Phân tích Bài ca ngất ngưởng là một đề tài quen thuộc trong chương trình ngữ văn lớp 11. Hôm nay, chúng ta cùng phân tích tác phẩm này để thấy được chất ngông đầy tài hoa cũng như cá tính mạnh mẽ làm nổi bật con người và phong cách thơ văn của Nguyễn Công Trứ.
1. Dàn ý bài phân tích Bài ca ngất ngưởng
1.1. Tìm hiểu về tác giả tác phẩm
1.1.1. Tác giả Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ sinh năm 1778 và mất năm 1858 tự Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, ông được sinh ra trong một gia đình Nho học tại huyện lỵ Quỳnh Côi, phủ Thái Bình nay là huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Theo các nhà nghiên cứu, từ nhỏ Nguyễn Công Trứ đã nổi tiếng học giỏi, hay thơ văn, tính cách cực kỳ phóng khoáng. Lớn lên vào những năm cuối của nhà Tây Sơn, đến đầu thời nhà Nguyễn, sau bao lần lận đận “lều chõng”, mãi đến năm ông 41 tuổi (1819),Trứ mới thi đậu giải nguyên (1820-1847) và làm quan dưới triều Nguyễn. Nhưng sau này, con đường làm quan của ông không mấy bằng phẳng.
Nói về sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Công Trứ thì hầu hết các tác phẩm của ông được viết bằng chữ Nôm. Một số tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến là : Bài ca ngất ngưởng, Tự thuật, Vịnh mùa thu,…
1.1.2. Tác phẩm Bài ca ngất ngưởng
Bài ca ngất ngưởng được Nguyễn Công Trứ sáng tác năm 1848, sau khi ông cáo quan về hưu.
Bố cục của bài thơ bao gồm 3 phần:
- Phần 1: 6 câu đầu. Nội dung: Ngất ngưởng trên con đường công danh và sự nghiệp
- Phần 2: 12 câu tiếp. Diễn tả sự ngất ngưởng trong lối sống và trong suy nghĩ.
- Phần 3: Câu thơ cuối cùng. Là lời khẳng định cá tính của tác giả Nguyễn Công Trứ.
1.2. Dàn ý mẫu phân tích Bài ca ngất ngưởng
Tùy vào từ đề bài đưa ra chúng ta có thể dựng các dàn ý tương ứng để phân tích. Ví dụ như “Phân tích cái tôi ngất ngưởng của tác giả Nguyễn Công Trứ qua Bài ca ngất ngưởng” hay “Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ” thì ta có thể lập dàn ý như sau.
1.2.1. Phần mở bài
- Chúng ta có giới thiệu khái quát về tác giả bài thơ là Nguyễn Công Trứ (một vài đặc được nhắc tới có thể là tiểu sử, đặc điểm con người, đặc điểm sáng tác,…xem ở trên)
- Giới thiệu về tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” (hoàn cảnh ra đời bài thơ, khái quát về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật)
1.2.2. Phần thân bài
Giải thích từ “Ngất ngưởng”:
- Nếu xét theo nghĩa đen: “Ngất ngưởng” là một từ láy thường dùng để chỉ độ cao như “cao ngất ngưởng” thể hiện sự cao hơn người khác, vật khác và có thể đang ở trong trạng thái nghiêng ngả, chực chờ đổ, có vẻ như nó không hoàn toàn vững trãi nhưng cũng không tài nào có thể đổ được.
- Còn trong bài thơ, “Ngất ngưởng” nói về lối sống và thái độ sống của tác giả Nguyễn Công Trứ.
Tiếp đến chúng ta phân tích 6 câu đầu: Ngất ngưởng trên con đường công danh và sự nghiệp ( chốn quan trường )
- Khẳng định vai trò và vị trí của bản thân mình ở trong trời đất
- Ông đã phô diễn tài năng và danh vị của mình.
- Bằng cách sử dụng hàng loạt từ Hán Việt như Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc Đông,… cùng với bút pháp liệt kê và cách sử dụng điệp ngữ.
- Nguyễn Công Trứ là một người văn võ song toàn, đồng thời ông cũng giữ nhiều chức vị quan trọng.
Phân tích 13 câu còn lại: Ngất ngưởng khi tác giả cáo quan về hưu/
- Lối sống một cách khác người, khác đời, trái khoáy. Như các chi tiết “Ngồi trên con bò màu vàng được trang sức bằng đạc ngựa” hay “Đi vãn cảnh chùa nhưng lại mang theo một cô hầu gái”
- Không quan tâm, chú ý nhiều đến chuyện được, mất, hay những lời khen chê.
- Lối sống tự do, phóng khoáng, muốn gì làm này, không vướng tục.
- Cuối cùng, ông đã có một lời tự tổng kết về cuộc đời đầy minh bạch và đầy ắp vẻ hài lòng trong những câu thơ ở cuối.
1.2.3. Phần kết bài
Khái quát lại cơ bản những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ và có thể nêu cảm nghĩ của bản thân.
2. Mẫu bài vănPhân tích Bài ca ngất ngưởng
Đề bài: Phân tích Bài ca ngất ngưởng để thấy được vẻ đẹp của cái tôi “ngất ngưởng” của tác giả Nguyễn Công Trứ.
Bài làm
Thơ mang vẻ đẹp con người, cuộc đời và thơ còn là thơ nữa. Nói như vậy để biết những vần thơ, câu hát luôn mang vẻ đẹp tâm hồn của những người sinh ra nó. Mỗi tác phẩm văn học đều là đứa con tinh thần nặng mang chín tháng mười ngày của các nhà thơ nhà văn. Bài ca ngất ngưởng của tác giả Nguyễn Công Trứ cũng không phải ngoại lệ, tác phẩm đã thể hiện rõ được vẻ đẹp của ông “Hi Văn” với lối sống vô cùng khác người, khác đời nhưng luôn luôn một lòng trung hiếu, nguyện đem hết tài năng mình có giúp vua giúp nước. Chúng ta cùng Phân tích Bài ca ngất ngưởng để cùng thấy được vẻ đẹp đó nhé.
Có lẽ vẻ đẹp bài thơ nằm ngay ở từ “ngất ngưởng”. Ngất ngưởng mang lại cho chúng ta một cảm giác chông chênh lúc nào cũng có cảm giác sắp ngã nhưng lại không bao giờ ngã, một cảm giác rất thú vị. Mở đầu bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã rất tinh tế khi sử dụng toàn chữ Hán Việt. Điều này mang lại cho người đọc cảm giác “trang trọng” khi nói đến trách nhiệm của người nam nhi đối với đất nước, với nhân dân.
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”
Cũng giống như nhiều vị anh hùng dân tộc khác, nhà thơ luôn ý thức sâu sắc được vai trò, trách nhiệm cao cả của mình đối với cuộc đời. Tự xếp bản thân mình vào hạng những người: “Đã sinh ra ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông”. Nguyễn Công Trứ với một quan niệm vô cùng ngông nghênh, nó cũng thể hiện luôn phong cách sống của ông, ông vốn là một người yêu thích tự do, phóng khoáng, chính vì vậy Nguyễn Công Trứ cho rằng làm quan là một việc trói buộc như chi tiết tác giả tự xưng tên “ông Hi Văn” đã “vào lồng”.
Nguyễn Công Trứ luôn luôn thích sống một cuộc sống tự do, tự tại, ông không muốn có điều gì cản trở sự tự do của chính bản thân mình. Từ “vào lồng” trong câu thơ đã thể hiện rõ ràng một thái độ không thích đối với chốn quan trường, vì ông cho rằng đây là một nơi liên tục đấu đá và không được sống một cách tự do. Từ khi ông đỗ đạt và được làm quan, ông đã cảm thấy cuộc đời mình bị bó buộc vào nơi đây, do con người và bản tính ngông nghênh của Nguyễn Công Trứ, ông muốn sống một cuộc sống tự do, tự tại.
Tất cả những suy nghĩ mà ông thể hiện ra trong tác phẩm của mình đều thể hiện tính cách của ông khi làm quan. Cái tính cách “ngất ngưởng” của ông không chỉ được thể hiện qua các tác phẩm nghệ thuật của ông, mà nó còn được thể hiện một cách rõ ràng trong lúc ông là quan. Ông liệt kê các chức tước trong triều đình bấy giờ như thủ khoa, tham tán, tổng đốc, để có được những vị trí này họ đã phải rất cố gắng và nỗ lực.
Vì vậy, về địa vị những người đứng ở vị trí đó đã hơn rất nhiều người, đây chính là điều mà tác giả thể hiện sự ngất ngưởng của bản thân mình không chỉ riêng trong cuộc sống, mà còn trong rất nhiều việc khác. Ông cũng luôn luôn thể hiện một thái độ rất tích cực và mang lại cho người đọc nhiều suy ngẫm và ý nghĩa to lớn. Ông kể ra ở đây không chỉ là để ông thể hiện được tài năng của mình, mà còn cho người đọc hiểu được con người của Nguyễn Công Trứ:
Lúc bình Tây, cờ đại tướng
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên
Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
Khi còn trẻ tuổi Nguyễn Công Trứ luôn phấn đấu để trở thành một vị quan giúp dân giúp nước, sự ngất ngưởng trên con đường làm quan của Nguyễn Công Trứ luôn được giữ gìn cho tới khi ông khi ông trở về quê, Nguyễn Công Trứ không những đã thoát khỏi cái lồng chật hẹp, ganh đua trở về với cái “ ngất ngưởng tự do” mà ông luôn hằng mong ước. Ông từ nhỏ đã thể hiện là một con người khoáng đạt thích sống một cuộc sống tự tại, tự do, và bây giờ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ của mình với dân với nước cũng là lúc ông trở về sống cho chính bản thân mình.
Những điều này được thể hiện ngay trong thái độ và cảm quan của Nguyễn Công Trứ trong khi sáng tác nên chính tác phẩm này. Nó không chỉ để lại cho người đọc nhiều cái nhìn mới mẻ về cuộc sống mà nó còn cảm nhận được niềm vui từ thái độ ngông nghênh và phong thái ung dung tự tại của ông:
“Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
Được mất dương dương người tái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không tiên, không vướng tục
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú”
Từ khi ông trút bỏ áo quan để về quê ở ẩn, Nguyễn Công Trứ đã thể hiện một thái độ khác người và mộ phong cách không hề giống ai. Thái độ này của ông khiến cho đọc giả có một cái nhìn mới lạ, nhưng chính điều đó lại làm nên con người ông cũng như cuộc đời của ông, mang lại cho tác giả một phong cách rất riêng, đặc trưng riêng mà chỉ cá nhân, trong con người của ông mới có.
Ông không bao giờ quan tâm đến những lời khen hay chê của người khác đối với bản thân mình bởi những điều này trong mắt ông vô cùng nhỏ bé. Ông say mê tận hưởng, chìm đắm trong những cuộc chơi lạ kỳ và những vui thú tao nhã của hát nói, có những ly rượu ngon, có âm nhạc. Một cuộc sống mang đúng tính chất an nhàn và tràn đầy niềm hạnh phúc mỹ mãn, ông như tìm thấy con người thật sự của mình và nó mới chính là cuộc sống tự do, tự tại mà Nguyễn Công Trứ luôn mong muốn hướng tới.
Tiếp theo đó là những lời mà tác giả tự cho rằng đó chính là cả cuộc đời của mình, cả một quãng thời gian làm quan giúp nước, giúp dân, ông cảm thấy mình đã làm tròn nghĩa vụ của đấng nam nhi và không còn vướng bận điều gì. Làm sao để đất nước phát triển, nhân dân được ấm nó đó là những điều mà ông hằng trăn trở bấy lâu nhưng nay ông đã làm được và tác giả không còn điều gì mà phải hổ thẹn với bản thân nữa:
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
Trong triều đình có ông là duy nhất, và không bất kỳ ai có được thái độ ngất ngưởng như ông, đó là những điều mà ông đã nhấn mạnh đến trong tác phẩm của mình. Thái độ đó chính là con người ông cũng mang ý nghĩa bao quát nhất về con người cũng như toàn bộ suy nghĩ và cuộc sống của ông. Nguyễn Công trứ đã sống trọn tình vẹn nghĩa và giờ ông muốn hưởng một cuộc sống cho riêng mình, một cuộc sống tự do và thoải mái nhất.
Sau khi phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, chúng ta nhận ra đây không chỉ là một tác phẩm văn học thông thường mà nó còn là linh hồn và ý nghĩa của chính tác giả gửi gắm trong đó. Bài thơ đã thể hiện mạnh mẽ thái độ cũng như phong cách cũng như ước mong của ông “ ngất ngưởng”. Còn bạn bạn có một phong cách sống mà mình hằng theo đuổi không, nếu không hãy cố gắng kiếm tìm nhé.