10 câu dao động tắt dần hay

  • Thread starter Thread starter Doremon
  • Ngày gửi Ngày gửi

Doremon

Moderator
Thành viên BQT
Câu 1:Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m = 0,1 kg và lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Từ vị trí lò xo không biến dạng, kéo vật đến vị trí lò xo giãn 5 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là μ = 0,05. Coi vật dao động tắt dần chậm. Tốc độ của vật khi nó đi được 12 cm kể từ lúc thả là
A. 1,39 m/s.
B. 1,53 m/s.
C. 1,26 m/s.
D. 1,06 m/s..

Câu 2:Phát biểu nào sau đây sai? Đối với dao động tắt dần thì
A. cơ năng giảm dần theo thời gian.
B. tần số giảm dần theo thời gian.
C. ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
D. biên độ dao động giảm dần theo thời gian.

Câu 3.Một con lắc lò xo có độ cứng k = 2 N/m, khối lượng m = 80 g dao động tắt dần trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,1. Ban đầu kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10 cm rồi thả nhẹ. Cho gia tốc trọng trường g = 10 m/s$^2$. Thế năng của vật mà tại đó vật có tốc độ lớn nhất là
A. 0,18 J.
B. 0,16 J.
C. 1,6 mJ.
D. 1,8 mJ.

Câu 4.Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 200g và lò xo có độ cứng k = 20 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,01. Từ vị trí lò xo không biến dạng, truyền cho vật vận tốc ban đầu 1 m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Lấy g = 10 m/s$^2$. Độ lớn của lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động bằng
A. 2,98 N.
B. 2 N
C. 1,5 N
D. 1,98 N.

Câu 5.Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 10 N/m nối với khối lượng m = 100 g dao động tắt dần trên mặt phẳng có hệ số ma sát là µ = 0,15. Đưa vật đến vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi thả ra. Lúc vật dừng lại hẳn thì lò xo
A. nén 1,5 cm.
B. nén 1 cm.
C. không biến dạng.
D. giãn 1 cm.

Câu 6.Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng m = 3 kg, dao động với chu kì T = 2 s và biên độ góc lúc bắt đầu dao động 40. Do chịu tác dụng của lực cản nên con lắc dao động tắt dần và chỉ sau 16 phút 50 giây thì con lắc ngừng dao động. Xem dao động tắt dần này có cùng chu kì như chu kì của con lắc không có lực cản. Lấy g = 10 m/s$^2$. Độ lớn của lực cản tác dụng lên con lắc ( xem như không đổi) là
A. 0,188 N.
B. 1,88 N.
C. 0,811 N.
D. 1,04.10$^{-3}$ N.

Câu 7. Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?
A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Dao động tắt dần có động năng giảm dần có thế năng biến thiên điều hòa.
C. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.
D. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.

Câu 8. Trong dao động của con lắc lò xo, nhận xét nào sau đây là Sai?
A. Chu kì riêng chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ dao động.
B. Động năng là đại lượng không bảo toàn.
C. Biên độ dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn.
D. Lực cản của môi trường là nguyên nhân làm cho dao động tắt dần.

Câu 9. Con lắc đơn dao động trong không khí chịu lực cản của không khí nên dao động tắt dần chậm theo thời gian. Sau 10 chu kì dao động, biên độ dao động giảm còn 0,9 giá trị ban đầu. Sau khoảng bao nhiêu chu kì thì biên độ dao động của con lắc giảm còn một nửa giá trị lúc ban đầu dao động
A. 60.
B. 55.
C. 65.
D. 50.

Câu 10.Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ khối lượng 200 gam, lò xo có độ cứng 20 N/m, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Ban đầu vật được giữ ở vị trí lò xo giãn 10cm , sau đó thả nhẹ để con lắc dao động tắt dần, lấyg =10m/s$^2$. Trong chu kỳ dao động đầu tiên kể từ lúc thả thì tỉ số tốc độ giữa hai thời điểm gia tốc của vật triệt tiêu là
A. 4/3.
B. 9/7.
C. 5/4.
D. 3/2.
 

Members online

No members online now.
Back
Top