Cầu trục và pa lăng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều người lại dễ bị nhầm lẫn khi nhìn vào công dụng của chúng. Vì thế khái niệm pa lăng cầu trục được ra đời và thường gắn liền với nhau. Vậy thực tế pa lăng cầu trục là gì mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thế nào là cầu trục?
Cầu trục (hay còn gọi là cầu trục công nghiệp, cẩu trục), được sử dụng để di chuyển vật nặng, lưu thông hàng hóa, bốc xếp hàng hóa trong nhà xưởng, nhà ga, bến tàu hoặc nâng hạ những vật cồng kềnh phía trên nhà xưởng thay vì di chuyển theo lối đi trên sàn nhà là thiết bị có khả năng nâng lên, hạ xuống và di chuyển vật nặng từ nơi này sang nơi khác.
Cấu tạo của pa lăng cầu trục
Cấu tạo cầu trục bao gồm một hoặc nhiều Pa lăng, chúng được gắn trên một khung xe con di chuyển trái phải, dọc theo dầm chính cầu trục dạng đơn hoặc đôi. Dầm chính cầu trục được liên kết với dầm biên (cơ cấu di chuyển cầu trục ) ở cả hai đầu dầm chính dạng gối đỡ bằng bu lông. Dầm biên đóng vai trò giúp cả bộ cầu trục di chuyển trên đường ray bố trí dọc chiều dài nhà xưởng.
Palang: là thiết bị chính, đóng vai trò nâng, hạ vật liệu và cơ cấu di chuyển dọc theo dầm chính (trái – phải). Trong đó, Palang xích phù hợp với các loại cầu trục có sức nâng nhỏ từ 500kg đến 5 tấn còn Palang cáp điện có sức nâng từ 1 tấn trở lên với các loại tiêu chuẩn 1 tấn, 2 tấn, 3 tấn, 5 tấn, 7,5 tấn, 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn, 30 tấn, 40 tấn, 50 tấn. Cả palang xích và palang cáp điện đều có đầy đủ cơ cấu tủ điện điều khiển, cơ cấu tang cuốn, động cơ, tay bấm điều khiển đi kèm.
Ngoài ra các thiết bị khác như dầm chính, dầm biên (dầm đầu), hệ thống cấp điện cho palang, hệ thống cấp điện cho cầu trục và bộ phận tủ điện điều khiển cầu trục… cũng là những yếu tố cần thiết cấu thành lên một pa lăng cầu trục hoàn chỉnh.