Chuyển tới nội dung

Đại cương về polime – khái niệm, danh pháp, cấu trúc, tính chất vật lí

  • bởi

Bài viết cho các bạn biết được khái niệm về polime, cách gọi tên, cấu trúc và những tính chất vật lí thú vị của polime.

ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME

I – KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP

1. Khái niệm

Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.Ví dụ: image002.gifdo các mắt xích -NH -[CH2]6 -CO- liên kết với nhau tạo nên Hệ số n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa. Các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime được gọi là monome

2. Phân loại

a) Theo nguồn gốc:

polyme001.GIF

b) Theo cách tổng hợp:

polyme002.GIF

c) Theo cấu trúc: (xem phần II)

3. Danh pháp

– Poli + tên của monone (nếu tên monome gồm 2 từ trở lên hoặc từ hai monome tạo nên polime thì tên của monome phải để ở trong ngoặc đơn) – Một số polime có tên riêng (tên thông thường). Ví dụ: … image003.gif

II – CẤU TRÚC

1. Các dạng cấu trúc mạch polime

a) Mạch không phân nhánh. Ví dụ: polietilen, amilozơ… b) Mạch phân nhánh. Ví dụ: amilopectin, glicogen… c) Mạch mạng lưới. Ví dụ: cao su lưu hóa, nhựa bakelit…

2. Cấu tạo điều hòa và không điều hòa

a) Cấu tạo điều hòa: các mắt xích nối nhau theo một trật tự nhất định (chẳng han theo kiểu đầu nối đuôi). Ví dụ:

image004.gif

b) Cấu tạo không điều hòa: các mắt xích nối với nhau không theo trật tự nhất định (chẳng hạn theo kiểu đầu nối đầu, chỗ thì đầu nối với đuôi). Ví dụ:

image005.gif

III – TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Hầu hết polime là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định, một số tan trong các dung môi hữu cơ. Đa số polime có tính dẻo, một số polime có tính đàn hồi, một số có tính dai, bền, có thể kéo thành sợi.

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu1: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành.

B. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn.

C. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.

D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.

Câu2: Chọn khái niệm đúng ?

A. Monome là những phân tử nhỏ tham gia phản ứng tạo ra polime.

B. Monome là một mắt xích trong phân tử polime.

C. Monome là các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime.

D. Monome là các hợp chất có 2 nhóm chức hoặc có liên kết bội.

Câu3:Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?

A. Các polime không bay hơi.

B. Đa số polime khó hoà tan trong các dung môi thông thường.

C. Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

D. Các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit, bazơ.

Câu 4: Nilon-6,6 là một loại

A. tơ visco. B. tơ poliamit. C. polieste. D. tơ axetat.

Câu5: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là

A. PE. B. amilopectin.

C. PVC. D. nhựa bakelit.

Câu 6: Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là

A. PE. B. amilopectin.

C. PVC. D. nhựa bakelit.

Câu 7: Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime), đồng thời có loại ra các phân tử nhỏ (như nước, amoniac…) được gọi là

A. sự pepti hoá. B. sự polime hoá.

C. sự tổng hợp. D. sự trùng ngưng.

Câu 8: Điều kiện của monome để tham gia phản ứng trùng ngưng là phân tử phải có

A. liên kết . B. vòng không bền.

C. 2 liên kết đôi. D. 2 nhóm chức trở lên.

Câu 9: Tên gọi của polime có ký hiệu PVC là

A. poli vinylclorua. B. poli vinylclo.

C. poli(vinyl clorua). D. poli (vinyl) clorua.

Câu 10: nếu phân loại theo nguồn gốc thì trong 4 polime dưới đây polime nào cùng loại polime với tơ lapsan?

A. tơ tằm B. Poli ( vinyl clorua)

C.xenlulozo trinitat D. cao su thiên nhiên

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

D

B

D

B

D

D

C

B

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 12 – Xem ngay