Chuyển tới nội dung

phân tích nhân vật tràng dàn ý | Tanggiap

  • bởi

Để có thể làm một bài phân tích tốt, các em cần lập dàn ý cho bài phân tích (Dàn ý phân tích nhân vật tràng) . Trong các dạng đề phân tích nhân vật đều có chung một phương pháp khai thác:

  • Đây là kiểu bài phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học
  • Khai thác các vấn đề sau: Hoàn cảnh nhân vật, tính cách nhân vật, phẩm chất nhân vật
  • Cần đưa ra các dẫn chứng, tư liệu, căn cứ, hình ảnh, câu nói… thuộc phạm vi văn bản (các tình huống xoay quanh nhân vật cần phân tích, ví dụ Tràng)

Dàn ý chi tiết phân tích nhân vật Tràng

Mở bài

– Nói về tác giả Kim Lân: Ông là cây bút viết truyện ngắn chuyên nghiệp và chủ yếu viết về nông thôn, người lao động

– Giới thiệu qua về tác phẩm Vợ Nhặt: được sáng tác trong năm 1945 khi đất nước đang xảy ra nạn đói lịch sử.

– Giới thiệu về nhân vật Tràng: Là hình tượng đại diện cho số phận những người nông dân giao đoạn này, tấm lòng lương thiện, giúp người và tinh thần lạc quan.

Thân bài

Luận điểm 1: Khái quát hoàn cảnh của Tràng

– Dàn ý phân tích nhân vật tràng – Hoàn cảnh gia đình: Là dân ngụ cư, cha mất sớm, kiếm sống bằng nghề đánh xe bò. Gia đình còn có 1 mẹ già, nhà cửa nghèo nàn, tồi tàn,cuộc sống bấp bênh => Đây chính là nạn nhân của nạn đói bị đẩy đến vực của cái chết.

– Hoàn cảnh bản thân: Ngoại hình thô kệch, thần hình to lớn, tấm lưng to, hai mắt nhỏ, quai hàm bạnh ra, đầu trọc, dáng đi chúi về trước => Ngoại hình cho thấy sự vất vả, làm lao động, đói nghèo. Tính cách Tràng thô, hơi ngốc nhưng gần gũi, lương thiện, đôn hậu, vui vẻ. Là người sống tình cảm nhưng lời nói không được trau truốt, không biết an ủi, chia sẻ…

Luận điểm 2: Vẻ đẹp tâm hồn của Tràng

– Trong hoàn cảnh gặp và nhặt vợ

+ Lúc mới gặp Tràng chỉ nói chuyện bông đùa chưa skhoong có ý gì với cô gái đẩy xe cùng mình.

+ Lúc gặp lần hai Tràng vui miệng mời cô ăn dù Tràng không dư dả, đây là hành động của người nông dân hiền lành tốt bụng thấy người khó không thể không giúp. Sau đó Thị có ý định theo Tràng về làm vợ, Tràng cũng chỉ chậc lưỡi mà thôi. => Hành động cho thấy sự dũng cảm dám chất nhận hoàn cảnh, khát vọng hạnh phúc, cũng có một gia đình được yêu thương và đồng cảnh ngộ.

+ Đưa Thị lên tỉnh mua đồ cho thấy sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước khi lấy vợ.

– Trên đường về nhà

+ Tràng vui ra mặt cho thấy Tràng đang hạnh phúc, hãnh diện

+ Tràng mua dầu về để khi Thị về nhà sáng sủa hơn cho thấy sự nghiêm túc

– Về đến nhà

+ Tràng nhanh nhanh dọn dẹp sơ nhà cửa, hành động cho thấy sự chân thật, mộc mạc

+ Lo sợ người vợ sẽ bỏ đi vì gia cảnh nghèo khó => Cho thấy Tràng sợ hạnh phúc tuột khỏi tay

+ Sốt ruột chờ mẹ về thưa chuyện => Rất coi trọng lễ nghĩa và nghiêm túc

+ Khi bà cụ Tứ về, Tràng thưa chuyện trịnh trọng, tìm lí do để thuyết phục mẹ như nói đó là duyên số, mong mẹ vun đắp. Khi bà Cụ Tứ tỏ vẻ mừng Tràng thở phào

– Sáng hôm sau khi tỉnh dậy

+ Tràng nhận thấy sự thay đổi của nhà cửa, sạch sẽ hơn => Nhận thấy vai trò quan trọng của người phụ nữ trong gia đình, thấy mình trưởng thành hơn.

+ Lúc ăn cơm Tràng suy nghĩ về hình ảnh lá cờ bay phấp phới báo hiệu sự đổi mới, con đường đi mới.

=> Từ khi nhặt được vợ, Tràng thay đổi theo chiều hướng tích cực, vui hơn và yêu đời hơn, hạnh phúc hơn

=> Tràng là người có niềm tin, khát khao hạnh phúc, yêu thương đùm bọc lẫn nhau dù trong đói khổ

Nhà văn đã ca ngợi vẻ đẹp người nông dân trong cảnh nghèo đói, họ không bỏ mặc nhau mà còn rất tình người, sống lạc quan và có niềm tin về cuộc sống.

Luận điểm 3: Nghệ thuật

– Đặt nhân vật vào tình huống éo le để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tính cách

– Ngôn ngữ miêu tả tâm lý nhân vật

Kết bài

  • Khái quát lại vẻ đẹp của Tràng
  • Suy nghĩ về nhân vật

VĂN MẪU PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRÀNG

Mở bài

Dàn ý phân tích nhân vật tràng – Kim Lân là cây bút truyện ngắn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam. Tuy không viết nhiều, nhưng mỗi tác phẩm của ông đều để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Là nhà văn của nông dân nên ông hiểu rất rõ tâm lí, hoàn cảnh của ngời nông dân nghèo. Nhân vật của ông đều là những người nông dân chất phác, hiền lành, chân thật. Một trong những nhân vật để lại ấn tượng nhất cho độc giả là Tràng – trong tác phẩm Vợ Nhặt. Một anh nông dân nghèo, hiền lành, thật thà, chịu khó và giàu lòng thương người, sống lạc quan dù trong hoàn cảnh nào đi nữa.

Thân bài

Vợ Nhặt là tác phẩm rất nổi tiếng của Kim Lân được sáng tác vào năm 1945 khi đất nước xảy ra nạn đói lịch sử với 2 triệu người chết. Khắp nơi đều là người chết, ăn mày nhiều chưa từng có, các vùng từ Thái Bình, Nam Định di cư đi các nơi để tìm nguồn sống. Trong hoàn cảnh này, Kim Lân vẫn nhìn thấy được tâm hồn cao đẹp của người nông dân, trong vực chết họ vẫn đùm bọc, yêu thương nhau, vẫn có niềm tin vào cuộc sống. Tràng chính là đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân thời ấy.

  • Luận điểm 1: Hoàn cảnh sống của Tràng

Nhân vật Tràng được Kim Lân miêu tả là người thô kệch, dáng hình to, vai rộng như gấu, dáng đi chúi về trước, khuôn mặt bành hàm, mắt nhỏ… Một dáng hình cho thấy sự vất vả và mang đậm dấu ấn nghề nghiệp khi hàng ngày, quanh năm suốt tháng phải gồng mình kéo xe bò. Chưa hết, dù là người trưởng thành nhưng tính cách của Tràng có chút ngờ nghệch, hay ngửa mặt cười hềnh hệch, thích trẻ con, vui vẻ. Tuy nhiên, về bản chất Tràng là người hồn hậu, vui vẻ, giàu tình cảm và sống chân thật, có khát vọng, có niềm tin và sống lạc quan.

Chỉ khi bị đưa vào những hoàn cảnh éo le nhất của cuộc đời, nhất là trong nạn đói 1945, chúng ta mới thấy được vẻ đẹp tâm hồn Tràng đẹp thế nào và đáng trân trọng ra sao. Trong hoàn cảnh khốn khó ấy, vẫn còn có một người đưa tay ra cứu giúp một cuộc đời thì không phải ai cũng làm được.

Nói về gia cảnh thì Tràng chính hiệu con nhà nghèo, ngôi nhà tiêu điều, siêu vẹo và mảnh vườn lổn nhổn có thiếu người chăm sóc. Tràng lại là dân ngụ cư nên rất bị coi thường, khinh rẻ không được chia ruộng đất, không được sinh hoạt bằng cộng đồng. Kim Lân cũng tái hiện lên một hiện thực tàn khốc, trong khi nạn đói đã tràn về, cuộc sống hiện thực con người vẫn còn khinh rẻ nhau. Người ta vẫn xâu xé nhau từng miếng ăn, chỗ ở. Cùng hoàn cảnh đói nghèo như nhau họ vẫn khinh rẻ, miệt thị như phân chia màu da, chủng tộc. Đây chỉ là một xóm ngụ cư nghèo mà đã như vậy, thử hỏi cả một xã hội rộng lớn sẽ ra sao!? Dẫu vậy, Kim Lân vẫn nhìn ra được bản chất tốt đẹp ẩn sau vẻ ngoài thô kệch của người nông dân, bản chất của Tràng là tốt và khi đẩy vào hoàn cảnh éo le nó càng được tỏa sáng.

  • Luận điểm 2: Vẻ đẹp tâm hồn Tràng

Dàn ý phân tích nhân vật tràng – Để phân tích vẻ đẹp tâm hồn Tràng chúng ta cần đặt Tràng vào từng hoàn cảnh đó là khi Tràng gặp Thị và chính thức đưa thị về nhà. Ở phân tích trên, chúng ta đều nhận thấy với vẻ ngoài thô kệch, gia cảnh nghèo nàn Tràng sẽ lọt vào TOP ế vợ dài dài. Do đó, không ai có thể nghĩ Tràng lấy vợ. Vậy mà, vô tình hay hữu ý, Kim Lân lại cho Tràng gặp Thị để nên duyên!

Họ gặp nhau trong một hoàn cảnh cũng thật éo le, đó là Tràng kéo xe tóc liên đoàn lên tỉnh và hát mấy câu vu vơ: Muốn ăn cơm trắng mới giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì” , chỉ là câu hát vu vơ và không hề mảy may có chút tình ý gì. Ấy mà những câu hát ấy đã lọt vào tai thị, một người đàn bà bị đói lâu ngày. Bởi vậy thị ton ton chạy lại đẩy xe bò cho Tràng. Một mối duyên nợ thật éo le nhưng cũng thật tình cảm, suy cho cùng khi con người đẩy đến mức đường cùng thì nếu có đường sống họ sẽ bám theo. Có lẽ, Thị là như thế, quá khát khao được sống nên bất chấp sĩ diện mà theo Tràng làm vợ.

Sang lần gặp thứ 2 cũng thật hữu ý khi thấy Thị quá đói Tràng liền mời thị ăn dù Tràng cũng đang đói. Cái tình người cao cả này có lẽ chỉ có Tràng mới có được, vì vậy sau này nếu Tràng hạnh phúc cũng là xứng đáng vì anh sống quá nghĩa tình. Bởi vì trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, người chết như rạ mấy ai dám bỏ tiền ra mời cơm, mấy ai dám mang cơm mời người khác và mấy ai dám giang tay ra để cứu vớt một cuộc đời. Sẽ có người cười và nói Tràng đúng là ngờ nghệch, đã đói lại còn sĩ! Nhưng từ sâu trong trái tim Tràng là một trái tim nhân hậu, thấy kẻ khó không thể không giúp, cứu một người còn hơn xây bảy tòa tháp. Kim Lân đã nhìn ra được vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân khốn khổ, trong hoàn cảnh đói đến gần vực chết vẫn không bỏ mặc nhau, vẫn giúp nhau và nâng đỡ nhau dậy.

Và lần thứ 2 này, Tràng chỉ mất 4 bát bánh đúc mà lấy được vợ: “Này, nói đùa chứ, có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”. Chỉ một câu nói nhẹ nhàng vậy thôi mà từ giây phút đó, Tràng chính thức có vợ. Người xưa nói: “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ” kể cũng không sai. Người ta phải mất lễ này, lễ kia mới có được vợ, vậy mà nghèo xấu như Tràng chỉ mất bốn bát bánh đúc có được vợ. Vậy thì phải nên vui chứ, đúng không! Nếu bình về hoàn cảnh này, nhiều người sẽ cho rằng Tràng đang đeo dây buộc bụng vì bây giờ quá đói, quá khổ còn đem theo người về thì lấy gì mà sống, mà ăn. Đây cũng là một phân tích đúng nhưng không phải hoàn toàn đúng và nó không đúng về bản chất nhân vật. Nghe qua thì có vẻ Tràng trêu đùa hời hợt, nhưng thật ra đây là một sự nghiêm túc, một khát khao về hạnh phúc. Tràng cũng muốn được hạnh phúc, cũng muốn được yêu thương và có một gia đình của mình. Và quan trọng hơn là tình người, Tràng đã nhìn thấy hoàn cảnh quá éo le của Thị không đành lòng bỏ mặc. Điều này thể hiện rõ ở những diễn biến tâm lý sau đó của nhân vật.

Đó là khi Tràng đưa thị lên tỉnh mua đồ cho thấy sự nghiêm túc thực sự của Tràng. Đó là Tràng mua dầu về đốt cho nhà sáng sủa : Vợ viếc gì thì cũng phải sáng sủa một tí chứ” cho thấy sự chân thành, tuy thô mà thât. Đây cũng thể hiện sự tôn trọng vợ, đồng thời còn mang thông điệp thắp lên niềm tin hi vọng vào tương lai. Thêm một người vợ mới là thêm một sự đổi mới, là những thay đổi khác trong gia đình, trong tâm hồn Tràng.

Lúc mới miêu tả Tràng ở đầu tác phẩm, chúng ta nghĩ đến một người đàn ông thô kệch, ít nói, hơi trẻ con nhưng ai ngờ rằng, thực ra Tràng cũng rất sâu sắc ấy chứ. Khi lấy vợ Tràng khác hẳn, trưởng thành hơn, lời nói chính chắn, tâm trạng phấn khởi , hạnh phúc. Nhất là khi trẻ con trêu Tràng, Tràng ghiêm nét mặt tỏ vẻ không hài lòng với chúng. Khi giới thiệu Thị với mẹ Tràng rất nghiêm túc: “Nhà tôi đó mới về làm bạn với tôi đây u ạ”, “Chúng tôi phải duyên, phải kiếp với nhau… chẳng qua nó cũng là cái số cả…”. Tràng chỉ sợ mẹ không đồng ý, sợ vợ đổi ý vì nhà quá nghèo… Tất cả đều cho thấy Tràng cũng đang khao khát được yêu thương và nghiêm túc thực sự đối với mối lương duyên này. Trong hoàn cảnh gần vực chết, mà Tràng vẫn cưới vợ thì quả khiến cho bà cụ Tứ cũng hơi sốc. Nhưng có lẽ, cũng như Tràng, người mẹ này giàu lòng nhân ái, yêu thương con người, bà đã đồng ý và cảm thấy vui lây với hạnh phúc của con dù biết rằng tương lai phía trước rất khó khăn.

Những hành động của Tràng như mua đèn về thắp dầu, dọn nhanh nhà cửa, giới thiệu với mẹ cho thấy một sự chu đáo, nghiêm túc, hiếu nghĩa, sống rất có tình. Người nông dân tuy ít học nhưng họ lại là những người sống rất đạo đức, biết trước sau và tình người. Một nét đẹp tâm hồn ẩn sâu sau vỏ ngoài thô kệch mà có lẽ phải yêu và hiểu họ lắm, Kim Lân mới có thể nhìn ra bản chất tốt đẹp của họ và khai thác triệt để.

Niềm hạnh phúc của Tràng còn thể hiện rõ hơn khi sáng ra thấy nhà cửa sạch sẽ vì có bàn tay người phụ nữ. Tràng càng cảm thấy yêu và trân trọng người vợ này hơn: ““êm ái, lửng lơ như vừa bước từ giấc mơ ra” – một tâm trạng lâng lâng hạnh phúc có lẽ chỉ những người đang yêu, đang sống trong tình yêu và hạnh phúc mới cảm nhận được. Trong cái khốn khổ của cuộc sống có lẽ Kim Lân đã ưu ái cho Tràng được một thứ hạnh phúc tuyệt vời này.

Đặc biệt hình ảnh người đói khắp nơi và lá cờ đỏ sao vàng phấp phới đã mở ra một hi vọng lớn lao cho Tràng, cuộc đời Tràng chắc chắn sẽ sang một trang mới, hạnh phúc hơn. Đây chính là cái kết mở và là nút gỡ cho toàn bộ câu truyện. Nếu mở đầu là cuộc sống nghèo đói bế tắc thì kết truyện sẽ là giải pháp giúp cho người nông dân giải thoát khỏi đói nghèo. Điều này cũng cho thấy Tràng là người có niềm tin, khát khao hạnh phúc và tin vào tương lai.

Kết bài

Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy, giản dị mà điêu luyện Kim Lân đã xây dựng lên nhân vật Tràng thành công. Thông qua nhân vật chúng ta càng hiểu và cảm thương cho cuộc đời những người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời cho thấy tấm lòng của nhà văn với những số phận bi thương nhưng vẫn tin vào tương lai tươi sáng của họ.

>> Xem thêm: Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ tứ mới thấy tấm lòng người mẹ thương con vô điều kiện