Chuyển tới nội dung

cấu trúc hợp đồng ngoại thương | Tanggiap

  • bởi

Soạn thảo hợp đồng ngoại thương là một bước gần như quan trọng nhất trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

Hợp đồng Ngoại thương, Hợp đồng mua bán quốc tế hay Hợp đồng mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở những nước khác nhau. Theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá, bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.

Trước khi đọc nội dung hướng dẫn soạn thảo hợp đồng ngoại thương hãy cùng xem lại bài học 1: Hợp hợp đồng ngoại thương là gì

Khái niệm chung khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương (Sales contract).

soan-thao-hop-dong-ngoai-thuong

Một Hợp đồng ngoại thương (Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – Hợp đồng mua bán hàng hoá xuất khẩu / nhập khẩu) chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật quốc tế gồm Luật về Hợp đồng, Luật về vận tải hàng hóa, Luật về Bảo hiểm, Luật về thanh toán, Luật về khiếu nại / giải quyết tranh chấp…

Bài viết này chưa đề cập một cách đầy đủ, chính xác đến các vấn đề pháp lý mà chỉ giới thiệu các vấn đề mang tính kỹ thuật trong từng điều khoản chính của một hợp đồng ngoại thương cũng như cách soạn thảo/trình bày. Hợp đồng mua bán ngoại thương có đầy đủ những đặc điểm như mọi hợp đồng mua bán khác, cũng như một hợp đồng kinh tế ở trong nước.

Sự khác nhau cơ bản giữa hợp đồng mua bán ngoại thương với các hợp đồng mua bán khác là ở chỗ hợp đồng mua bán ngoại thương có yếu tố quốc tế, được thể hiện qua các dấu hiệu:

Các lưu ý khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương.

– Đặc điểm của Hợp đồng xuất nhập khẩu là các bên ký kết có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Hàng hoá, đối tượng của hợp đồng được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia, lãnh thổ. Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ với một hoặc cả hai bên.

– Điều kiện để hợp đồng ngoại thương có hiệu lực: Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý. Hàng hoá theo hợp đồng là phải hàng hoá được phép mua bán, trao đổi theo quy định của pháp luật của 2 bên. Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà luật pháp đã quy định.

Hình thức của hợp đồng ngoại thương phải là văn bản có kèm chữ ký và đóng dấu. (Thông thường là giám đốc)

Hiểu cách soạn thảo và bố cục của Khi soạn thảo Hợp đồng Ngoại thương:

CONTRACT No … Place, Date …

Between: Name: … Address: … Tel: … Fax: … Email: …

Represented by … Hereinafter called as the SELLER

And: Name: … Address: … Tel: … Fax: … Email: …

Represented by … Hereinafter called as the BUYER, The SELLER has agreed to sell and the BUYER has agreed to buy the commodity under the terms and conditions provided in this contract as follows:

  • Art.1: Commodity:
  • Art.2: Quality:
  • Art.3: Quantity:
  • Art.4: Price:
  • Art.5: Shipment:
  • Art.6: Payment:
  • Art.7: Packing and marking:
  • Art.8: Warranty:
  • Art.9: Inspection:
  • Art.10: Force majeure:
  • Art.11: Claim:
  • Art.12: Arbitration:
  • Art.13: Other terms and conditions: … (Loading terms/loading and discharging rate; Performance Bond, Insurance; Penalty) For the BUYER

For the SELLER ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ GIAO HÀNG:

Xem thêm:

  • Tìm hiểu Incoterms 2010.
  • Tìm hiểu Incoterms 2020. (Bản soạn thảo mới nhất)

Các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương

1. Điều khoản tên hàng (Commodity).

  • Ghi tên thương mại / tên thông thường kèm tên khoa học.
  • Tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất.
  • Tên hàng kèm theo tên hãng sản xuất.
  • Tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng hoá.
  • Tên hàng kèm theo công dụng của hàng hoá.
  • Tên hàng kèm với mã HS của hàng hóa đó.

Kết hợp nhiều cách:

  • Commodity: Vietnamese white rice long grain, crop 2010, 10% broken.
  • Commodity: Frozen black Tiger shrimps (Pennnues Monodon).
  • Commodity: UREA FERTILIZER. Origin: Indonesia Specification: Nitrogen 46% min.

2. Điều khoản phẩm chất – chất lượng (Quality).

Dựa vào mẫu hàng (by sample):

Chất lượng của hàng hoá được xác định căn cứ vào chất lượng của một số ít hàng hoá, gọi là mẫu hàng. Nhược điểm: Tính chính xác không cao. Áp dụng cho những mặt hàng chưa có tiêu chuẩn hoặc khó tiêu chuẩn hoá.

Dựa vào mẫu hàng: Quality of goods must be as counter sample which is marked with signatures of both sides Quality of goods must be correspond/ according to sample.

Dựa vào tiêu chuẩn (Standard): Tiêu chuẩn là những quy định về đánh giá chất lượng, về phương pháp sản xuất, chế biến, đóng gói, kiểm tra hàng hoá do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Dựa vào quy cách của hàng hóa (Specification): Quy cách là những thông số kỹ thuật liên quan đến hàng hóa như công suất, kích cỡ, trọng lượng… Những thông số kỹ thuật này phản ánh chất lượng của hàng hóa.

Dựa vào nhãn hiệu hàng hoá (Trademark): Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình vẽ, chữ… để phân biệt hàng hoá của cơ sở sản xuất này với cơ sở sản xuất khác.

Xem thêm: Kỹ thuật đóng hàng container

Dựa vào tài liệu kỹ thuật (Technical document): Tài liệu kỹ thuật thể hiện các thông số kỹ thuật của hàng hoá, bao gồm: hướng dẫn vận hành, lắp ráp… Phải biến tài liệu kỹ thuật thành một phần không thể tách rời của hợp đồng.

Dựa vào tài liệu kỹ thuật: Technical documents showing the technical specifications of the goods….

Dựa vào hàm lượng chất chủ yếu: Quy định tỷ lệ phần trăm của thành phần một chất nào đó trong hàng hoá. Chia làm 2 loại hàm lượng của chất lượng hàng hoá: §Hàm lượng chất có ích: quy định hàm lượng (%) tối thiểu. §Hàm lượng chất không có ích: quy định hàm lượng (%) tối đa. Vd: Hợp đồng nhập khẩu phân bón Specification Nitrogen 46% min, Moiture 0.5% max, Biuret 1.0% max Color white.

Dựa vào dung trọng hàng hoá (Natural weight): Dung trọng hàng hoá là trọng lượng tự nhiên của một đơn vị dung tích hàng hoá, phản ánh tính chất vật lý, tỷ trọng tạp chất của hàng hoá. Thường sử dụng kết hợp với phương pháp mô tả.

Dựa vào sự xem hàng trước (Inspected and approved): Phương pháp này còn được gọi là “đã xem và đồng ý” (inspected and approved), tức là hàng hoá đã được người mua xem và đồng ý, còn người mua phải nhận hàng và trả tiền.

Dựa vào hiện trạng hàng hóa: Phương pháp này còn được gọi là “có thế nào, giao thế ấy” (as is sale/ arrive sale). Người bán chỉ giao sản phẩm chứ không chịu trách nhiệm về phẩm chất của sản phẩm.

Các trường hợp áp dụng:

  • Thị trường thuộc về người bán.
  • Bán đấu giá.
  • Bán hàng khi tàu đến.

Dựa vào sự mô tả: Nêu các đặc điểm về hình dạng, màu sắc, kích cỡ, công dụng… của sản phẩm. Áp dụng cho mọi sản phẩm có khả năng mô tả được, thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.

Dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng: Khi mua bán nông sản, nguyên liệu mà phẩm chất khó tiêu chuẩn hoá, trên thị trường thế giới thường dùng một số tiêu chuẩn phỏng chừng:

– FAQ (Fair Average Quality): Phẩm chất bình quân khá.

– GMQ (Good Merchantable Quality): Phẩm chất tiêu thụ tốt.

3. Điều khoản số lượng (Quantity).

  • Đơn vị tính số lượng:
  • Đơn vị tính: cái, chiếc, hòm, kiện…
  • Đơn vị theo hệ đo lường (metric system): KG, MT…
  • Đơn vị theo hệ đo lường Anh, Mỹ: Gallon, inch, foot
  • Đơn vị đo chiều dài: inch, foot, yard…
  • Đơn vị đo diện tích: square inch, square yard…
  • Đơn vị đo dung tích: gallon…
  • Đơn vị đo khối lượng: long ton, short ton, pound…
  • Đơn vị tính số lượng tập hợp: tá, gross, set…

Phương pháp quy định số lượng:

  • Quy định dứt khoát.
  • Quy định phỏng chừng.

About, Approximately, More or less, From…to…

Phương pháp quy định trọng lượng:

  • Trọng lượng cả bì (gross weight).
  • Trọng lượng tịnh (net weight) Trọng lượng tịnh = Trọng lượng cả bì – Trọng lượng bì.
  • Trọng lượng lý thuyết. Trọng lượng thương mại 100 + WTC GTM = GTT x 100 + WTT
  • Địa điểm xác định số lượng, trọng lượng: Xác định ở nơi đi. Xác định ở nơi đến.

4. Điều khoản giá cả (Price).

Đồng tiền tính giá:

  • Nước xuất khẩu.
  • Nước nhập khẩu.
  • Nước thứ ba.

Xác định mức giá: Đơn giá. Tổng giá. Điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng.

– PRICE Unit price: USD 120/ MT CIF Cat Lai port, HCMC, Vietnam, Incoterms 2010.

Total amount: USD 18,000.00 ;Say: United State Dollars eighteen thousand only.

Phương pháp quy định giá:

  • Giá cố định (fixed price): Giá cả được quy định lúc ký kết hợp đồng và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
  • Giá quy định sau (rivesable price): Là giá cả không được quy định lúc ký kết hợp đồng mà xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng.
  • Giá có thể xét lại (sliding scale price): Giá đã được xác định trong lúc ký kết hợp đồng nhưng có thể được xem xét lại nếu lúc giao hàng giá thị trường có sự biến động nhất định.

Giảm giá: Nguyên nhân do mua số lượng lớn, thời vụ, hoàn lại hàng trước đó đã mua.

– Cách tính toán: Giảm giá đơn, Giảm giá kép, Giảm giá luỹ tiến, Giảm giá tặng thưởng.

5. Điều khoản giao hàng (Shipment / delivery).

Thời gian giao hàng:

  • Giao hàng có định kỳ.
  • Vào một ngày cố định.
  • Ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng.
  • Một khoảng thời gian.
  • Một khoảng thời gian nhất định theo sự lựa chọn của người mua.
  • Giao hàng không định kỳ.
  • Giao hàng ngay (prompt, immediately, ASAP).

Thông báo giao hàng Quy định về số lần thông báo giao hàng và những nội dung thông báo:

  • Trước khi giao hàng.
  • Sau khi giao hàng.

Một số quy định khác:

  • Partial shipment, total shipment
  • Transhipment
  • Stale document
  • Third party document.

6. Điều kiện thanh toán (Payment).

Đồng tiền thanh toán (currency of payment):

  • Đồng tiền của nước xuất khẩu.
  • Đồng tiền của nước nhập khẩu.
  • Đồng tiền của của nước thứ ba.

Thời hạn thanh toán (time of payment):

  • Trả trước.
  • Trả ngay.
  • Trả sau.

Phương thức thanh toán (methods of payment):

  • Chuyển tiền
  • Nhờ thu,
  • Tín dụng chứng từ

Bộ chứng từ thanh toán (payment documents):

  • Hối phiếu (Bill of Exchange).
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).
  • Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
  • Chứng thư bảo hiểm (Insurance Policy/Insurance Certificate).
  • Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quality)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  • Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng.
  • Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List)

Xem thêm: Một số sai xót khi chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu

Payment CAD at Vietcombank Vietnam HCMC branch, payment documents:

  • Commercial invoice in triplicate.
  • 3/3 Clean on board B/L original.
  • Certificate of weight, quality issued by S.G.S (1 original, 1 copy)
  • Certificate of origin issued by the Chamber of Commerce and industry of Vietnam. (1 Original, 1 copy).
  • Certificate of fumigation issued by the Fumigation Company (1 original, 1 copy)…

PAYMENT DOCUMENTS: 3/3 clean on board B/L marked “freight prepaid”, original. Commercial invoice Packing list Certificate of original Issued by Viet Nam Chamber of commerce. SGS’ s certificate of quantity and quality.

7. Bao bì (Packing).

soan-thao-hop-dong-ngoai-thuong

Phương pháp cung cấp bao bì:

  • Bên bán cung cấp bao bì
  • Bên mua cung cấp bao bì

Giá cả bao bì:

  • Được tính như giá hàng
  • Được tính vào giá hàng
  • Bên mua trả riêng.

Yêu cầu chất lượng bao bì:

  • Quy định chung chung.
  • Quy định cụ thể: Vật liệu làm bao bì, Hình thức của bao bì, Kích thước của bao bì, Số lớp, cách thức cấu tạo, Đai nẹp bao bì…

PACKING 50 kgs net in new white double polypropylene woven bag with good quality. Export standard method of packing is applied. Tare weight of empty bag is about 240 grams each. 2% of total bag as empty bags to be supplies free of charge.

8. Điều khoản bảo hành (Warranty).

Quyền và nghĩa vụ của các bên Bảo hành: là thời hạn người bán đảm bảo về chất lượng hàng hoá, được coi là thời hạn dành cho người mua phát hiện khuyết tật của hàng hoá:

  • Thời hạn bảo hành.
  • Kéo dài bao lâu.
  • Tính từ lúc nào.
  • Nội dung bảo hành.
  • Phạm vi bảo hành.
  • Trách nhiệm của người bán.
  • Các trường hợp không bảo hành.

9. Kiểm tra hàng hóa (Inspections).

  • Thời gian kiểm tra.
  • Địa điểm kiểm tra.
  • Đơn vị kiểm tra.

10. Điều khoản miễn trách nhiệm / bất khả kháng (Force majure).

Quy định các sự kiện tạo nên bất khả kháng: Quy định các tiêu chí để xác định một sự kiện có phải là trường hợp bất khả kháng. Liệt kê các sự kiện khi xảy ra được coi là bất khả kháng. Dẫn chiếu đến văn bản của ICC (xuất bản phẩm số 421).

Thủ tục ghi nhận sự kiện bất khả kháng: Quy định trách nhiệm của bên gặp sự kiện bất khả kháng: thông báo cho các bên liên quan bằng văn bản, cung cấp chứng nhận sự kiện của cơ quan chức năng,…

Hệ quả của bất khả kháng

– Thời hạn hiệu lực hợp đồng được kéo dài trong một thời gian tương ứng với thời gian xảy ra bất khả kháng, cộng với thời gian khắc phục hậu quả.

– Nếu bất khả kháng kéo dài quá lâu thì có thể hủy hợp đồng mà không phải bồi thường.

Force majeure Force majeure cases shall be understood the occurrence of situations to be considered as force majeure in ICC pubication No 421. The force majeure cases shall be informed to the other party by the concerned party by phone within 7 days and confirmed by writing within 10 days from the date of such a phone call together with certification of force majeure issued by the Chamber of Commerce located in the region of the case. After this deadline, claims for force majeure shall not be taken into account. In the event of force majeure, the concerned party shall bear no responsibility of any penalty arising from delay of delivery.

11. Điều khoản khiếu nại (Claim).

  • Thời hạn khiếu nại.
  • Bộ hồ sơ khiếu nại.
  • Cách thức giải quyết khiếu nại.

Claim: In case upon taking the delivery, the Goods are not in strict conformity with conditions stipulated in the contract in terms of quality, quantity and packing, the Buyer shall submit his claim together with sufficient evidence of copy of the contract, Survey Report, Certificate of Quality, Certificate of Quantity, Packing List with certification of the authorized inspection company agreed by the two parties within 30 days upon the ship’s arrival. Upon receiving the claim, the Seller shall in a timely maner solve it and reply in writing within 30 days, after such receipt. Incase of the Seller’s fault, the Seller shall deliver the replacements not later than 30 days after the official conclusion.

12. Điều khoản trọng tài (Arbitration).

  • Địa điểm trọng tài.
  • Trình tự tiến hành trọng tài.
  • Luật dùng để xét xử.
  • Chấp hành tài quyết.

Arbitration In the even of any disputes and differences in opinion arising during implementation of this contract between the parties which can not be settled amicably, such dispute shall be settled by the Vietnam International Arbitration Center (VIAC), at the Chamber of Commerce and Industry of Vietnam. Arbitration fees shall be borned by losing party.

13. Bảo hiểm (Insurance).

  • Người mua bảo hiểm.
  • Điều kiện bảo hiểm.
  • Loại chứng thư bảo hiểm.

Insurance to be effected by the seller for 110% of CIF invoice value against Free Particular Average as per Ocean Marine Cargo Clause of the People’s Insurance Company of Vietnam.

Cuối cùng, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ nội dung và các điều khoản, nhằm tránh các sai xót không đáng có. Và đặc biệt là tránh những phiền phức sau này: chứng từ, bên đối tác khó/dễ,…

Bài học tiếp theo: Cách lấy booking, xác định phương án đóng hàng, khai eport, VGM,…

Tham khảo thêm về pháp luật hợp đồng thương mại (Quan trọng): Tanggiap.net/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1251

~Nguồn: Tanggiap.net/

Tải về Hợp đồng xuất khẩu mẫu

Bài viết có liên quan:

  • Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
  • Hợp đồng nhập khẩu
  • Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến