Cây Lộc Vừng là một trong số những cây được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho một vẻ đẹp hết sức tuyệt vời, từ những nét hình dáng cho đến những đường hoa lá cành, điều đó tạo nên dấu ấn và nét đặc sắc của cây trong lòng mọi người. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn đang băn khoăn cây lộc vừng có mấy loại và cách nhận biết như thế nào?
Cây Lộc Vừng có mấy loại là câu hỏi của rất nhiều người trong mỗi con người chúng ta, không những thế cây còn mang một ý nghĩa phong thủy rất nhiều người muốn sở hữu, cây thuộc nằm trong top bộ tứ cây quý ở Việt nam. Không những thế nhiều người yêu thích cây còn lấy tên của cây đặt cho quán cà phê của mình. Và mỗi khi nhắc tới cây lộc vừng chắc chắn rằng các bạn sẽ nghĩ ngay đến một cuộc sống ấm no hạnh phúc một trong những điều mà gia đình nào cũng cần.
Cái tên của cây cũng đã nói lên một phần ý nghĩa của cây một sự đoàn viên và những gắn bó với những sự thân quan và thân thuộc, Lộc có nghĩa là tài lộc, nghĩa là nhỏ nhưng nhiều điều may mắn.
Đặc điểm chung của cây Lộc Vừng
Có nhiều giống cây Lộc Vừng khác nhau nhưng ở những cây này đều có những đặc điểm chung giống nhau.
Các Giống Lộc Vừng thường có đặc điểm chung là cây thân gỗ cao từ 7-25m. Lá Lộc Vừng hình thuôn hẹp, dài 20-40 cm và rộng 10-20 cm chiều rộng. Lá non mềm, bóng, màu xanh tím, có vị chát, hơi chua, nên được nhiều người thích dùng làm rau. Hoa Lộc Vừng lớn, màu đỏ, hồng trắng, hoa tỏa mùi hương ngọt ngào thu hút dơi và bướm đêm để thụ phấn.
Quả Lộc Vừng có mặt cắt ngang giữa quả có hình hộp nên trong tiếng Anh còn gọi là Boxtree, đường kính từ 9-11 cm, có lớp xơ dầy bao quanh hạt, làm cho quả này trôi nổi trên nước biển và có thể tồn tại tới 10-15 năm. Đây là một đặc điểm để căn cứ phân loại, những loài tiết diện ngang của quả hình tròn được xem là biến thể của loài này, có thể được phân chia thành loài khác hoặc không, chính đặc điểm này gây ra nhiều rắc rối trong việc phân loại Cây Lộc Vừng. Hạt Lộc Vừng có vỏ rắn, đường kính 4-5 cm.
Cây lộc vừng có mấy loại và cách nhận biết
Ở Việt Nam cây Lộc Vừng có nhiều loại khác nhau, nhưng có dạng hình tương tự nhau với nhiều tên gọi khác nhau ở các vùng miền như: Lộc Vừng (Miền Bắc), Cây Mưng (Miền Trung), Cây Chiếc, Cây Rau Vừng (Miền Nam).
Loài Lộc Vừng phổ biến nhất Cây Chiếc hay Rau Vừng
Cây Lộc Vừng hay cây Lá Chiếc, Rau Rừng có tên khoa học là Barringtonia Asiatica, nguồn gốc từ môi trường sống ngập mặn trên bờ biển, hải đảo nhiệt đới của Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Ở Việt Nam cây Rau Rừng được trồng ở vùng ven biển Nam Bộ và vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Loài này được trồng dọc theo đường phố cho mục đích trang trí và bóng mát. Nó còn được gọi là Boxtree do quả có hình hộp riêng biệt mà nó tạo ra.
Loài thứ hai là Cây Lộc Vừng Hoa Đỏ
Vừng Hoa Đỏ có tên khoa học là Barringtonia Acutangula, loài này có nguồn gốc từ vùng đất ngập nước ven biển ở Miền Nam Châu Á và Bắc Úc, từ Afghanistan về phía đông Philippines và đảo Queensland. Cây được người Pháp du nhập và cho trồng ở quanh bờ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội). Đây là loài cây có công dụng dược liệu quan trọng. Cây có tiết diện ngang của quả có hình tròn, khi ra hoa có màu đỏ.
Hiện nay ở Việt Nam cây được trồng ở vùng đồng bằng và trung du các tỉnh phía Bắc, các tỉnh phía Nam gặp ở Phú Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Côn Đảo, …. Cây Lộc Vừng Đỏ thuộc loài cây ưa sáng và ẩm, thường mọc ven các ao đầm hồ nước nhọt hay nước nợ. Phát tán quả nhờ dòng nước, tái sinh hạt kém nhưng tái sinh chồi mạnh.
Loại thứ ba là Cây Lộc Vừng Hoa Trắng hay Hồng
Lộc Vừng Hoa Trắng có tên khoa học là Barringtonia racemosa (L) Roxb. Loài này còn có tên là Lộc vừng Hoa Chùm, Chiếc Chùm. Có tên thường gọi trong tiếng Anh là Stream Barringtonia, Freshwater Mangrove, Indian Oak, Indian Putat, Fish killer tree.
Có thể nói loại này cũng được xem là loại cây Lộc Vừng mang họ hoa chùm, và những dòng hoa chùm này thường rất thích hợp với những loại cây trồng công trình và tạo cảnh quan đẹp tại sân vườn.
Hy vọng phần chia sẻ đã giúp bạn giải đáp “Cây lộc vừng có mấy loại” cũng như nhận biết đơn giản. Đồng thời cũng cung cấp thêm một số thông tin thú vị khác về cây lộc vừng.