Bạn muốn nhờ vả ai đó làm việc gì cho mình nhưng lại không muốn lời nói của mình giống như mệnh lệnh hay đơn giản như want, hope! Câu giả định chính là điều mà bạn đang tìm kiếm. Hãy cùng chúng tôi – VinaEnglish tìm hiểu và giải đáp câu hỏi “Tại sao Câu giả định lại là lựa chọn đúng đắn nhất” ngay bây giờ nào!
1. Câu giả định là gì?
Câu giả định (Subjunctive) là câu được sử dụng khi chúng ta muốn ai đó làm việc gì cho mình.
Câu giả định có tính chất cầu khiến chứ không mang tính chất ép buộc như câu mệnh lệnh.
2. Các cấu trúc câu giả định trong tiếng anh
Cấu trúc câu giả định là một phần ngữ pháp khá quan trọng và cũng khá khó đối với nhiều người người học Tiếng Anh bởi nó rất đa dạng và phong phú. Nó không chỉ đa dạng, phong phú về các cấu trúc khác nhau mà còn về cách sử dụng nó trong từng trường hợp.
Đừng lo lắng về điều này, VinaEnglish sẽ giúp bạn tổng hợp đầy đủ những cấu trúc và cách sử dụng một cách khoa học và dễ hiểu nhất!
2.1. Câu giả định với WOULD RATHER và THAT
Cấu trúc giả định này được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Diễn tả sự việc ở hiện tại (Present Subjunctive)
Ở trường hợp này, câu giả định là câu mà người nói – A muốn người khác làm việc gì cho mình, nhưng việc đồng ý làm hay không còn phụ thuộc vào người được nhờ vả – B.
Cấu trúc: S1 + would rather that + S2 + (not) V-inf + O
Ex:
- Sandra would rather I tell her about my story now. (Sandra muốn tôi kể về câu chuyện của tôi cho cô ấy bây giờ)
- I would rather he not play game late. (Tôi không muốn anh ta chơi game muộn)
b) Diễn tả sự việc đối lập với thực tế ở hiện tại
Cấu trúc: S1 + would rather that + S2 + V-ed (QKĐ)
Ex:
- Bella would rather that her best friend lost weight as she used to. (In fact, Bella’s best friend doesn’t lose weight).
(Bella muốn bạn thân của cô ấy giảm cân như trước đây. Trên thực tế, bạn của cô ấy không giảm cân)
- He would rather that today were Saturday. (Anh ta muốn hôm nay là thứ bảy)
Note: Động từ sau S2 sẽ chia ở quá khứ đơn, nếu sử dụng động từ “to be” thì phải chia là “were” ở tất cả các ngôi.
c) Diễn tả sự việc trái ngược với thực tế ở quá khứ
Ở đây, câu giả định thể hiện mong muốn, nuối tiếc vì một điều gì đó trong quá khứ.
Cấu trúc: S1 + would rather that + S2 + had + V-ed/P2.
Ex:
- Nam would rather her mother had bought him a car last birthday. (Nam muốn mẹ của anh ấy mua cho anh ấy một chiếc ô tô vào sinh nhật năm ngoái.)
- My father would rather that I hadn’t gone home late last night. (Bố của tôi không muốn tôi về muộn tối hôm qua)
2.2 Câu giả định với các động từ
Trong Tiếng Anh, chúng ta có thể nhận biết cấu trúc câu giả định một cách dễ dàng qua các Động từ có mệnh đề that theo sau như:
Động từ Nghĩa Động từ Nghĩa Advise khuyên nhủ Propose đề xuất Ask yêu cầu Insist khăng khăng Recommend đề nghị Desire mong ước Suggest gợi ý Move điều khiển Request yêu cầu Command bắt buộc Urge giục giã Demand yêu cầu
Câu trúc: S1 + V + that + S2 + V-inf + …
Ex:
- The doctor advised that he (should) drink more water regularly. (Bác sĩ khuyên anh ấy nên uống nhiều nước thường xuyên)
- Nick suggests that we (should) go to Sapa for our vacation. (Nick gợi ý rằng chúng ta nên đi Sa Pa cho kỳ nghỉ)
Note: Với tiếng Anh – Anh, trước động từ ở mệnh đề 2 (nguyên thể bỏ to) thường có should. Nhưng trong Anh – Mỹ, người ta bỏ should.
2.3. Câu giả định với các tính từ
Trong cấu trúc câu giả định, tính từ được sử dụng nhằm diễn tả các ý nghĩa quan trọng và cấp thiết. Theo sau các tính từ phải là mệnh đề that.
Tính từ Nghĩa Tính từ Nghĩa Advised được khuyên Recommended được đề xuất Necessary cần thiết Desirable đáng khát khao Crucial cốt yếu Urgent khẩn thiết Best tốt nhất Imperative cấp bách Vital trọng yếu Essential thiết yếu Obligatory bắt buộc Important quan trọng
Cấu trúc: It + to be + adj + that + S + V-inf
Ex:
- It is best that Tom find his passport. (Tốt nhất là Tom tìm thấy hộ chiếu của anh ta)
- It was necessary that my children know speaking Chinese. (Việc những đứa con của tôi biết tiếng Trung là rất cần thiết)
Trong một số trường hợp, ta có thể dung danh từ tương ứng với các tính từ ở trên theo cấu trúc sau:
It + to be + Noun + that + S + V-inf + …
Ex:
- It is a recommendation from my friend that I take care of my health. (Có 1 đề xuất từ bạn của tôi rằng tôi nên chăm sóc sức khỏe bản thân).
- It was a suggestion that Sarah lose weight. ( Có lời gợi ý rằng Sarah nên giảm cân)
2.4. Câu giả định với IT IS TIME
Câu giả định này được dùng để diễn tả tính cấp thiết của một hành động cần được thực hiện tại thời điểm nói.
Cấu trúc: It’s time + S + V-ed/PII: đã đến lúc ai đó phải làm gì.
Ex: It’s time Ha went abroad to study psychology. (Đã đến lúc Hà phải sang nước ngoài để học tâm lý học)
It’s time (for sb) + to + V-inf ….: đã đến lúc ai đó phải làm gì.
Ex: It’s time for him to apologize to her. (Đã đến lúc anh ta phải xin lỗi cô ấy)
It is high /about time + S + V-ed: đã đến lúc làm gì (giả định thời gian đến muộn một chút)
Ex: It’s high time I went to school (Đã đến lúc tôi đi học rồi.)
Note: High/about được dùng trước time để nhấn mạnh thời gian.
2.5. Cấu trúc giả định với AS IF/ AS THOUGH
Cấu trúc giả định này diễn tả một điều không có thật hoặc trái thực tế.
a) Tình huống ở hiện tại
Cấu trúc:
Có thật: S + V-s,es + as if/as though + S + V-s,es.
Không có thật: S + Tanggiap.net + as if/as though + S + V-ed.
Ex:
- Có thật: She acts as if/as though she does those difficult exercises. (She really does those xercises). (
Cô ta thể hiện cứ như là cô ta làm được những bài tập khó nhằn đó rồi vậy – Sự thực là cô ta làm được những bài tập khó đó)
- Không có thật: She acts as if/as though she did those difficult exercises. (She doesn’t do those difficult excercises, she just pretends that she does).
(Cô ta thể hiện cứ như cô ta làm được những bài tập khó nhằn đó – Thực tế là cô ta không biết làm)
b) Tình huống ở quá khứ
Cấu trúc:
Có thật: S + V-ed + as if/as though + S + have/has + V-ed/P2.
Không có thật: S + V-ed + as if + S + had + V-ed/P2.
Ex:
- Có thật: Thomas looked as if he has had some good news. (He really has some good news).
(Trông Thomas cứ như là vừa nghe được tin vui xong vậy – Thomas thực sự có tin vui)
- Không có thật: Thomas looked as if he had had some good news. (He has just been normal).
(Trông Thomas cứ như vừa nghe được tin vui xong vậy – Thực sự là anh ấy vẫn như bình thường)
2.6. Cấu trúc giả định với một số trường hợp khác
Câu giả định còn được dùng trong một số câu cảm thán và thường bao hàm các thế lực siêu nhiên.
Ex:
- God be with you! = Goodbye (sử dụng khi chia tay nhau)
- God save the queen! (Chúa phù hộ cho nữ hoàng)
- Curse this frog! (Con cóc chết tiệt này!)
Dùng với một số thành ngữ:
Come what may: dù có chuyện gì đi nữa.
Ex: Come what may I always by your side. (Dù có chuyện gì đi nữa, tớ vẫn ở bên cạnh cậu)
If need be: nếu cần
Ex: If need be, I can help you with that problem. (Nếu cần, tôi có thể giúp bạn với vấn đề đó)
Dùng với If this be khi muốn nêu ra một giả định từ phía người nói nhưng không thật chắc chắn về khả năng.
Ex: If this be proven right, you would be considered innocent. (Nếu điều này được chứng minh là đúng, thì bạn sẽ được xem là vô tội)
LỜI KẾT: Sau khi tìm hiểu và tổng hợp những cấu trúc câu giả định phổ biến trong Tiếng Anh cùng VinaEnglish thì chắc hẳn bạn cũng đã phần nào trả lời được câu hỏi: “Tại sao câu giả định là lựa chọn đúng đắn nhất?” rồi chứ. Hãy cùng VinaEnglish đón chờ những kiến thức tiếp theo nha!! Chúc các bạn học tập tốt!!