Theo Đông y, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Tác dụng của cây ba kích bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, khử phong thấp,… Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt với bệnh nhân tuổi già, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ăn ngủ kém. Ngoài ra còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau khớp của các bệnh nhân đau khớp. Có rất nhiều cách sử dụng loại ba kích, thông thường người ta thường dùng ba kích khô hầm cùng thịt gà hoặc sắc nước uống. Tuy nhiên phương thức được sử dụng nhiều nhất là ngâm rượu.
Trong Đông y, ba kích còn là cây thuốc nam trị yếu sinh lý hiệu quả, tính ấm, vị hơi cay. Nó có tác dụng ôn thận, mạnh gân cốt, trợ dương, trừ phong thấp. Các lương y xưa thường dùng rượu ba kích thay cho thuốc trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới, chữa di tinh, lưng gối mỏi đau, gân cốt yếu mềm.
Các bài thuốc từ cây ba kích
Hỗ trợ và điều trị gân cốt, xương khớp yếu, lưng và đầu gối đau buốt: Ba kích, đỗ trọng bắc tẩm muối sao, nhục thung dung, thỏ ty tử, tỳ giải tất cả 400g; Hươu bao tử: 1 bộ. Các vị trên làm thành viên thuốc. Mỗi lần uống 6g thuốc/3 lần/ngày.
Lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh: Ba kích, Tục đoạn, Bổ cốt chi mỗi vị 12g, Hồ đào nhục 5 quả sắc uống hoặc tán bột nóng.
Thận hư, dương uý, di tinh: Ba kích, Thục địa, mỗi vị 15g. Sơn thù du, Kim anh mỗi vị 12g sắc uống.
Hỗ trợ và điều trị suy nhược, gầy còm hoặc béo bệu, kém ăn, kém ngủ, chân tay đau nhức, huyết áp cao: Ba kích 150g (chế cao 1/5 để khử chất gây ngứa cổ), lá dâu non 250g (chế cao 1/5), vừng đen chế 150g (sao thơm),hà thủ ô trắng chế đậu đen 150g (chế cao 1/5), ngưu tất 150g (chế cao 1/5), rau má thìa 500g (làm bột mịn), mật ong 250g. Đem các vị trên chế hoàn mềm 10g. Ngày uống 3 lần/1 hoàn.
Trị bụng đau, tiểu không tự chủ: Ba kích (bỏ lõi), Nhục thung dung, Sinh địa đều 60g, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử, Sơn dược, Tục đoạn đều 40g, Sơn thù du, Phụ tử (chế), Long cốt, Quan quế, Ngũ vị tử đều 20g, Viễn chí 16g, Đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, Lộc nhung 4g. Tán bột, làm hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn.
Hỗ trợ và điều trị thận hư: Nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ khó thụ thai, dương hư: Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc (tất cả 300g); Củ mài núi khô 600g. Đem các vị trên, tán bột mịn làm hoàn 10g với mật ong. Ngày uống 2-3 lần/ 1 hoàn.
Hỗ trợ điều trị huyết áp cao: Ba kích, Tiên mao, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Hoàng bá, Ðương quy, mỗi vị 12g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, thời gian điều trị là 3 tháng.
Trị thận hư, di liệu, đi tiểu nhiều lần: Ba kích 12g, sơn thù du 12g, thọ tu tự 12g, tang phiêu tiêu 12g. Sắc uống hoặc tán bột uống.
Lưu ý khi dùng ba kích
Tác dụng của ba kích không thể chối cãi, tuy nhiên không phải ai cũng có thể dử dụng được. Những đối tượng dưới đây khi sử dụng nên lưu ý, hoặc có thể tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Lõi của củ ba kích cần làm sạch trước khi sử dụng, bởi lõi của ba kích là nguyên nhân gây kích thích tim mạch, gây chóng mặt, buồn nôn.
Những người bị viêm đường tiết niệu, đi tiểu đau buốt không nên sử dụng. Những người bị nóng trong, táo bón không nên sử dụng ba kích. Nam giới đang bị chậm xuất tinh, khi quan hệ khó xuất tinh thì tuyệt đối không nên sử dụng ba kích hằng ngày bởi nếu dùng ba kích bệnh tình sẽ càng nặng hơn.
Đối với sinh hoạt phòng the, công dụng cây ba kích là vô cùng to lớn. Tuy nhiên hãy biết cách sử dụng chúng đúng liều lượng để có được hiệu quả tốt nhất, không nên sử dụng bừa bãi cũng như nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng bất cứ 1 loại dược liệu nào đó
Nhật Anh (t/h)