELTS Academic (Học thuật)

Cấu trúc reading IELTS Academic có 3 đoạn văn, độ khó tăng dần. Các đề đa phần được trích dẫn từ sách, báo, tạp chí… các đoạn văn được chọn dành cho đọc giả không mang tính chất chuyên môn.

Mục đích của Academic Reading

Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu của thí sinh trên các khía cạnh:

– Đọc hiểu ý tổng quát của toàn bài đọc,

– Đọc hiểu ý chính của đoạn văn,

– Đọc hiểu các ý chi tiết,

– Thấu hiểu các ý được ám chỉ / suy luận logic ra,

– Nhận biết được ý kiến, thái độ và mục đích của người viết,

– Theo dõi và nắm bắt được sự triển khai các lập luận trong bài.

Để làm được điều này, đòi hỏi thí sinh phải nắm vững 3 kỹ thuật: Preview, Skim & Scan

b. Đối với IELTS General Training (Dạng không học thuật)

Các bài đọc được lấy nguồn từ sách, tạp chí, thông báo, quảng cáo … tất cả tài liệu mà các bạn sẽ dễ bắt gặp trong môi trường sử dụng tiếng Anh hằng ngày, mục đích là kiểm tra trình độ hiểu và các xử lý thông tin của ứng viên thi IELTS.

c. Cấu trúc Reading IELTS: 3 bài đọc & 40 câu hỏi

Cấu trúc Reading IELTS gồm 3 bài đọc được xếp theo mức độ từ dễ đến khó (Passage 1 dễ, passage 2 khó vừa, passage 3 khó). Tổng số từ thí sinh phải đọc là khoảng 2,300 – 3,000 trên tổng số 3 bài đọc. Số lượng và nội dung câu hỏi được phân bổ như sau:

Passage 1 Passage 2 Passage 3

Số lượng từ: 500-800

Nội dung: factual/ descriptive

Số lượng từ: 800-1000

Nội dung: factual/ descriptive/ discursive/ analytical

Số lượng từ: 1000-1200. Nội dung: discursive/ analytical

Mức độ Easy 7 câu 6 câu 6 câu Nếu làm đúng tất cả các câu mức độ Easy, bạn được 19 câu, band 5.0 Mức độ Medium 4 câu 4 câu 4 câu Nếu làm đúng tất cả các câu mức độ Easy + Medium, bạn được 31 câu, band 7.0 Mức độ Hard 2 câu 3 câu 4 câu Nếu làm đúng tất cả 40 câu, bạn được band 9.0

Ví dụ của bài thi IELTS Reading:

AIR TRAFFIC CONTROL

IN THE USA

  1. An accident that occurred in the skies over the Grand Canyon in 1956 resulted in these tablish men to f the Federal Aviation Administration (FAA)to regulate and oversee the operation of aircraft in the skies over the United States which were becoming quite congested. The resulting structure of air traffic control has greatly increased the safety of fight in the United States, and similar air traffic control procedures are also in place over much of the rest of the world.
  2. Rudimentary air traffic control (ATC) existed well before the Grand Canyon disaster. As early as the 1920s, the earliest air traffic controllers manually guided aircraft in the airports, using light and flags, while beacons and flashing lights were placed along cross-country routes to establish the earliest airways. However, this purely visual system was useless in bad weather, and, by the 1930s , radio communication was coming into use for ATC . The first region to have something approximating today’s ATC was New York City, with other major metropolitan areas following soon after.
  3. In the 1940s, ATC centre could and did take advantage of the newly developed radar and improved radio communication brought about by the Second World War, but the system remained rudimentary. It was only after the creation of the FAA that full-scale regulation of America’s airspace took place, and this was fortuitous, for the advent of the jet engine suddenly resulted in a large number of very fast planes, reducing pilots’ margin of error and practically demanding some set of rules to keep everyone well separated and operating safety in the air.
  4. Many people think that ATC consist of a row of controllers sitting in front of their radar screens at the nation’s airports, telling arriving and departing and traffic what to do. This is the very incomplete part of the picture. The FAA realized that the airspace over the United States would at any time have to many different kinds of planes, flying for many different purposes, in a variety of weather conditions, and the same kind of structure was needed to accommodate all of them.
  5. To meet this challenge, the following elements were put into effect. First, ATC extends over virtually the entire United States. In general, from 365m above the ground and higher, the entire country is blanketed by controlled airspace. In certain areas, mainly near airports, controlled airspace extends down to 215m above the ground, and, in the immediate vicinity of an airport, all the way down to the surface. Controlled airspace is that airspace in which FAA regulations apply. Elsewhere, in uncontrolled airspace, pilot who simply wishes to go flying for a while without all the restrictions imposed by the FAA has only to stay in uncontrolled airspace, below 365m, while the pilot who does want the protection afforded by ATC can easily enter the controlled air space.
  6. The FAA then recognized two types of operating environments. In good meteor of logical conditions, flying would be permitted under Visual Flight Rules (VFR),which suggests a strong reliance on visual cues to maintain an acceptable level of safety. Poor visibility necessitated asset of Instrumental Flight Rules(IFR), under which the pilot relied on altitude and navigational information provided by the plane’s instrument panel to fly safely. On a clear day, a pilot in controlled airspace can choose a VFR or IFR flight plan, and the FAA regulations were devised in away which accommodates both VFR and IFR operations in the same air space. However, a pilot can only choose to fly IFR if they possess an instruments rating which is above and beyond the basic pilot’s license that must also be held.
  7. Controlled airspace is divided into several different types, designated by the letters of the alphabet. Uncontrolled airspace is designed Class F, while controlled airspace below 5,490m above sea level and not in the vicinity of an airport is Class E. All airspace above 5,490m is designated Class A. The reason for the division of Class E and Class A airspace stems from the type of planes operating in them. Generally, Class E airspace is where one finds general aviation aircraft (few of which can climb above 5,490m anyway), and commercial turboprop aircraft. Above 5,490m is the realm of the heavy jets, since jet engines operate more efficiently at higher altitudes. The difference between Class E and A airspace is that in Class A, all operations are IFR, and pilots must be instrument-rated, that is skilled and licensed in aircraft instrumentation. This is because ATC control of the entire space is essential. Three other types of airspace Classes D, C and B, govern the vicinity of airports. These correspond roughly to small municipal, medium-sized metropolitan and major metropolitan airports respectively, and encompass an increasingly rigorous set of regulations. For example, all a VFR pilot has to do to enter Class C airspace is establish two-way radio contact with ATC. No explicit permission from ATC to enter is needed, although the pilot must continue to obey all regulations governing VFR flight. To enter Class B airspace, such as on approach to a major metropolitan airport, an explicit ATC clearance is required. The private pilot who cruises permission without permission into this airspace risks losing their license.

2/ Một số lưu ý khi làm bài Reading IELTS

cấu trúc reading ielts, cấu trúc bài thi reading ielts, cấu trúc đề thi reading ielts, cấu trúc đề thi ielts reading, cấu trúc bài thi ielts reading, cấu trúc phần thi reading ielts

Một số lưu ý khi làm bài Reading IELTS

Sau khi biết được cấu trúc Reading IELTS, HA Centre xin gửi đến cho bạn một số lưu ý khi làm phần thi này.

Lưu ý chung:

  • Đọc và làm theo hướng dẫn: trong đề bài có thể có quy định số từ được phép dùng cho mỗi câu trả lời. Bạn cần kiểm tra các yêu cầu này và xác định loại thông tin bạn cần.
  • Kiểm tra chính tả: chính tả là một phần quan trọng khi bạn làm bài thi IELTS Reading và IELTS Listening, vì cho dù bạn có biết đáp án đúng nhưng lại chép sai thì cũng coi như bạn trả lời sai. Vì vậy bạn hãy chú ý đến độ chính xác khi chép phần trả lời của bạn sang tờ bài làm.
  • Đoán trước câu trả lời: hãy xem các từ vựng của câu hỏi một cách thật cẩn thận. Đồng thời, bạn có thể đoán được từ câu hỏi xem bạn phải đọc phần nào trong bài đọc và câu trả lời có thể là gì.
  • Phát triển các chiến lược cho mỗi loại câu hỏi: việc thử đoán trước các câu trả lời và liên hệ với câu hỏi là rất quan trọng. Kĩ năng này không dễ dàng và bạn cần luyện tập thật nhuần nhuyễn để có thể tự tin khi làm bài thi IELTS Reading. HA Centre khuyến khích bạn luyện tập thật nhiều để nâng cao kỹ năng cũng như vốn từ vựng của mình, và hãy nhớ luyện tập hằng ngày để không bị quên các kỹ năng đó nhé.

Lưu ý cho các dạng bài cụ thể:

  • Câu hỏi trắc nghiệm: Bạn cần xem xét kỹ các phương án lời để tìm ra đặc điểm chung và các điểm riêng giữa chúng. Hãy dùng logic thông thường để loại bớt đi một số câu trả lời. Đừng quên gạch chân các từ khóa quan trọng để tiết kiệm thời gian, bạn sẽ không phải đọc lại đoạn văn để tìm những từ đó khi cần.
  • Điền từ vào chỗ trống: Ở dạng bày này, bạn cần chú ý đọc đoạn văn có chỗ trống một cách thật cẩn thận và tìm ra các từ với ngữ nghĩa và dạng từ, ngữ pháp thích hợp có thể dùng điền vào các khoảng trống. Bạn nên ghi lại những ý tưởng, từ ngữ mà bạn đã nghĩ ra để khi đọc bài khóa bạn sẽ dễ dàng tìm được đáp án đúng.
  • Tìm tựa đề thích hợp cho các đoạn văn: khi bạn làm dạng bài này, việc đầu tiên bạn cần làm là đọc các đầu đề trước. Sau đó bạn đọc đoạn đầu tiên và chọn đầu đề phù hợp nhất với đoạn đó. Khi đọc các đoạn bạn không cần phải đọc hết nội dung cả đoạn đối với dạng đề này. Bạn có thể tìm thấy trong bài một “câu chủ đề” tóm tắt ý của cả đoạn. Thường thì câu chủ đề là câu đầu tiên của cả đoạn. Đôi lúc thì lại không phải là câu thứ nhất nên bạn cần đọc tiếp. Khi bạn đã chọn được một đầu đề cho một đoạn, bạn hãy xem lại các đầu đề còn lại trước khi đọc tiếp đoạn hai.
  • Dạng bài Matching trong IELTS nên được làm cuối cùng, sau khi hoàn thành tất cả các câu hỏi của bài Reading. Sau khi đọc xong đề bài, bạn sẽ có thể trả lời ngay một vài câu hỏi. Với các câu hỏi còn lại, bạn nên lướt lại bài đọc một lần nữa để tìm câu trả lời, chú ý các từ khóa trong các Headings
  • Dạng bài Yes/No/Not Given: bạn hãy cẩn thận khi đọc được các câu có hai phần của câu nối với nhau bằng các từ “unless” hoặc “because”. Thông thường, mỗi phần riêng rẽ của câu có thể mang các nghĩa đúng hoặc sai so với nội dung trong bài nhưng cả câu được ghép bởi các nội dung đó thì nghĩa lại khác. Một số các từ mà bạn phải cẩn thận khi xem xét câu là “every” hoặc “always”: ý trong bài đọc thường không khẳng định chắc chắn đến thế.

Trên đây là cấu trúc đề thi Reading IELTS cực chuẩn xác, mới nhất. Còn chần chừ gì nữa, cùng HA Centre bắt tay vào ôn IELTS đi nào. Với thế mạnh về Reading, chắc chắn HA Centre sẽ không làm bạn thất vọng khi theo học.

Liên hệ với chúng tôi: Hotline: +84962871755 hoặc bạn vui lòng ĐỂ LẠI THÔNG TIN để nhận được tư vấn về các khóa học phù hợp với bản thân bạn nha.

Xem thêm:

>> Cấu trúc đề thi IELTS Writing và thông tin chi tiết nhất

>> Cấu trúc đề thi IELTS Listening cập nhật mới nhất 2021

>> Cấu trúc đề thi IELTS SPEAKING và bí kíp ôn luyện hữu ích