Trong hành trình “Vì khát vọng Việt” năm 2015, Ban Tổ chức đã trao tặng gần 1.000 bộ sách Đổi đời gồm 5 cuốn sách kinh điển nhằm tiếp tục khơi dậy tâm thế Lập chí – Sáng tạo – Khởi Nghiệp – Kiến quốc.
Năm thứ tư liên tiếp, chương trình “Vì khát vọng Việt” do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp Tập đoàn Trung Nguyên tổ chức với thông điệp “Một cuốn sách hay, thay đổi đời người”.
Năm nay, hai đầu sách mới của tủ sách đổi đời là “Đắc nhân tâm” và “Không bao giờ thất bại. Tất cả là thử thách” đã được chuyển đến các bạn sinh viên Hà Nội, Buôn Ma Thuột và TP.HCM bên cạnh các cuốn: “Nghĩ giàu làm giàu”, “Quốc gia khởi nghiệp” và “Khuyến học”.
Ban Tổ chức mong muốn hành trình sẽ tạo ra nguồn cảm hứng và có sức lan toả mạnh mẽ đến thanh niên cả nước và cộng đồng xã hội.
Dưới đây là 5 cuốn sách củng cố vững chắc những tố chất quý giá, giúp mọi người hoàn thiện bản thân:
1. “Khuyến học” rung chuyển nước Nhật
Nhật Bản, một đất nước được biết đến là bùn đen tăm tối nhất trong lịch sử đã trở nên giàu có, văn minh bậc nhất thế giới. Từ một quốc gia không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, nhiều tham quan, nhũng nhiễu, con người Nhật sống chân thật, biết nhường cơm sẻ áo cho nhau sau trận sóng thần phá tan mọi thứ. Dù tai hoạ ập đến khiến họ mất sạch nhà cửa, tiền bạc, nhưng khi thấy tiền từ một nhà băng trôi ra đường, không ai nhặt vì họ nói rằng không phải tiền của họ. Những điều xúc động đó chỉ có thể đến từ giáo dục.
“Khuyến học” được cho là cuốn sách làm “rung chuyển nước Nhật”. Fukuzawa Yukichi, người được mệnh danh là Voltaire của đất nước mặt trời mọc, tác giả cuốn sách đã nêu ra bốn lý do quan trọng mọi người nên đọc cuốn sách, đó là “sự công bằng”, “lẽ phải”, “tự do” và “lòng tự hào dân tộc”.
Khuyến học phê phán lối giáo dục Hán học, xây dựng nền “thực học” trên nền tảng khoa học phương Tây, hướng tới sự văn minh, đảm bảo nền độc lập dân tộc. Tác giả cuốn sách đạt đến trình độ tinh thông về Hán học, song ông chưa bao giờ đánh giá cao lối học hình thức, tính thục dụng hạn chế, không thể áp dụng kết quả học tập vào thực tiễn cuộc sống. Theo ông, nền giáo dục này không những không giúp ích cho người học, bởi nó không giúp mọi người tư duy sáng tạo và độc lập, mà còn gây cản trở cho sự phát triển. Trong thời đại mở cửa. chừng nào tư tưởng Hán học còn bám rễ trong não người trẻ, ánh sáng phương Tây sẽ khó vào nước Nhật.
Chủ trương giáo dục “hướng Tây” của Fukuzawa thể hiện rõ phương châm “học đi đôi với hành” và hơn thế: học để hành. Ông đề xuất học những môn thực dụng, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, mọi người buộc phải học cách soạn thư, kế toán, biết cách cân-đo-đong-đếm. Học địa lý để biết phong thổ nước Nhật và các nước trên địa cầu. Học vật lý để phân biệt tích chất mọi vật thể nhằm tìm ra tác dụng của nó. Học kinh tế để biết chuyện chi tiêu trong gia đình cũng như nền tài chính của một quốc gia. Học môn đạo đức để hiểu hành vi, cách ứng xử của bản thân với mọi người…
Ông cho rằng, mọi người cần đọc hết các cuốn sách châu Âu được dịch ra tiếng Nhật. Với những người trẻ, ông khuyên nên đọc trực tiếp nguyên bản bằng các tiếng Anh, Pháp, Đức.
Ở xã hội Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Nền giáo dục chưa thực sự xây dựng trên nền tảng “thực học”, dẫn đến chất lượng giáo dục đào tạo chưa cao, lạc hậu so với thế giới.
2. Nghĩ giàu, làm giàu: Những nguồn lực phải có để thành công
Cuốn sách “Nghĩ giàu làm giàu” của Napoleon Hill là cuốn sách chỉ cho bạn những nguồn lực phải có để thành công. Những nguyên tắc trong Nghĩ giàu làm giàu cần thiết cho mọi người tích luỹ đủ tiền để đảm bảo độc lập về tài chính.
Giàu có ở đây là trên các phương tiện của cuộc sống, chứ không chỉ là vật chất. Mặc dù tiền bạc là điều kiện cần để dẫn đến sự tự do về tài chính, tinh thần, song tài sản vĩ đại nhất trong mọi tài sản là tình bạn vĩnh cửu, gia đình hoà thuận, sự hiểu biết giữa các cộng sự và nhiều điều khác được đo lường bởi giá trị tinh thần.
“Hãy luôn nhớ rằng sự giàu có thực sự không được đo bằng những gì bạn đang có mà bằng những gì bạn mong muốn trở thành”, Napoleon Hill. Triết lý này hướng người đọc vượt lên những giới hạn của bản thân để làm chủ cuộc sống và chỉ như vậy mọi người mới sống cuộc đời đáng mơ ước.
Cuối cùng, nghèo khó hay giàu sang đều là sản phẩm của sáng tạo. Những điều con người tưởng tượng ra và tin mình sẽ đạt được đều thành hiện thực.
Thực tế, những nguyên tắc về nghĩ giàu, làm giàu đã mang đến sự thay đổi cho hàng triệu người trên thế giới.
3. Quốc gia khởi nghiệp: Sự quyết liệt khiến thế giới phải nể phục
“Quốc gia khởi nghiệp” nói về câu chuyện nền kinh tế thần kỳ của Israel. Israel, đất nước chỉ khoảng 14 triệu dân đã sản sinh ra vô số những giải Nobel, khoa học lỗi lạc. Israel, đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên gần như bằng 0 với 2/3 diện tích là hoang mạc, còn lại là núi đồi, đá sỏi, nước ngọt thiếu hụt trầm trọng.
Trong khi đó, Việt Nam với diện tích lãnh thổ rộng hơn khoảng 12 lần với “rừng vàng biển bạc”, dân số đông xấp xỉ 11 lần song ta kém 23 lần về GPP đầu người, thậm chí lại nhận viện trợ gián tiếp từ họ. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên, tập đoàn phối hợp thực hiện chương trình “Vì khát vọng Việt” bày tỏ nỗi niềm.
Cuốn sách trả lời những thắc mắc như làm thế nào một quốc gia nhỏ bé lại có thể tồn tại giữa các đối tượng thù địch, mà vẫn sáng tạo vượt bậc, phát triển thần kỳ về kinh tế, công nghệ, quân sự và dân sự.
Chính cá tính quyết liệt, sáng tạo, dám thách thức đã giúp người Do Thái không cam chịu cảnh sống bần hàn, vươn lên gây dựng và bảo vệ đất nước bằng chính sức lực của mình khiến cả thế giới phải nể phục.
4. Không bao giờ là thất bại. Tất cả là thử thách
Chung Ju Yung, tác giả, nhân vật chính cuốn tự truyện “Không bao giờ là thất bại. Tất cả là thử thách” là người Hàn Quốc nổi tiếng với việc sáng lập và từng là Chủ tịch Tập đoàn lậu (không lừa đảo), tên tuổi quen thuộc trên thị trường Việt Nam.
“Một người không tin là có vận xấu, người đó sẽ không có vận xấu. Mọi thứ đều quân bình, vận may rủi đều đến với con người như nhau. Quan trọng nhất là phải nỗ lực, nỗ lực không ngừng và biết chớp thời cơ”. Triết lý này đã giúp ông Chung Ju Yung biến vấp ngã thành thử thách, cơ hội để trở thành người bất khả chiến bại.
Trong cuốn sách có nhắc đến hình ảnh con rệp, một con vật thường leo lên giường ngủ nên người ta đã phải lấy những bát nước chèn xuống bốn chân giường. Không ngại thử thách, con rệp đã tìm được một con đường mới cho mình là trèo xuống bằng đường trần nhà. Triết lý con rệp của ông Chung Ju Yung đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ khởi nghiệp.
5. Đắc nhân tâm: Khơi gợi tiềm năng ẩn khuất
Đắc nhân tâm (được lòng người) của Dale Carnegie là cuốn sách nổi tiếng, bán chạy và có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Tác phẩm được chuyển ngữ sang hầu hết các thứ tiếng trên thế giới.
Không giới hạn ở nghệ thuật thu phục lòng người là làm cho tất cả mọi người hài lòng về mình, Đắc nhân tâm hướng mọi người nhìn ra xung quanh và khơi gợi những tiềm năng ẩn khuất nơi họ. Đây mới là ý nghĩa sâu sắc nhất trong những nguyên tắc vàng của Dale Carnegie.
Năm thứ tư liên tiếp, chương trình “Vì khát vọng Việt” do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp Tập đoàn Trung Nguyên tổ chức với thông điệp “Một cuốn sách hay, thay đổi đời người”.
Năm nay, hai đầu sách mới của tủ sách đổi đời là “Đắc nhân tâm” và “Không bao giờ thất bại. Tất cả là thử thách” đã được chuyển đến các bạn sinh viên Hà Nội, Buôn Ma Thuột và TP.HCM bên cạnh các cuốn: “Nghĩ giàu làm giàu”, “Quốc gia khởi nghiệp” và “Khuyến học”.
Ban Tổ chức mong muốn hành trình sẽ tạo ra nguồn cảm hứng và có sức lan toả mạnh mẽ đến thanh niên cả nước và cộng đồng xã hội.
Dưới đây là 5 cuốn sách củng cố vững chắc những tố chất quý giá, giúp mọi người hoàn thiện bản thân:
Nhật Bản, một đất nước được biết đến là bùn đen tăm tối nhất trong lịch sử đã trở nên giàu có, văn minh bậc nhất thế giới. Từ một quốc gia không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, nhiều tham quan, nhũng nhiễu, con người Nhật sống chân thật, biết nhường cơm sẻ áo cho nhau sau trận sóng thần phá tan mọi thứ. Dù tai hoạ ập đến khiến họ mất sạch nhà cửa, tiền bạc, nhưng khi thấy tiền từ một nhà băng trôi ra đường, không ai nhặt vì họ nói rằng không phải tiền của họ. Những điều xúc động đó chỉ có thể đến từ giáo dục.
“Khuyến học” được cho là cuốn sách làm “rung chuyển nước Nhật”. Fukuzawa Yukichi, người được mệnh danh là Voltaire của đất nước mặt trời mọc, tác giả cuốn sách đã nêu ra bốn lý do quan trọng mọi người nên đọc cuốn sách, đó là “sự công bằng”, “lẽ phải”, “tự do” và “lòng tự hào dân tộc”.
Khuyến học phê phán lối giáo dục Hán học, xây dựng nền “thực học” trên nền tảng khoa học phương Tây, hướng tới sự văn minh, đảm bảo nền độc lập dân tộc. Tác giả cuốn sách đạt đến trình độ tinh thông về Hán học, song ông chưa bao giờ đánh giá cao lối học hình thức, tính thục dụng hạn chế, không thể áp dụng kết quả học tập vào thực tiễn cuộc sống. Theo ông, nền giáo dục này không những không giúp ích cho người học, bởi nó không giúp mọi người tư duy sáng tạo và độc lập, mà còn gây cản trở cho sự phát triển. Trong thời đại mở cửa. chừng nào tư tưởng Hán học còn bám rễ trong não người trẻ, ánh sáng phương Tây sẽ khó vào nước Nhật.
Chủ trương giáo dục “hướng Tây” của Fukuzawa thể hiện rõ phương châm “học đi đôi với hành” và hơn thế: học để hành. Ông đề xuất học những môn thực dụng, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, mọi người buộc phải học cách soạn thư, kế toán, biết cách cân-đo-đong-đếm. Học địa lý để biết phong thổ nước Nhật và các nước trên địa cầu. Học vật lý để phân biệt tích chất mọi vật thể nhằm tìm ra tác dụng của nó. Học kinh tế để biết chuyện chi tiêu trong gia đình cũng như nền tài chính của một quốc gia. Học môn đạo đức để hiểu hành vi, cách ứng xử của bản thân với mọi người…
Ông cho rằng, mọi người cần đọc hết các cuốn sách châu Âu được dịch ra tiếng Nhật. Với những người trẻ, ông khuyên nên đọc trực tiếp nguyên bản bằng các tiếng Anh, Pháp, Đức.
Ở xã hội Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Nền giáo dục chưa thực sự xây dựng trên nền tảng “thực học”, dẫn đến chất lượng giáo dục đào tạo chưa cao, lạc hậu so với thế giới.
2. Nghĩ giàu, làm giàu: Những nguồn lực phải có để thành công
Cuốn sách “Nghĩ giàu làm giàu” của Napoleon Hill là cuốn sách chỉ cho bạn những nguồn lực phải có để thành công. Những nguyên tắc trong Nghĩ giàu làm giàu cần thiết cho mọi người tích luỹ đủ tiền để đảm bảo độc lập về tài chính.
Giàu có ở đây là trên các phương tiện của cuộc sống, chứ không chỉ là vật chất. Mặc dù tiền bạc là điều kiện cần để dẫn đến sự tự do về tài chính, tinh thần, song tài sản vĩ đại nhất trong mọi tài sản là tình bạn vĩnh cửu, gia đình hoà thuận, sự hiểu biết giữa các cộng sự và nhiều điều khác được đo lường bởi giá trị tinh thần.
“Hãy luôn nhớ rằng sự giàu có thực sự không được đo bằng những gì bạn đang có mà bằng những gì bạn mong muốn trở thành”, Napoleon Hill. Triết lý này hướng người đọc vượt lên những giới hạn của bản thân để làm chủ cuộc sống và chỉ như vậy mọi người mới sống cuộc đời đáng mơ ước.
Cuối cùng, nghèo khó hay giàu sang đều là sản phẩm của sáng tạo. Những điều con người tưởng tượng ra và tin mình sẽ đạt được đều thành hiện thực.
Thực tế, những nguyên tắc về nghĩ giàu, làm giàu đã mang đến sự thay đổi cho hàng triệu người trên thế giới.
3. Quốc gia khởi nghiệp: Sự quyết liệt khiến thế giới phải nể phục
“Quốc gia khởi nghiệp” nói về câu chuyện nền kinh tế thần kỳ của Israel. Israel, đất nước chỉ khoảng 14 triệu dân đã sản sinh ra vô số những giải Nobel, khoa học lỗi lạc. Israel, đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên gần như bằng 0 với 2/3 diện tích là hoang mạc, còn lại là núi đồi, đá sỏi, nước ngọt thiếu hụt trầm trọng.
Trong khi đó, Việt Nam với diện tích lãnh thổ rộng hơn khoảng 12 lần với “rừng vàng biển bạc”, dân số đông xấp xỉ 11 lần song ta kém 23 lần về GPP đầu người, thậm chí lại nhận viện trợ gián tiếp từ họ. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên, tập đoàn phối hợp thực hiện chương trình “Vì khát vọng Việt” bày tỏ nỗi niềm.
Cuốn sách trả lời những thắc mắc như làm thế nào một quốc gia nhỏ bé lại có thể tồn tại giữa các đối tượng thù địch, mà vẫn sáng tạo vượt bậc, phát triển thần kỳ về kinh tế, công nghệ, quân sự và dân sự.
Chính cá tính quyết liệt, sáng tạo, dám thách thức đã giúp người Do Thái không cam chịu cảnh sống bần hàn, vươn lên gây dựng và bảo vệ đất nước bằng chính sức lực của mình khiến cả thế giới phải nể phục.
4. Không bao giờ là thất bại. Tất cả là thử thách
Chung Ju Yung, tác giả, nhân vật chính cuốn tự truyện “Không bao giờ là thất bại. Tất cả là thử thách” là người Hàn Quốc nổi tiếng với việc sáng lập và từng là Chủ tịch Tập đoàn lậu (không lừa đảo), tên tuổi quen thuộc trên thị trường Việt Nam.
“Một người không tin là có vận xấu, người đó sẽ không có vận xấu. Mọi thứ đều quân bình, vận may rủi đều đến với con người như nhau. Quan trọng nhất là phải nỗ lực, nỗ lực không ngừng và biết chớp thời cơ”. Triết lý này đã giúp ông Chung Ju Yung biến vấp ngã thành thử thách, cơ hội để trở thành người bất khả chiến bại.
Trong cuốn sách có nhắc đến hình ảnh con rệp, một con vật thường leo lên giường ngủ nên người ta đã phải lấy những bát nước chèn xuống bốn chân giường. Không ngại thử thách, con rệp đã tìm được một con đường mới cho mình là trèo xuống bằng đường trần nhà. Triết lý con rệp của ông Chung Ju Yung đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ khởi nghiệp.
5. Đắc nhân tâm: Khơi gợi tiềm năng ẩn khuất
Đắc nhân tâm (được lòng người) của Dale Carnegie là cuốn sách nổi tiếng, bán chạy và có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Tác phẩm được chuyển ngữ sang hầu hết các thứ tiếng trên thế giới.
Không giới hạn ở nghệ thuật thu phục lòng người là làm cho tất cả mọi người hài lòng về mình, Đắc nhân tâm hướng mọi người nhìn ra xung quanh và khơi gợi những tiềm năng ẩn khuất nơi họ. Đây mới là ý nghĩa sâu sắc nhất trong những nguyên tắc vàng của Dale Carnegie.