Chuyển tới nội dung

Cây cóc bị xoăn lá, bạc lá thì khắc phục thế nào?

  • bởi

Côn trùng gây hại thường chích hút nhựa cây, khiến cho đọt non, lá non bị xoăn lại và bạc đi, không còn màu xanh tươi bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra ở hầu hết các loại cây ăn trái, đặc biệt là cây cóc. Vậy đối với cây cóc bị xoăn lá, bạc lá thì khắc phục thế nào, bà con có thể áp dụng một số phương pháp sau.

Các loại côn trùng gây hại cho lá

Thông thường, các loại côn trùng chích hút nhựa cây là bọ trĩ, bù lạch, rệp, rầy, bọ phấn hoặc các loại ấu trùng rất nhỏ, màu trắng, vàng hoặc đen. Chúng thường tập trung các lá non, đọt non, bên dưới mặt lá. Các loại côn trùng này chích hút khiến cho đọt bị xoăn lại, lá non bị bạc màu. Đặc biệt, hoạt động mạnh trong thời tiết nắng ấm, thường nấp ở gốc hoăc trong các lá đang cuốn lại.

Bên cạnh, dấu hiệu cây cóc bị xoăn lá, bạc lá thì một số lá có thể bị đốm vàng, cây chậm phát triển, khó ra trái và trái thường méo mó, không có vị ngon đặc trưng.

Hiện tại chưa có thuốc đặc trị các bệnh do virus mà chỉ có thể điều trị các triệu chứng bệnh ở cây do các loại côn trùng gây ra.

Cây cóc bị xoăn lá, bạc lá thì khắc phục thế nào?

cây cóc bị xoăn lá, bạc lá

Trong quá trình chăm sóc cây, bà con cần theo dõi thật sát sự phát triển của vườn để đảm bảo phát hiện sớm nếu vườn cây bị tấn công bởi sâu bệnh. Ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh thì cần có biện pháp xử lý sớm:

– Chặt, đốn bỏ những cây bị bệnh hại quá nặng để giảm mật độ côn trùng và hạn chế lây lan sang các cây khác

– Sử dụng những loại thuốc chứa một trong số các hoạt chất sau: Sulfoxaflor, Dinotefuran, Nitenfyram, Thiamethoxam, Acetamiprid. Sử dụng theo đúng liều lượng trên bao bì hướng dẫn để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị. Nếu mật độ côn trùng quá dày thì có thể phun thuốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần.

Phòng ngừa côn trùng chích hút ở cây cóc

– Có thể dùng bẫy dính hoặc bẫy đèn để diệt bớt côn trùng gây hại.

– Chú ý tỉa cành thường xuyên, tránh trồng quá dày.

– Côn trùng thường tấn công mạnh nhất vào mùa nắng nóng, do đó thời điểm này cần đảm bảo lượng nước tưới cho cây. Không nên để cây bị thiếu nước, héo khô.

– Trước khi trồng cây cần phải xử lý đất cũ thật kỹ, đảm bảo không còn mầm bệnh, ấu trùng…

– Hạn chế bón nhiều phân đạm. Nên cân bằng hàm lượng các loại khoáng chất và vi lượng trong phân bón. Có thể sử dụng phân bón lá Poly Feed 19-19-19 để tăng sức đề kháng của cây.

– Sau khi cây con mọc được khoảng 20 ngày thì nên chú ý chăm sóc và theo dõi cẩn thận, bởi đây là thời điểm quan trọng quyết định đến sức khỏe của cả vườn cây.

Trong quá trình trồng và chăm sóc vườn cây cóc, chắc chắn bà con đã có lúc băn khoăn cây cóc bị xoăn lá, bạc lá thì khắc phục thế nào. Thực ra các triệu chứng này không phải là một bệnh lý nào cụ thể mà chỉ là biểu hiện của cây đang bị côn trùng tấn công. Bà con cần giảm mật độ côn trùng và tuân thủ các bước xử lý như trên để nhanh chóng hồi sức cho cả vườn cây.

Câu hỏi

200 cây cóc Thái có biểu hiện xoăn lá và bạc lá. Tôi chưa dùng thuốc gì. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

TS Đinh Văn Đức cho rằng, cóc Thái đã bị một số côn trùng chích hút gây hại. Cần theo dõi thường xuyên vườn trồng, đặc biệt là khi cây ra các chồi lá non để phát hiện sớm các côn trùng chích hút. Khi thấy mật độ côn trùng chích hút cao hoặc triệu chứng gây hại trên lá nhiều, cần làm như sau:

+ Sử dụng một trong các thuốc trừ sâu chích hút, gốc hoạt chất: ABAMECTIN hoặc AZADIRACHTIN hoặc EMAMECTIN BENZOATE hoặc DINOFEFURAN hoặc ETHOFENPROX hoặc THIAMETOXAM…để phun trừ khoảng 2 lần vào lúc trời mát, theo nồng độ và liều lượng khuyến cáo ghi trên vỏ bao thuốc.

Hợp tác với 3N/VTC16

Video hướng dẫn