Cây bạc hà là một loại thảo dược quen thuộc trong vườn nhà của người Việt Nam. Bên cạnh là một loại rau thơm cho bữa cơm thì lá bạc hà còn là vị thuốc dân tộc với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Thế nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt các loại cây bạc hà và các loại rau khác. Dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc cách nhận biết các loại giống bạc hà, công dụng cũng như các cách sử dụng loại thảo dược này làm thuốc hiệu quả nhất.
Tìm hiểu cây bạc hà là cây gì?
Là một loại thảo dược dễ sống và được trồng rất nhiều trong vườn nhà, với nhiều người thì đây là một loại cây rất quen thuộc. Tuy nhiên, với hình dáng tương tự với nhiều loại rau thân thảo khác nên nhiều người thường xuyên nhầm lẫn.
Dưới đây là những thông tin về cây bạc hà mà bạn đọc có thể tham khảo.
Thông tin tổng quan
Lá bạc hà có nguồn gốc từ các nước châu Âu và được du nhập khắp thế giới trong đó có cả Việt Nam.
- Tên thảo dược: Bạc hà
- Tên trong Đông y: Anh sinh, Nam bạc hà, Thạch bạc hà, Kim tiền bạc hà, Liên tiền thảo, Phiên hà, Tẩu hà, Bạc hà diệp,…
- Tên tiếng Anh: Mint
- Tên khoa học: Mentha Arvensis Linn
- Họ: Hoa môi – Lamiaceae
Đặc điểm thực vật
Bạc hà là một loại cây thân thảo, phát triển lâu năm, được trồng hoặc mọc hoang ở vùng khí hậu ôn đới.
Cây bạc hà có những đặc điểm sau:
- Cây thân thảo, mọc bò lan trên mặt đất hoặc mọc đứng, có phân nhánh, cao khoảng 40 – 80 cm. Toàn bộ cây được phủ kín bởi lông ngắn, có mùi thơm của tinh dầu, vừa có vị cay vừa the mát.
- Thân mềm có màu xanh lục hoặc vào tím nhạt, tím tía.
- Lá bạc hà cuống ngắn, lá đơn, mọc đối xứng, có hình trứng thuôn dài hoặc hình bầu dục, mép lá có răng cưa.
- Hoa cây bạc hà nở vào tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, hoa nhỏ, mọc tụ tập quanh kẽ lá thành nhiều vòng hoa, có màu trắng, tím, hồng, tím hồng.
- Quả nhỏ, có 4 hạt.
Phân bổ địa lý
Cây bạc hà phân bố chủ yếu ở các vùng có khí hậu ôn đới ở châu Âu, châu Á. Tại Việt Nam, đây là một loại cây thân thảo mọc hoang ở những vùng đất ẩm, vùng núi cao có khí hậu mát lạnh.
Vậy cây bạc hà trồng ở đâu tại nước ta?
Các khu vực phù hợp để bạc hà mọc hoang sinh sôi phát triển gồm vùng núi cao như Lào Cai, Lai Châu,… Loại bạc hà được nhập về trồng làm dược liệu được trồng chủ yếu tại Yên Bái, Vĩnh Phúc, Lai Châu,…
Cây bạc hà có mấy loại và cách nhận biết
Trên thế giới có rất nhiều loại cây bạc hà khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các loại bạc hà sau:
- Bạc hà Âu (Mentha Piperita): Là loại bạc hà đặc trưng và được ưa chuộng nhất, chứa nhiều tinh dầu, lá hình răng cưa. Loại này có tên thương phẩm là Peppermint Oil, dùng để làm singgum, pha trà, làm thuốc.
- Bạc hà hăng (Pennyroyal Mint): Tên thương phẩm Pennyroyal Oil, mùi thơm nồng, hơi hăng. Cây cao khoảng 40cm, lá hình trứng có răng cưa, hoa tím nhạt. Loại này được dùng nhiều để làm thuốc chữa bệnh về tiêu hoá, đau đầu, nhiễm trùng hô hấp nhẹ, cảm sốt, điều hoà kinh nguyệt và diệt bọ chét chó mèo.
- Bạc hà táo (Apple Mint): Mùi đặc trưng giống mùi thơm của táo, cây cao khoảng 30cm, lá phủ lông, hình trứng, nếp nhăn trên lá ít hơn các loại khác.
- Bạc hà gừng (Ginger Mint7): Được lai giống giữa bạc hà Á Mentha Arvensis và Mentha Spicata, mùi thơm giống mùi của gừng. Cây cao 40cm, được dùng nhiều trong nấu ăn, chữa cảm lạnh, đuổi côn trùng.
- Chocolate Mint: Được lai giống giữa Mentha và Pipertita, mùi thơm dễ chịu nhất, lá hình trứng và được dùng nhiều để làm bánh, pha trà, làm thức uống.
- Mentha Longifilia: Đặc trưng bởi mùi thơm dịu tinh tế, lá xanh đậm có răng cưa, phủ lông màu bạc, dùng để làm thảo dược và gia vị.
- Bạc hà mèo Catmint: Mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu, dùng trong nấu ăn. Đặc biệt, loại cây này có khả năng kích thích hưng phấn ở chó mèo nên được đặt tên là bạc hà mèo.
Bạc hà và rau húng có phải một loại không?
Rất nhiều người tìm hiểu cây bạc hà còn gọi là gì, có phải cây rau húng – một loại rau thơm quen thuộc của người Việt Nam hay không?
Cây bạc hà không phải cây rau húng của Việt Nam, mặc dù hai loại cây này có hình dạng giống nhau và mùi thơm tương tự nhau. Các loại rau húng mà nhiều người thường nhầm lẫn với lá bạc hà gồm húng quế, húng tây, húng chanh, húng lủi.
Để phân biệt, bạn có thể căn cứ vào các đặc điểm sau:
- Rau húng quế (húng giổi, é tía): Cao khoảng 50cm, mùi thơm đặc biệt, vị cay, tính nóng. Lá đơn mọc đối xứng, màu xanh lục, hoa màu trắng hơi tía, mọc thành chùm, quả có hạt màu đen. Loại này thường dùng làm gia vị món ăn.
- Rau húng tây (quế tây): Mùi rất thơm và hăng, ngọt mát, vị không the. Lá cây trơn, hình tròn bầu dục, thường dùng trong các món Tây.
- Rau húng chanh: Cây cao 20 – 50cm, thân sát đất hoá gỗ, lá dày cứng, mập mạp, giòn, mép có răng khía, có lông mịn. Toàn cây có mùi thơm như chanh, vị cay.
- Rau húng lủi (húng bạc hà): Mùi thơm đặc trưng, mọc hoang, phát triển nhanh, thân rễ mọc thành chùm dưới đất. Lá cây nhỏ, hình thuôn, mép có răng cưa, thường làm gia vị và ăn sống.
Cây bạc hà có tác dụng gì?
Bên cạnh là một loại gia vị món ăn thì cây bạc hà còn được dùng để chế biến thành dược liệu, dùng để chữa bệnh và sử dụng trong nhiều chế phẩm khác.
Bộ phận sử dụng và quy trình bào chế
Vào tháng 5 và tháng 11 hàng năm, khi cây bạc hà ra hoa, người dân thường thu hoạch để sử dụng bào chế dược liệu. Cây bạc hà được ứng dụng để làm thuốc, dùng làm trà khô, làm gia vị món ăn hoặc chiết xuất tinh dầu.
Phần sử dụng là toàn bộ phần trên mặt đất (bao gồm thân, cành, lá và hoa). Sau khi thu hoạch, rửa sạch để dùng trực tiếp hoặc phơi khô trong bóng râm, không phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Trong các bài thuốc, bạc hà thường sử dụng là cây bạc hà đã phơi khô toàn bộ. Thân khô màu nâu, vàng nâu, hình vuông và có nếp nhăn, có đốt mắt. Lá khô màu vàng nâu hoặc xanh nâu, teo nhăn lại. Đặc biệt dược liệu này có mùi rất thơm.
Quy trình bào chế bạc hà làm thuốc:
- Cây bạc hà rửa sạch sẽ bụi đất, để ráo nước cho đến khi cây mềm ra.
- Cắt cây thành từng đoạn khoảng 2 – 3cm, tiếp tục phơi trong bóng râm cho đến khi cây khô hoàn toàn.
Cây bạc hà dưới góc nhìn Đông y
Theo các ghi chép Đông y thì bạc hà là dược liệu có vị cay, the, tính mát lạnh, được quy vào kinh Phế, Can và Đởm.
Cây bạc hà chủ trị và trị các chứng:
- Chủ tặc phong, phát hãn, khử uế, thông lợi quan tiết, chữa các chứng đầy bụng, chướng bụng, ăn không tiêu do ác khí, hạ khí.
- Trừ tặc phong, kích thích tiêu hoá, trị chứng trúng phong mất tiếng, nôn có đờm, đau đầu, chữa thương hàn.
- Thông khớp lạc, chữa đau đầu, sốt cảm, phong nhiệt ở trẻ nhỏ, trị trẻ bị sốt cao co giật, nóng nhức trong xương.
- Trị phế thinh, sơ can, chữa đau mỏi lưng, vai, chữa cảm phong hàn toát mồ hôi.
- Tiêu mục ế tức trị chứng bệnh mộng thịt ở mắt.
- Chữa ung nhọt, ngứa ngáy, nổi mề đay, phát ban, mọc sởi.
Cây bạc hà trong Y học hiện đại
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng tinh dầu trong bạc hà chiếm 1 đến 3%, trong đó có 10.7% menthol và 23.4% menthone, và các thành phần khác như limonen, methyl acetate, myrcen, pinene, pulegone, camphene,…
Ngoài ra, loại cây này còn chứa nhiều vitamin A, B6, C, D, các khoáng chất Magnesium, Protein, Sodium,… Nhờ đó, cây bạc hà có những công dụng sau:
- Kháng khuẩn, sát khuẩn mạnh mẽ: Ức chế và tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus Aureus, Salmonella Typhoid, Bacillus Subtilis, ức chế virus Echo. Dùng để chữa bệnh ngoài da, bệnh lý tai – mũi – họng.
- Giảm vận động và chống co thắt cơ trơn: Ức chế hoạt động đường tiêu hoá, giãn mao mạch.
- Giảm đau: Tinh dầu the mát, gây tê tại chỗ, tạo cảm giác mát, dùng khi bị đau, ức chế thần kinh giảm đau khi bị viêm dây thần kinh.
- Giảm nhiệt độ cơ thể, tăng bài tiết mồ hôi, gây hưng phấn.
- Kích thích tủy sống, gây tê liệt các phản xạ khi sử dụng liều lớn.
Top 20 cách dùng cây bạc hà để chữa bệnh hiệu quả
Dược liệu bạc hà là một trong những vị thuốc có thể dùng để điều trị nhiều bệnh lý và các chứng bệnh khác nhau trên cơ thể con người. Dưới đây là các cách dùng cây bạc hà trong các bài thuốc chữa bệnh phổ biến.
Dùng lá bạc hà tươi chữa bệnh
Cách đơn giản nhất để chữa bệnh từ thảo dược này chính là sử dụng lá bạc hà tươi, rất thuận tiện.
Bài thuốc 1 – Chữa hôi miệng
Nhờ thành phần tinh dầu dồi dào cũng như mùi thơm rất đặc trưng của cây bạc hà mà loại thảo dược này được dùng để trị hôi miệng.
Đồng thời với đặc tính sát khuẩn mạnh mẽ, lá bạc hà giúp diệt vi khuẩn có trong răng miệng, giữ hơi thở thom tho, khoang miệng sạch sẽ.
- Dùng vài lá bạc hà tươi ngâm vào nước muối pha loãng, sau đó rửa lại sạch và để ráo nước.
- Nhai sống lá bạc hà.
Hoặc bạn có thể dùng các sản phẩm từ bạc hà để tiện lợi hơn như trà bạc hà, kẹo bạc hà,…
Bài thuốc 2 – Chữa tiêu chảy
- Dùng vài lá bạc hà, ngâm vào cốc nước nóng trong 5 phút.
- Khi bị tiêu chảy, uống 1 cốc nước lá bạc hà sẽ làm tình trạng thuyên giảm nhanh chóng.
Bên cạnh đó, tinh dầu trong bạc hà giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, phòng bệnh đau dạ dày, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
Bài thuốc 3 – Trị ho, cảm mạo, đau đầu
- Chuẩn bị 6g mỗi loại gồm bạc hà, hành hoa, kinh giới, 5g phòng phong, 4g bạch chỉ.
- Các loại thảo dược trên rửa sạch bụi đất, để ráo nước hoàn toàn.
- Dùng nước sôi hãm thảo dược trong 15 phút tương tự như hãm trà.
Mỗi ngày uống 1 – 2 lần khi nước thảo dược còn nóng, sau đó nghỉ ngơi để khoẻ trở lại.
Bài thuốc 4 – Làm dịu vết côn trùng cắn
Khi bị ong đốt, hay da tiếp xúc với côn trùng gây ngứa, đau, sưng viêm, bỏng rát thì có thể dùng cách sau:
- Dùng một nắm lá bạc hà tươi.
- Rửa sạch lá bạc hà cho sạch hoàn toàn bụi đất rồi giã nát.
- Dùng cả phần nước và bã đắp lên vùng da bị dị ứng, bị đốt chích sẽ dịu mát tức thì, đồng thời giảm viêm sưng hiệu quả.
Bài thuốc 5 – Chữa đau tai
Trong trường hợp tai bị đau nhức, viêm sưng không chảy mủ thì bài thuốc từ cây bạc hà dưới đây sẽ rất hiệu quả:
- Chuẩn bị 3 – 5 lá thảo dược tươi.
- Dùng nước muối loãng rửa sạch sau đó giã nát.
- Chắt nước cốt bạc hà, bỏ bã.
Nhỏ 3 – 4 giọt nước thuốc trực tiếp vào tai, nằm im để thuốc không bị chảy ra ngoài.
Bài thuốc 6 – Dành cho người bị chảy máu cam
- Dùng 4 – 5 lá cây rửa sạch, chắt lấy nước cốt.
- Sau đó dùng miếng vải mềm thấm nước thuốc, cho vào mũi và giữ nguyên cho đến khi khô.
Khi bị chảy máu cam không cầm được, bạn có thể dùng cách làm này sẽ cầm máu mũi rất tốt.
Bài thuốc 7 – Chữa mụn, sẹo, thâm trên da
Cây bạc hà là một trong những nguyên liệu làm đẹp được rất nhiều chị em sử dụng, đặc biệt là dành cho da có khuyết điểm như mụn thâm, sẹo thâm, lỗ chân lông to, dầu nhờn.
- Dùng 1 nắm lá thảo dược tươi, rửa sạch, sau đó giã nát.
- Thêm 1 thìa cafe mật ong nguyên chất vào trộn đều.
- Rửa mặt sạch sẽ sau đó đắp lá thuốc lên da mặt.
Kiên trì đắp mặt mỗi tuần 3 – 4 lần để da trắng sáng, mịn màng, se khít lỗ chân lông.
Tinh dầu bạc hà có tác dụng gì?
Tinh dầu bạc hà là phần tinh dầu được chiết xuất từ cây bạc hà, tiện lợi khi sử dụng, đem lại nhiều công dụng khác nhau trong đời sống và sức khỏe.
Bài thuốc 8 – Trị bệnh đường hô hấp
Thành phần chất chống viêm trong rosmarinic acid trong bạc hà có công dụng điều trị các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm xoang, hen phế quản, nhiễm nấm đường hô hấp.
Đồng thời làm sạch đường hô hấp, loại bỏ các vật chất gây tắc nghẽn.
Dưới đây là cách xông hơi tinh dầu:
- Dùng một chậu nhỏ nước đun sôi, để cho nguội bớt.
- Nhỏ khoảng 2 – 3 giọt tinh chất dầu bạc hà vào nước còn ấm.
- Xông hơi mũi trong 10 phút.
Bài thuốc 9 – Giảm đau nhức cơ bắp
Cây bạc hà được chứng minh có tác dụng chống co thắt, từ đó giúp cơ bắp được thả lỏng, giảm đau nhức.
Cách làm rất đơn giản, mỗi khi bị đau nhức ở cơ, bạn có thể dùng vài giọt tinh dầu lá bạc hà, xoa bóp nhẹ nhàng để giảm đau.
Bài thuốc 10 – Điều trị triệu chứng ăn không tiêu, nôn mửa
- Sử dụng 5g lá bạc hà khô pha với 100ml rượu, thêm 5ml tinh dầu bạc hà vào, thêm vào chút nước ấm.
- Uống ngay khi còn ấm.
Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần cho đến khi hết hoàn toàn các triệu chứng thì dừng.
Bài thuốc 11 – Chống say tàu xe
Cách này dùng cho người buồn nôn, chóng mặt, xây xẩm mặt mày khi đi tàu, xe ô tô, máy bay,…
Khi đó, hãy dùng tinh dầu bạc hà nhỏ vài giọt vào khăn mùi soa mềm, đưa lên mũi khi đi xe để hết buồn nôn, thư giãn và không mệt mỏi.
Bài thuốc 12 – Chữa bệnh trầm cảm, an thần
Loại tinh dầu này giúp thư giãn tinh thần, cân bằng tâm trạng, giúp bạn thoải mái, thư giãn, giảm căng thẳng, ngủ sâu và ngon giấc, dùng cho người mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, trầm cảm.
- Pha vài giọt tinh dầu vào cốc nước ấm uống trước khi đi ngủ.
- Dùng máy xông hơi thêm tinh dầu để trong phòng ngủ.
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu bạc hà
Bạc hà được bào chế thành dược liệu ở dạng phơi hoặc sấy khô hoàn toàn. Vị thuốc này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh.
Bài thuốc 13 – Chữa mụn nhọt, lao, hạch
- Các vị thuốc gồm: 30g bạc hà, 10 quả tạo giáp và 200ml rượu trắng, dấm gạo.
- Bạc hà ngâm với rượu 3 đêm, sau đó phơi khô. Tiếp tục ngâm thêm 3 đêm và sấy thành bột khô.
- Tạo giáp bỏ vỏ màu đen, tẩm cùng dấm, sau đó nướng cho đến khi chuyển sang màu vàng, tán thành bột.
- Trộn đều 2 loại, sau đó vo viên thành viên hoàn to bằng hạt ngô đồng.
Mỗi ngày trước bữa cơm uống 20 viên thuốc, trẻ em uống 10 viên.
Bài thuốc 14 – Chữa bệnh cảm do phong nhiệt
- Chuẩn bị các vị thuốc gồm có: 24g thạch cao, 12g thuyền thoái, 8g bạc hà, 6g cam thảo.
- Tất cả vị thuốc trên sắc nước thuốc.
Một thang thuốc bên trên dùng trong một ngày, uống liên tục cho đến khi hết bệnh.
Bài thuốc 15 – Chữa sốt do phong nhiệt
Người bị bệnh có các triệu chứng sốt cao, nóng trong nhưng không toát được mồ hôi ra ngoài, cảm giác khát khô ở miệng, người bồn chồn, bứt rứt, khó chịu.
Cách làm bài thuốc này như sau:
- 40g thạch cao sống, 20g diệp bạc hà.
- Hai vị thuốc trên tán thành bột mịn, bảo quản kín.
- Mỗi lần lấy 2 – 4g thuốc bột, pha với nước nóng và uống.
Mỗi ngày uống thuốc 3 lần cho đến khi khỏi hẳn các triệu chứng.
Bài thuốc 16 – Trị phong nhiệt gây đau đầu, đau họng, đỏ mắt
- Thành phần bài thuốc gồm: 12g mỗi vị kinh giới, cương tằm, 8g mỗi vị cát cánh, phòng phong, cam thảo, 4g bạc hà.
- Sắc nước thuốc tất cả vị thuốc.
Mỗi ngày chia nước thuốc thành 2 phần bằng nhau, uống khi nước thuốc còn ấm.
Bài thuốc 17 – Bạc hà trị đau răng
- Bài thuốc gồm có 10g bạc hà, 10g cúc hoa, 10g tàn ong, 6g bạch chỉ, 2g hoa tiêu.
- Dùng tất cả nguyên liệu sắc thành nước thuốc uống.
Mỗi khi bị đau nhức răng, uống một thang thuốc trên, dùng cho đến khi hết đau nhức.
Bài thuốc 18 – Trị đau mắt, toét mắt
- Chuẩn bị thảo dược bạc hà khô, gừng tươi.
- Gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch, thái thành lát mỏng, sau đó thả vào nước ấm khoảng 15 phút.
- Dùng bạc hà ngâm vào nước gừng đủ 1 ngày 1 đêm.
- Sau khi vớt ra, để ráo nước và sấy khô hoàn toàn, tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ kín.
- Mỗi lần lấy 4g thuốc, hoà tan cùng nước sôi.
Dùng nước thuốc để rửa mắt mỗi ngày, ngày dùng 2 lần.
Bài thuốc 19 – Trị bệnh sởi chưa khởi phát, mề đay, phát ban
- Sắc nước thuốc gồm có 12g ngưu bàng tử, 4g bạc hà, 4g cam thảo, 4g thuyền thoái.
- Mỗi ngày uống 2 lần cho đến khi sởi mọc phát ra ngoài.
sKiên trì dùng cho đến khi các chứng bệnh khỏi hoàn toàn.
Bài thuốc 20 – Trị ngứa ngáy ngoài da
- 2 vị thuốc gồm có 30g bạc hà, 30g thuyền thoái.
- Đem tán cho thành bột mịn cả 2 loại thuốc trên, bảo quản trong lọ kín.
- Khi sử dụng lấy 4g thuốc, hoà trong nước ấm hoặc rượu.
Mỗi ngày dùng từ 1 – 2 lần để giảm ngứa, hết mụn nhọt hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng thảo dược bạc hà
Là một loại cây rất đỗi quen thuộc và lành tính, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng phù hợp để sử dụng. Bên cạnh đó, sử dụng không đúng cách cũng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Do đó, khi sử dụng dược liệu này, bạn cần chú ý những điều sau:
- Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa 0.4ml, dùng quá liều có thể dẫn đến đau nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, phát ban, thậm chí co giật.
- Một số cơ địa dị ứng bạc hà có thể xuất hiện mụn nước ở mũi, họng. Các tác dụng phụ có thể gặp là dị ứng phát ban, hạ huyết áp, hạ đường huyết, ngộ độc,…
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi dùng bạc hà có thể gây ức chế hô hấp dẫn đến ngừng thở, tim ngừng đập, nhất là khi nhỏ trực tiếp tinh dầu vào mũi, họng.
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, người bị tim mạch, bị tiểu đường, trào ngược dạ dày, huyết áp, người bị táo bón không nên dùng bạc hà.
- Không dùng bạc hà trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng Phế, Tâm, gây sốt, đổ mồ hôi nhiều, người nhiễm lạnh, ho.
- Không để bạc hà tiếp xúc trực tiếp vào da có vết thương hở, mắt, không ngửi tinh dầu quá 4 lần/ngày sẽ làm khô niêm mạc mũi.
- Khi dùng bạc hà thì không được dùng một số loại thuốc như thuốc kháng acid, thuốc hạ đường huyết, kháng sinh Cyclosporin,…
- Không ăn các thực phẩm có vị tanh như cua, cá, lươn, chạch,…
Mua cây bạc hà ở đâu, giá bao nhiêu?
Bạc hà là loại cây được trồng rất phổ biến ở vùng núi cao phía Bắc nước ta, tìm mua cây bạc hà tươi không quá khó. Vậy thảo dược bạc hà được sấy khô thì mua ở đâu?
Mặc dù được trồng rất nhiều nhưng đa số là các hộ gia đình tự trồng để sử dụng, không có nhiều nơi trồng theo quy mô lớn.
Hiện nay, trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng Vietfarm đã nghiên cứu và nuôi trồng cây bạc hà quy mô lớn phục vụ cho sản xuất thảo dược và phân phối ra thị trường. Cây bạc hà được trồng chủ yếu ở vùng dược liệu Lào Cai, Vĩnh Phúc – thuộc chuỗi hệ thống dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO trải dài khắp cả nước của Vietfarm.
Cây được trồng, thu hoạch và bào chế thành dược liệu theo quy trình khép kín, công nghệ sản xuất sấy khô đạt chuẩn CO – CQ hiện đại bậc nhất hiện nay. Dược liệu được lựa chọn từ loại thảo dược chất lượng tốt nhất, cho ra thành phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh.
Vậy cây bạc hà giá bao nhiêu? Trên thị trường hiện nay, giá thảo dược bạc hà dao động từ 150.000 VNĐ đến 200.000 VNĐ/ kg sấy khô. Tại Vietfarm, giá thảo dược loại chất lượng nhất là 190.000 VNĐ/kg và 95.000 VNĐ/0.5kg. Sản phẩm được đóng gói theo túi 1kg và 0.5kg, có đầy đủ tem mác, giấy chứng nhận đi kèm.
Trên đây là tất cả thông tin về cây bạc hà mà bạn đọc có thể tham khảo. Cây bạc hà bán ở đâu? Để mua sản phẩm này tại Vietfarm, khách hàng có thể đặt mua tại website hoặc đến trực tiếp 3 cửa hàng đại diện tại:
Hệ thống cửa hàng đại diện của trung tâm Vietfarm:
- TP. Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Q.Thanh Xuân
- Tp. Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, P.2. Q. Phú Nhuận
- Tp. Quảng Ninh: 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, Tp. Hạ Long