Theo số liệu của Bộ Y Tế, ước tính Việt Nam có khoảng 11 triệu người nhiễm virus viêm gan B, đứng nhất nhì trong khu vực về số lượng người mắc bệnh. Với khả năng lây lan và tấn công lớn như vậy, cấu tạo loại virus này có gì đặc biệt? Virus viêm gan B sống được bao lâu ngoài môi trường? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Virus viêm gan B có cấu tạo thế nào?
Thuộc chi Orthohepadnavirus, virus viêm gan B còn được biết đến như một phần của chủng virus Hepadnaviridae. Chính vì vậy, virus viêm gan B còn có một tên gọi khác là HBV (Hepatitis B Virus). Cấu tạo chính của virus viêm gan B bao gồm một vỏ capsid và một lõi nucleocapsid. Trong đó, vỏ capsid của virus có kích cỡ 27nm, dày 7nm theo hình khối đối xứng. Vỏ này có cấu trúc là 3 lớp protein, bao gồm: protein lớn, trung bình và nhỏ. Bên cạnh đó, virus còn một bộ phận khác chính lõi nucleocapsid. Lõi này có tới 20 mặt chứa protein, bao gồm DNA virus và một polymerase DNA.
Như vậy, với cấu tạo như vậy, thông thường một virus viêm gan B sẽ có đường kính từ 30-42nm. Ở bề mặt ngoài của virus, hạt không có khả năng lây nhiễm mà các chất lipid và protein ở đây có tác dụng đó là cấu tạo nên bề mặt virion, hay một cách khác chính là kháng nguyên bề mặt HBsAg được sản sinh liên tục từ khi virus được tạo ra và tiêu huỷ
Các thành phần của virus viêm gan B sẽ bao gồm:
- HBsAg: Kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Trong các xét nghiệm, chỉ số HBsAg trong máu có thể cho chúng ta biết đã bị nhiễm virus viêm gan B hay chưa
- HBeAg: Kháng nguyên e của virus. Đây là một dạng protein virus trong cấu tạo của virus viêm gan B. Vì vậy, trong các xét nghiệm, chỉ số HBeAg cũng được đặc biệt quan tâm để đánh giá người bệnh có bị nhiễm virus hay không
- HBcAg: Kháng nguyên lõi virus, dựa vào chỉ số HBcAg có thể đánh giá tình trạng phát triển của virus viêm gan B
- HBx
- DNA polymerase viêm gan B
Bộ gen của virus viêm gan B bao gồm 3200 nucleotide, được cho là virus DNA nhỏ nhất hiện nay. Khác với các bộ gen sợi đôi khác, virus viêm gan B có cả sợi ngắn lẫn sợi dài, trong đó HBcAg và HBeAg được mã hoá bởi đoạn gen C; ADN polymerase được mã hoá bởi đoạn P, các tiền gen S và S chịu trách nhiệm mã hoá ở các protein trên vỏ và đoạn X sẽ mã hoá cho protein với chức năng hoạt hoá chéo.
Đầu tiên, để xâm nhập tế bào gan ở người, virus viêm gan B gắn lên thụ thể trên bề mặt của các tế bào. Với protein vật chủ, DNA virus dễ dàng đến vùng nhân của tế bào, từ đó nhân đôi DNA và phiên mã ra mRNA và RNA. mRNA tới tế bào chất và dịch mã enzim phiên mã ngược. Một số protein bắt đầu lắp ráp vỏ capsid của virus, phiên mã ngược RNA bản sao trong vỏ capsid mới. Như vậy, chuỗi DNA đôi tiếp tục được hoàn thành từ một DNA được phiên mã ngược từ RNA
Virus viêm gan B sống được bao lâu ngoài môi trường?
Virus viêm gan B là một trong những loại virus có khả năng tồn tại lâu. Ở điều kiện môi trường bình thường, loại virus này có thể sống ít nhất tới 7 ngày. Ở nhiệt độ cao 100°C, cũng phải mất 30 phút mới có thể diệt trừ được chúng. Còn nếu hạ nhiệt độ -20°C, virus viêm gan B có thể sống thời gian lên đến 20 năm.
Thời gian sống của loại virus này có thể nói được xếp vào một trong những loại sống lâu nhất hiện nay. Do đó, nếu khi bị virus HBV tấn công và thâm nhập vào cơ thể người, đặc biệt là những ai chưa tiêm vắc xin phòng ngừa thì khả năng ủ bệnh có thể từ 30 đến 180 ngày rồi bắt đầu các hoạt động phá huỷ tế bào gan.
Các hình thức lây nhiễm virus viêm gan B như lây nhiễm từ mẹ sang con, đường tình dục, đường máu và vết thương hở.
Các biện pháp phòng chống lây nhiễm virus viêm gan B
Trước khả năng tấn công và xâm nhập của virus viêm gan B, mỗi người đều cần có ý thức tự bảo vệ mình. Vậy phòng chống lây nhiễm virus viêm gan B như thế nào?
Dưới đây là một số giải pháp giúp bạn đẩy lùi nguy cơ lây nhiễm viêm gan B:
- Thường xuyên thăm khám định kỳ tại các cơ sở chuyên gan mật. Việc khám định kỳ này sẽ góp phần phát hiện liệu bạn có nhiễm virus viêm gan B một cách sớm nhất có thể, khi mà bệnh nhân mới ở giai đoạn đầu thì việc điều trị cũng trở nên dễ hơn.
- Nếu phát hiện bị nhiễm virus viêm gan B, thực hiện phòng chống lây nhiễm để chắc chắn không lây nhiễm cho người thân và cộng đồng. Việc thực hiện phòng chống này bao gồm việc ngăn quan hệ tình dục, mang thai, đặc biệt tránh các hoạt động dùng chung đồ cá nhân với những người khác như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, khăn mặt,… Việc này có thể khiến virus phát tán nhanh hơn, đặc biệt với những ai có vết thương hở thì khả năng nhiễm bệnh là cực kỳ cao
- Xây dựng chế độ sống lành mạnh. Việc xây dựng chế độ này bao gồm ăn uống điều độ, kết hợp đủ 4 nhóm dinh dưỡng và kết hợp thêm nhiều vitamin để tăng sức đề kháng của cơ thể. Bên cạnh việc ăn thì rèn luyện cũng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng góp phần đẩy lùi virus viêm gan B. Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, chạy bộ thư giãn hay đi dạo đều giúp cơ thể vận động khoẻ khoắn và tràn đầy năng lượng.
- Sắp xếp thời gian biểu hợp lý để sẵn sàng đi ngủ lúc 11h cho các bộ phận nội tạng, trong đó có gan thực hiện chức năng của mình hiệu quả nhất
- Tuyệt đối tránh xa các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và các đồ uống có cồn, các chất kích thích. Đây đều là những chất yêu cầu sự hoạt động nhiều của chức năng gan, từ đó khiến gan quá tải và dẫn đến mệt mỏi.
- Điều cuối cùng, luôn giữ cho mình một tâm trạng thoải mái vì lo lắng luôn là liều thuốc độc giết chết cơ thể nhanh nhất.
Bài viết trên đã cung cấp câu trả lời cấu tạo của virus viêm gan B, thời gian sống của virus trong các điều kiện, từ đó đưa ra một số biện pháp phòng chống lây nhiễm của bệnh. Mong rằng qua bài viết này, bạn và người thân có thể tự lên cho mình những kế hoạch phòng chống căn bệnh nguy hiểm này nhé!