Chuyển tới nội dung

Cây Nhội | Tanggiap

  • bởi

Ở Việt Nam, cây nhội được ở nhiều thành phố, tập trung nhiều nhất ở Hà Nội. Cây còn được người ta thấy mọc hoang nhiều trong rừng.

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY NHỘI

cây nhội

Cây nhội ra hoa

-Tên khác: Tên thu phong, quả cơm nguội, ô dương, trọng dương mộc, nhội tía.

-Tên khoa học: Bischofia javanica Blume

-Thuộc họ thầu dầu Euphorviaceae

-Phân bố: Ở Việt Nam, cây nhội được ở nhiều thành phố, tập trung nhiều nhất ở Hà Nội. Cây còn được người ta thấy mọc hoang nhiều trong rừng.

-Tại các nước khác cây cũng mọc nhiều tập trung ở Ấn Độ, MaLaixia, Inđônêxia, Châu Đại Dương.

2.ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÂY NHỘI

cây nhội

Cây nhội được trồng nhều ở hai bên đường, công viên hay trong các biệt thự

Thân cây Nhội to, thân gỗ, có thể cao tới hơn 20m

Lá kép có hình trúng hay hình mác rộng bao gồm 3 lá chét, mép lá có răng cưa dài 10 -15cm, đầu lá và đáy lá chét đều nhọn, phần cuống của 3 lá chét chung dài tới 8 -10cm.

Hoa: Hoa mọc thành cụm, cụm hoa được mọc ra ở kẽ lá. Thuộc loài hoa đơn tính, khác gốc, nhỏ và có màu lục nhạt, hoa đực gồm có: 5 lá đài, 5 nhị. Hoa cái cũng gồm: 5 lá đài, bầu 3 ô, mỗi ô chứa khoảng 2 noãn. Hoa được nở vào cuối xuân đầu hạ và mọc thành chùm thõng xuống.

Quả: Quả thịt, có hình cầu, đường kính từ 6 – 12mm, có màu nâu hay hồng nhạt, có vị chát, chức 2 đến 3 màu nâu, vỏ quả trong dai. Quả thường chín tháng 10 – 11.

3.CÔNG DỤNG CỦA CÂY NHỘI

cây nhội

Lá cây nhội chữa được rất nhiều loại bệnh

Lá nhội tươi

Lá cơm nguội tươi xanh quanh năm, vì thế thường được thu hái để làm rau. Nhiều nơi còn sử dụng loại lá này để ăn gỏi cá. Loại lá này có vị chát, vì thế rất thích hợp để ăn gỏi. Bên cạnh đó, lá cơm nguội tươi còn được dùng để làm thuốc, trị các bệnh về đường tiêu hóa hiệu quả.

Lá nhội khô Bên cạnh lá cơm nguội tươi, lá khô cũng được sử dụng rất nhiều. Lá nhội khô cũng có những tác dụng trị bệnh hiệu quả như những lá tươi. Tuy nhiên, mọi người thường sử dụng lá khô vì dễ bảo quản và thời gian sử dụng được lâu hơn.

trong lá nhội có chứa rất nhiều vitamin C, đây là một chất rất tốt cho hệ miễn dịch. Bên cạnh đó loại lá này còn có tác dụng trị tiêu chảy hiệu quả. Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, khi đau bụng đi ngoài, dùng lá cơm nguội sẽ giúp làm dứt cơn tiêu chảy.

Cây được trồng chủ yếu để lấy gỗ: Gỗ cây nhội có màu đỏ nhạt, rất cứng và chắc chắn dùng để làm cột nhà, chày giã gạo, ván sàn, đóng thuyền, xe cộ, làm trụ mỏ…Tuy nhiên loại gỗ này thường bị sâu bọ ăn, tấn công nên chỉ được coi là loại gỗ hồng sắc, độ bền của gỗ không quá 20 năm.

– Trước đây ít thấy dùng lá để làm thuốc. Nhưng hiên nay, người ta bắt đầu sử dụng lá làm thuốc. Lá có thể hái quanh năm, nhưng để lá có chất lượng tốt nhất thì nên hái lá vào lúc cây đang ra hoa. Quả Nhội có thể ăn được, chim cũng rất ưa thích loại quả này.

– Lá nhội non được sử dụng làm rau khi ăn món gỏi cá.

– Ngoài ra, Lá nhội còn có tác dụng rất mạnh đối với trùng roi (Trichomonas vaginalis) nó được áp dụng để điều trị thí nghiệm bệnh ỉa chảy của khỉ do ly trực trùng, cho kết quả khỏi tới 88% trên người, lá cũng được dùng để chữa trị bệnh khí hư do trùng roi, cho kết quả rất tốt. Độc tính rất thấp.

– Cây được trồng để làm cảnh, thường được trồng ở ven đường phố lấy bóng mát

– Lá Nhội sử dụng để giải độc, tiêu sưng thủng. Lá được dùng để trị viêm gan do virus, trẻ em cam tích, trị viêm phổi, khí hư, bạch đới.

– Rễ và vỏ được dùng trị phong thấp, đau nhức xương khớp.

– Ngoài ra, một số nơi còn dùng lá non thái nhỏ, rửa kỹ để xào hay nấu canh.

4.YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHỘI

Cây có đặc điểm sinh trưởng nhanh, được tái sinh bằng hạt và chồi rất mạnh, cây dễ trồng và dễ chăm sóc.

Cây Nhội thuộc loài cây ưa ánh sáng và thường mọc rải rác ở những nơi ẩm, đất sâu dày, ven sông suối. ..