Cây từ bi là một trong những cây thuốc nam cực kỳ nổi tiếng bởi nó có rất nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh. Nhưng vẫn có nhiều người vẫn không biết đến công dụng của loại cây này. Vậy cây từ bi là cây gì, đặc điểm và công dụng của loại cây này như thế nào thì hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về cây từ bi
Cây từ bi hay còn được nhiều người gọi với một tên khác là cây cúc tần. Đây là loại cây mọc hoang và hay được trồng để làm hàng giao và được nhiều người biết đến loại cây này.
Đặc điểm cây từ bi
Cây từ bị thuộc nhóm cây bụi mọc hoang và có thân cao khoảng từ 1-2m và toàn thân có nhiều lông sau nhẵn. Lá Cây từ bi có màu lục xám, không có cuống, lá của cây từ bi thường được mọc so le nhau và hay được mọc ở phần ngọn, quả của cây từ bị nhỏ và có các cạnh.
Phân bố cây từ bi ở nước ta hiện nay
Ở nước ta thì cây từ bi thường sống trong khoảng từ 1-2 năm rồi lụi và tập chung chủ yếu ở vùng miền trung du, đồng bằng, vùng núi, ven rừng và mọc nhiều nhất ở Tây Nguyên.
Trước kia cây từ bi thường được người dân trồng để làm hàng rào và trồng trên các thửa rộng để phân chia đất.
Hiện nay tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển thì việc sử dụng cây từ bi để làm hàng rào sẽ ít và chỉ thấy xuất hiện ở những vùng quê.
Thành phần hóa học của cây từ bi
Một số nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong cây từ bi có chứa một lượng tinh dầu lớn với một số thành phần như: acid palmitic, acid myristic, limonen và sesquiterpen alcol. Ngoài ra cây từ bi còn có chứa nhiều chất triterpen như: acid hedragonic, acid hydroxyasiatic.
Trong cây từ bi còn có chứa nhiều vitamin C, lipit, sắt, đây đều là những dưỡng chất mang lại nhiều công dụng đối cho chúng ta trong quá trình điều trị bệnh.
Tác dụng của cây từ bi chữa bệnh gì?
Trong đông y cây từ bi có vị đắng, mùi the, có tinh dầu thơm, tính ấm và có tác dụng trong việc điều trị bệnh. Từ xa xưa thì cây từ bi đã được sử dụng để điều trị rất nhiều căn bệnh như xương khớp, tiêu hóa, dạ dày,… nhưng nổi bật và hiệu quả nhất phải kể đến tác dụng chữa các thương tổn tại thận và tình trạng suy giảm chức năng thận như thận yếu, thận ứ nước, sỏi thận,…
Ngoài ra, Cây từ bi còn được sử dụng để chiết xuất ra hoa mai băng phiến có tác dụng rất tốt trong việc chữa viêm chân răng và bệnh viêm khí quản. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây từ bi được nhiều thầy thuốc sử dụng trong điều trị bệnh:
Bài thuốc chữa sỏi thận từ cây từ bi
Để điều trị bệnh sỏi thận thì bạn chỉ cần chuẩn bị: Khoảng 20g lá từ bi, rau ngổ khoảng 10g, hoạt thạch tán thành bột mịn khoảng 1,5g.
Sau khi nguyên liệu đã được chuẩn bị xong thòi cho tất cả vào ấm cùng với khoảng 2,5 lít nước và đun đến lúc nào lượng nước trong ấm khoảng 2 lít thì dừng lại và sử dụng lượng nước này trong ngày.
Đối với những người bị sỏi thận thì nên kiên trì thực hiện bài thuốc này để thấy được công dụng mà cây từ bi mang lại. Cùng với đó thì người bệnh cũng cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý để có thể điều trị dứt điểm được bệnh sỏi thận.
Bài thuốc chữa thận yếu từ cây từ bi
Chuẩn bị: Khoảng 200g lá cây từ bi, 100g sả, lá chanh khoảng 50g và thủy xương bồ khoảng 10g. Đem tất cả các nguyên liệu này đi rửa sạch. Sau đó cho vào ấm đun thành dạng cao lỏng và cho thêm khoảng 1 lít nước. Để cho dễ uống bạn cũng có thể cho thêm một chút đường vào.
Bài thuốc này có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng suy giảm chức năng thận của bệnh.
Bài thuốc từ cây từ bi chữa bong gân
Chuẩn bị: lá từ bi, mã đề, gừng tươi, vỏ cây gạo và đem đi rửa sạch và giã nhỏ. Sau đó cho nên đun nóng, và để ấm và đắp vào những vùng bị bong gân. Với bài thuốc này sẽ giúp điều trị nhanh tình trạng bong gân cực kỳ hiệu quả.
Để có thể giúp bài thuốc này phát huy hết công dụng thì trong quá trình điều trị người bệnh cần tránh vận động các khớp đang bị bong gân.
Cách dùng bài thuốc từ cây từ bi chữa cảm mạo, sốt
Với việc điều trị bệnh cảm mạo và sốt thì bạn cũng có thể sử dụng một số bài thuốc được bào chế từ cây từ bi như:
Bài thuốc 1: cần chuẩn bị 1 nắm lá từ bi (cúc tần), lá chanh, sả và cho tất cả nguyên liệu này đem nên đun lấy nước để xông.
Bài thuốc 2: lá cây từ bi khoảng 15g, bàng 10g, hương nhu 8g, và khoảng một chút nước và cho tất cả nguyên liệu vào ấm đun lấy nước uống hàng ngày.
Bài thuốc 3: lá từ bi, ngải cứu, cám gạo, rượu và cho tất cả nguyên liệu này cho lên chảo sao vàng và bọc vào một miếng khăn mỏng chườm vào người để điều trị bệnh.
Bài thuốc 4: Lá từ bi, đinh lăng, rễ bưởi và cam thảo, cho tất cả nguyên liệu này vào sắc để lấy nước uống hàng ngày.
Với những bài thuốc này thì người bệnh nên thực hiện thường xuyên để có thể làm giảm đi các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm mạo và sốt.
Chữa chứng căng thẳng từ cây từ bi
Đối với những người thường xuyên bị chứng căng thẳng thì bài thuốc từ cây từ bi dưới đây có thể làm giảm đi các triệu chứng rất hiệu quả.
Chuẩn bị: 50g lá cây từ bi, 50g hoa cúc, đu đủ chín. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi đun đến lúc nào sôi thì cho thêm khoảng 100g óc lợn vào đun cho đến khi nào nhừ thì bỏ ra ăn.
Bài thuốc này thì nên sử dụng trước khi ăn cơm và ăn 2 lần 1 ngày để có được công dụng tốt nhất của bài thuốc.
Ngoài những công dụng trong chữa những căn bệnh ở trên ra thì cây từ bi còn có tác dụng trong việc điều trị những chứng bệnh khác như: chữa bệnh trĩ, chữa hen suyễn…
Lưu ý khi sử dụng cây từ bi chữa bệnh
Cây từ bi có rất nhiều công dụng tốt trong việc điều trị bệnh, để có thể giúp những bài thuốc này có được công dụng tốt nhất thì bạn cũng cần phải lưu ý tới một số vấn đề sau:
Đối với những bài thuốc sắc trong chữa bệnh xương khớp thì bạn cũng không nên sử dụng bài thuốc này thay cho việc uống nước hàng ngày.
Trong quá trình điều trị bằng cây từ bi thì bạn cũng cần phải kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và có một chế độ tập luyện nghỉ ngơi phù hợp.
Ngoài ra để tăng tính hiệu quả của các bài thuốc thì bạn cũng cần kết hợp với một số phương pháp điều trị bệnh khác của các bác sĩ chuyên khoa.
Nên thăm khám bệnh một cách định kỳ để có thể phát hiện ra bệnh và có được phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Hy vọng thông qua bài viết này có thể giúp bạn đọc biết thêm những thông tin cơ bản về cây từ bi và những công dụng trong điều trị bệnh của cây từ bi mang lại. Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết này.
Hoàng Thị Lan Hương