Chuyển tới nội dung

lập dàn ý khổ 3 bài thơ tây tiến | Tanggiap

  • bởi

Phân tích khổ 3 bài thơ Tây tiến của Quang Dũng (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhấn mạnh khổ thơ thứ 3:

Quang Dũng tên khai sinh là Bùi Đình Diệm. Quê ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây. Vốn là một nghệ sĩ đa tài, nên thơ Quang Dũng có thể coi độc đáo. Một trong số đó là bài thơ Tây Tiến được in trong tập Mây đầu ô, đặc biệt với khổ thơ thứ 3, Quang Dũng đã đặc tả thành công một hình ảnh người lính tây tiến để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc.

2. Thân bài:

* 4 câu thơ đầu: hình ảnh người lính tây tiến kiêu hùng, hào hoa.

– tương phản đối lập: hiện thực >< tinh thần

– không mọc tóc: do mắc bệnh sốt rét rừng, thể hiện một tâm thế chủ động

– Xanh màu lá: sự tiều tụy, xanh xao của căn bệnh sốt rét gây nên. Cũng có thể hiểu là màu ngụy trang.

– dữ oai hùm: tư thế uy nghiêm, ngang tàng, dũng cảm.

– trừng gửi mộng: kiên tâm, kiên quyết chiến đấu

– dáng kiều thơm: hình ảnh những thiếu nữ sinh viên, học sinh Hà thành

* 4 câu thơ sau: hình ảnh người lính vẻ đẹp bi tráng

– từ hán việt “rải rác” “biên cương” viễn xứ

– nói giảm nói tránh: “về đất” => giảm nhẹ mất mát đau thương

– “gầm lên”: xự xót xa dữ dội.

* Nghệ thuật: sử dụng từ ngữ phong phú, lời thơ linh hoạt, ngôn ngữ giàu sức gợi hình gợi tả, giàu nhạc điệu, ngòi bút hiện thực lãng mạn tài hoa.

3. Kết bài: khẳng định lại giá trị khổ thơ, nhấn mạnh phong cách tác giả. Nêu cảm nhận bản thân.

phan tich kho 3 tay tien - Phân tích khổ 3 bài thơ Tây tiến của Quang Dũng (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Phân tích khổ 3 bài thơ Tây tiến

Bài làm tham khảo

Quang Dũng tên khai sinh là Bùi Đình Diệm. Quê ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây. Vốn là một nghệ sĩ đa tài, nên thơ Quang Dũng có thể coi độc đáo. Một trong số đó là bài thơ Tây Tiến được in trong tập Mây đầu ô, đặc biệt với khổ thơ thứ 3, Quang Dũng đã đặc tả thành công một hình ảnh người lính tây tiến để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc.

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải Rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông mã gầm lên khúc độc hành

Người lính tây tiến hiện lên trong suy nghĩ, tâm tưởng của ta, được Quang Dũng khắc họa trước hết là một anh bộ đội với hình ảnh thật kiêu hùng biết bao. Bằng biện pháp tương phản đối lập giữa cái hiện thực và cái lãng mạn, đó chính là sự đối lập hoàn hảo giữa một bên là cái khó khăn, đau đớn của bệnh tật, của sự thiếu thốn, tiều tụy, xanh xao khi người lính hành quân trong rừng, bị sốt rét rừng, khiến làn da trở nên xanh xao, tóc không thể mọc được. Nhưng, đối lập với nó, chính là hình ảnh một anh bộ đội vẫn hết sức dũng mãnh, oai nghiêm, như một mình đối đầu với thiên nhiên không hề chùn bước, với tâm thế chủ động sẵn sàng một một người “không” thèm mọc tóc. Hình ảnh thơ thật đẹp mà cũng thật anh hùng xót xa, khiến ta nhớ tới lời thơ trong bài Đồng Chí của Chính Hữu cũng có viết:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Dù có trải qua trăm nghìn vất vả, khó khăn, thử thách, đối mặt với tính mạng, sức khỏe của mình, nhưng người lính vẫn luôn dành thời gian an yên, nhớ về hậu phương vững chắc, nhớ về động lực là niềm thương cổ vũ của mình.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Người lính dù oai nghiêm, ngang tàng, dũng mãnh, nhưng khi đêm về, họ vẫn là một chàng trai đô thành hào hoa mĩ lệ, nhiều người đánh đồng nó với tư tưởng rơi rớt của tiểu tư sản, nhưng không, đó chính là hậu phương, những cô gái xinh đẹp chính là hậu phương vững chắc trong trái tim họ, cổ vũ họ tiến bước.

Khiến ta nhớ đến một bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu cũng nhớ về hậu phương, với những “giếng nước, gốc đa, nhớ những ngôi nhà, thửa ruộng”

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông mã gầm lên khúc độc hành

4 câu thơ sau đây lại chính là đặc tả vẻ đẹp bi tráng, với những mất mát, hi sinh của người lính. Tác giả đã dùng rất nhiều từ hán việt, những nấm mồ cô đơn, rải rác khắp nơi. “biên cương” “viễn xứ” càng nhấn mạnh thêm điều đó. Câu đầu là những hi sinh mất mát, thì những cau sau tác giả lại nâng tâm trạng người đọc lên một khí thế quyết tâm ở câu dưới.

Hình ảnh nói giảm “về đất” như một sự đón người lính về với quê hương đất mẹ, “gầm lên” như tiếng của đất nước đang thể hiện niềm đau, xót xa trước sự hi sinh anh dũng.

Khép lại khổ thơ, là khép lại một hình ảnh đẹp của người lính ta thủa trước, cảm ơn Quang Dũng đã gọi về trong ta một tình yêu đất nước, yêu con người, tự hào biết bao về những thế hệ đã đứng lên bảo vệ quê hương như một sứ mệnh thiêng liêng. Và bài thơ Tây Tiến nói chung cùng khổ thơ thứ 3 nói riêng, thực sự đã thể hiện hoàn hảo điều đó.

Nguyễn Bích Ngọc

Lớp 12A1 – Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái