Would you mind và Do you mind là 2 cấu trúc câu phổ biến dùng để yêu cầu hoặc nhờ sự giúp đỡ, hỏi ý kiến. 2 cấu trúc này được sử dụng nhiều trong giao tiếp. Nếu bạn chưa biết cách sử dụng 2 cấu trúc này như thế nào thì hãy theo dõi bài viết này nhé!
Trong bài viết này, ngoài chia sẻ về cách dùng của 2 mẫu cấu trúc này thì Elight sẽ cung cấp cho bạn cả bài tập luyện tập để bạn nắm vững hơn cách dùng của would you mind và do you mind.
∠ ĐỌC THÊM Cấu trúc forget, cấu trúc remember, cấu trúc regret
∠ ĐỌC THÊM Cấu trúc agree, cấu trúc allow
1 – Câu yêu cầu với Would you mind/Do you mind + Ving?
Would/ Do you mind V-ing …? = Bạn có phiền làm gì đó hay không?
Trong cấu trúc này, hành động V-ing ở ngay phía sau mind phải chung chủ ngữ là “you” (người nghe). Câu này được dùng để hỏi nếu người nghe có phiền để làm việc gì đó không? Ví dụ như là tắt điện thoại, nói nhỏ lại…
1.1 – Để đồng ý lời yêu cầu
- No, I don’t mind. (Không, tôi không thấy phiền./Tôi không bận tâm đâu.)
- No, of course not. (Đương nhiên là không rồi.)
- Not at all. (Không hề.)
1.2 – Để từ chối lời yêu cầu
- I’m sorry, I can’t. (Tôi xin lỗi, tôi không thể.)
- I’m sorry. I am busy now./That’s not possible for me right now. (Tôi xin lỗi. Tôi đang bận bây giờ./ Bây giờ thì tôi không thể.)
Lưu ý: Vì câu hỏi ở đây là bạn có phiền không, nên câu trả là “No” thì có nghĩa là bạn không phiền, bạn sẵn lòng giúp đỡ hoặc làm theo yêu cầu. Còn nếu câu trả lời là “Yes” hay “of course” hay “sure” thì có nghĩa là bạn thấy phiền và không giúp đỡ được hoặc không làm theo yêu cầu được. Có rất nhiều bạn bị hiểu lầm dẫn tới trả lời theo ý là sẵn lòng giúp đỡ nhưng lại “yes” dẫn tới người nghe bị bối rối, không hiểu câu trả lời của bạn.
Ví dụ 1:
A: Would you mind speaking a little bit slowlier? (Bạn có phiền nói chậm 1 chút hơn không?/ Phiền bạn nói chậm hơn 1 chút được không?)
B: No, I don’t mind. (Không. Tôi không thấy phiền.)
Ví dụ 2:
A: Do you mind buying me a cup of coffee? (Bạn có phiền lấy mua cho tôi 1 cốc cà phê được không/ Phiền bạn mua cho tôi 1 cốc cà phê được không?)
B: I’m sorry. I can’t. I’m really busy with my sales report right now. (Xin lỗi, tôi không thể. Bây giờ tôi đang rất bận với cái báo cáo kinh doanh.)
2 – Câu xin phép lịch sự với Would you mind if và Do you mind if …?
Would you mind if S + V-past simple …? (Động từ ở vế sau if sử dụng quá khứ đơn)
Do you mind if S + V-present simple …? (Động từ ở vế sau if sử dụng hiện tại đơn)
Cả 2 cấu trúc trên đều có nghĩa là “Bạn có phiền không nếu (ai đó) làm gì?”
Khác với cấu trúc would you mind + V-ing thì đây là câu yêu cầu nhưng không chung chủ ngữ. Bạn để ý có 2 vế S + V ở trong cấu trúc này. Cụm S + V thứ nhất là “Would you mind…” và cụm S + V thứ 2 là “if + S + V”
2.1 – Để đồng ý, cho phép
- Please, go ahead. (Bạn cứ làm đi.)
- No, I don’t mind. (Không, tôi không thấy phiền gì.)
- No, of course not. (Đương nhiên không.)
- Not at all. (Không hề.)
2.2. – Để không đồng ý, không cho phép
- I’d prefer you didn’t. (“Tôi nghĩ bạn không nên làm thế.”)
- I’d rather you didn’t. (“Tôi nghĩ bạn không nên làm thế.”)
- I’m sorry. That’s not possible. (Xin lỗi, không thể được.)
Ví dụ 1:
A: Would you mind if I left my bag here? (Bạn có phiền không nếu tôi để túi của tôi ở đây?)
B: No, of course not. Just leave it here. (Không, đương nhiên không rồi. Bạn cứ để nó đây đi.)
Ví dụ 2:
A: Do you mind if I smoke here? (Bạn có phiền không nếu tôi hút thuốc ở đây?)
B: I’d rather you didn’t. (Tôi nghĩ bạn không nên làm thế.)
Lưu ý: Mặc dù cả 2 cấu trúc đều là cách dùng khá lịch sự, trang trọng, nhưng trong 2 cấu trúc ” thì “would you mind” mang tính lịch sự, trang trọng hơn.
3 – Luyện tập:
3.1 – Bài tập
1 – Would you mind if I ____________ you tonight? (not join)
2 – Would you mind if you ____________ the fences? (paint)
3 – Do you mind if I ____________ with you tonight? (stay)
4 – Would you mind ____________ a letter for me? (send)
5 – Would you mind Daniel’s ____________ TV here? (watch)
6 – Do you mind ____________ my car to the service? (take)
7 – Do you mind if you ____________ down the music? (turn)
8 – Excuse me. Would you mind (put out) _______________ your cigarette? It’s non-smoking area here.
Oh I’m sorry, I didn’t know.
9 – Would you mind if I (use) _______________ your phone to make a call.
Not at all. Go ahead.
10 – Would you mind ____________ me the salt? (pass)
11 – While we are away, would you mind if you (take care) _______________ of the cat?
12 – Do you mind if I ____________ early tomorrow? (not come)
13 – Do you mind ____________ the broken chair? (fix)
14 – Would you mind (postpone) _______________ the exam?
No, it’s fine, I want everybody to be well prepared.
15 – Ma’am, would you mind (open) _______________ up your luggage? I need to look inside.
3.2 – Đáp án:
1 – did not join/ didn’t join
2 – painted
3 – stay
4 – sent
5 – watching
6 – taking
7 – turn
8 – put out
9 – used
10 – passed
11 – took care
12 – do not come/ don’t come
13 – fix
14 – postponed
15 – opened
Trên đây là cách dùng, ví dụ và bài tập của 2 cấu trúc “do you mind” và “would you mind” – 2 cấu trúc này sử dụng cũng không quá khó đúng không ạ? Các bạn có thể luyện tập thêm với Sách tiếng Anh cơ bản của Elight để nắm chắc 2 cấu trúc này nhé.
Sách Tiếng Anh Cơ Bản là bộ học liệu độc quyền do Elight xây dựng, cung cấp đầy đủ kiến thức nền tảng tiếng Anh bao gồm Phát Âm, Từ Vựng, Ngữ Pháp và lộ trình ôn luyện bài bản 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc Viết.
Bộ sách này dành cho:
☀ Học viên cần học vững chắc nền tảng tiếng Anh, phù hợp với mọi lứa tuổi.
☀ Học sinh, sinh viên cần tài liệu, lộ trình tỉ mỉ để ôn thi cuối kỳ, các kì thi quốc gia, TOEIC, B1…
☀ Học viên cần khắc phục điểm yếu về nghe nói, từ vựng, phản xạ giao tiếp Tiếng Anh.
∠ ĐỌC THÊM Cách dùng cấu trúc Not only…. but also…..
∠ ĐỌC THÊM Cấu trúc forget, cấu trúc remember, cấu trúc regret
∠ ĐỌC THÊM Cấu trúc agree, cấu trúc allow