giáo án Đặc trưng vật lí, sinh lí của âm

Doremon

Moderator
Thành viên BQT
I. Âm, nguồn âm

1. Âm là gì?

Sóng âm là những sóng cơ truyền trong các môi trường khí, lỏng, rắn.
Tần số của sóng âm cũng là tần số âm.

2. Nguồn âm

Nguồn âm là vật dao động phát ra âm.
Tần số của âm phát ra bằng tần số dao động của nguồn âm.

3. Âm nghe được, hạ âm, siêu âm

Âm nghe được (âm thanh) có tần số từ 16Hz đến 20000Hz.
Âm có tần số dưới 16Hz gọi là hạ âm.
Âm có tần số trên 20 000Hz gọi là siêu âm.

4. Sự truyền âm
a) Môi trường truyền âm

Âm truyền được qua các chất rắn, lỏng và khí. Âm không truyền được trong chân không.
Âm hầu như không truyền được qua các chất xốp như bông, len, … Những chất đó gọi là chất cách âm.

b) Tốc độ truyền âm

Trong một môi trường, âm truyền với một tốc độ xác định. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi, mật độ của môi trường và nhiệt độ của môi trường.
Khi âm truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì vận tốc truyền âm thay đổi, bước sóng của sóng âm thay đổi còn tần số của âm thì không thay đổi.

II. Những đặc trưng vật lí của âm

Nhạc âm là âm có tần số xác định. Tạp âm là âm không có một tần số xác định.

1. Tần số âm

Tần số âm là một trong những đặc trưng vật lí quan trọng nhất của âm.

2. Cường độ và mức cường độ âm
a) Cường độ âm

Cường độ âm I tại một điểm là đại lượng đo bằng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian.
Đơn vị cường độ âm là W/m$^2$.

b) Mức cường độ âm

Đại lượng $L = \lg \left( {\frac{I}{{{I_0}}}} \right)$ với I0 là chuẫn cường độ âm (âm rất nhỏ vừa đủ nghe, thường lấy chuẩn cường độ âm I0 = 10-12W/m2 với âm có tần số 1000Hz) gọi là mức cường độ âm của âm có cường độ I.
Đơn vị của mức cường độ âm ben (B).
Trong thực tế người ta thường dùng ước số của ben là đêxiben (dB): 1dB = 0,1B.

3. Âm cơ bản và họa âm

  • Khi một nhạc cụ phát ra một âm có tần số f$_0$ thì bao giờ nhạc cụ đó cũng đồng thời phát ra một loạt âm có tần số 2f$_0$, 3f$_0$, ... có cường độ khác nhau. Âm có tần số f$_0$ gọi là âm cơ bản hay họa âm thứ nhất, các âm có tần số 2f$_0$, 3f$_0$, … gọi là các họa âm thứ 2, thứ 3, … Biên độ của các họa âm lớn, nhỏ không như nhau, tùy thuộc vào chính nhạc cụ đó. Tập hợp các họa âm tạo thành phổ của nhạc âm.
  • Phổ của cùng một âm do các nhạc cụ khác nhau phát ra thì hoàn toàn khác nhau.
  • Tổng hợp đồ thị dao động của tất cả các họa âm trong một nhạc âm ta được đồ thị dao động của nhạc âm đó.
III. Độ cao
  • Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số của âm.
  • Âm nghe càng thanh (cao) khi tần số càng lớn. Âm nghe càng trầm (thấp) khi tần số càng nhỏ.

IV. Độ to

  • Độ to của âm là một khái niệm nói về đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với với đặc trưng vật lí mức cường độ âm.
  • Tuy nhiên ta không thể lấy mức cường độ âm làm số đo độ to của âm dược.
  • Độ to của âm phụ thuộc vào cường độ âm, mức cường độ âm và tần số của âm.
V. Âm sắc
  • Các nhạc cụ khác nhau phát ra các âm có cùng một độ cao nhưng tai ta có thể phân biệt được âm của từng nhạc cụ, đó là vì chúng có âm sắc khác nhau.
  • Âm có cùng một độ cao do các nhạc cụ khác nhau phát ra có cùng một chu kì nhưng đồ thị dao động của chúng có dạng khác nhau.
  • Vậy, âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.
Tải về
 
Hai nhạc cụ khác loại cùng chơi một bản nhạc, ta nhận biết được loại nhạc cụ là nhờ âm sắc (sắc thái của âm). Âm sắc khác nhau là do:
A. Tần số khác nhau, năng lượng khác nhau.
B. Độ cao và độ to khác nhau.
C. Số lượng các họa âm khác nhau.
D. Số lượng, loại họa âm và cường độ các họa âm khác nhau.
 
Last edited by a moderator:
Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 3 s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy g = 9,9 m/s$^2$ . Độ sâu ước lượng của giếng là
A. 43 m.
B. 45 m.
C. 39 m.
D. 41 m.
 
Một dây đàn ghi - ta dài 65 cm, lúc buông phát ra âm cơ bản có tần số 440 Hz (âm La). Đề phát ra âm cơ bản có tần số 494 Hz(âm Si), cần bấm phím đàn để dây đàn ngắn lại còn bao nhiều? Biết rằng, tần số của âm cơ bản và họa âm ứng với tần số có sóng dừng trên dây đàn.
A. 51,6 cm
B. 54,8 cm
C. 61,5 cm
D. 57,9 cm
 
Trong môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm, có 3 điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự A; B; C với AB = 100 m, AC = 250 m. Khi đặt tại A một nguồn điểm phát âm công suất P thì mức cường độ âm tại B là 100 dB. Bỏ nguồn âm tại A, đặt tại B một nguồn điểm phát âm công suất 2P thì mức cường độ âm tại A và C là
A. 103 dB và 99,5 dB.
B. 100 dB và 96,5 dB.
C. 103 dB và 96,5 dB.
D. 100 dB và 99,5 dB.
 
Cho 3 điểm A, B, C nằm trên đường thẳng đi qua nguồn âm O và về cùng một phía đối với O. Cho biết mức cường độ âm tại A, B, C lần lượt là 40dB; 35,9dB và 30dB ; đồng thời khoảng cách giữa 2 điểm B, C là 78m. Khoảng cách giữa 2 điểm A, C là
A. 108 m
B. 30 m
C. 38 m
D. 150 m
 
Trong âm nhạc, khoảng cách giữa hai nốt nhạc trong một quãng được tính bằng cung và nửa cung (nc). Mỗi quãng tám được chia thành 12 nc. Hai nốt nhạc cách nhau nửa cung thì hai âm (cao, thấp) tương ứng với hai nốt nhạc này có tần số thỏa mãn \(f_{c}^{12} = 2f_{t}^{12}\) Tập hợp tất cả các âm trong một quãng tám gọi là một gam (âm giai). Xét một gam với khoảng cách từ nốt Đồ đến các nốt tiếp theo Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô tương ứng là 2 nc, 4 nc, 5 nc, 7 nc, 9 nc, 11 nc, 12 nc. Trong gam này, nếu âm ứng với nốt La có tần số 440 Hz thì âm ứng với nốt Sol có tần số là
A. 330 Hz
B. 392 Hz
C. 494 Hz
D. 415 Hz
 
Hai nhạc cụ khác loại cùng chơi một bản nhạc, ta nhận biết được loại nhạc cụ là nhờ âm sắc (sắc thái của âm). Âm sắc khác nhau là do:
A. Tần số khác nhau, năng lượng khác nhau.
B. Độ cao và độ to khác nhau.
C. Số lượng các họa âm khác nhau.
D. Số lượng, loại họa âm và cường độ các họa âm khác nhau.
 
Một âm thoa có tần số dao động riêng là f ( với 450Hz<f<550HZ), đặt sát vào miệng một ống nghiệm hình trụ cao 1m. Đổ dẫn nước vào ống nghiệm đến độ cao 20 cm (so với đáy) thì thấy âm được khuếch đại rất mạnh. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Tần số dao động riêng của âm thoa là
A. 531,5 Hz
B. 468,75 Hz
C. 510 Hz
D. Không có đáp án đúng
 
Một âm thoa có tần số dao động riêng là f ( với 450Hz<f<550HZ), đặt sát vào miệng một ống nghiệm hình trụ cao 1m. Đổ dẫn nước vào ống nghiệm đến độ cao 20 cm (so với đáy) thì thấy âm được khuếch đại rất mạnh. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Tần số dao động riêng của âm thoa là
A. 531,5 Hz
B. 468,75 Hz
C. 510 Hz
D. Không có Chọn
 
Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền âm xem như đẳng hướng và không hấp thụ âm. Hai điểm A, B cách nguồn âm lần lượt là r1 và r2. Biết cường độ âm tại A gấp 4 lần cường độ âm tại B. Tỉ số r2/r1 bằng
A. 2
B. 1/2
C. 4
D. 1/4
 
Một nguồn âm S có công suất P phát sóng âm đều theo mọi phương, cường độ âm tại một điểm M cách S một khoảng MS = 12 m là I = 0,04 W/m$^2$ . Cho cường độ âm chuẩn là I$_0$ =10$^{-12}$ W/m$^2$ . Mức cường độ âm tại N cách S một khoảng NS = 4 m là
A. 100 dB.
B. 116 dB.
C. 126 dB.
D. 90 dB.
 
Cho ống sáo có một đầu bịt kín và một đầu để hở. Biết rằng ống sáo phát ra âm to nhất ứng vớỉ hai giá trị tần số vào hai họa âm liên tiếp là 150 Hz và 250 Hz. Tần số âm nhỏ nhất khi ống sáo phát ra âm to nhất bằng
A. 50 Hz
B. 75 Hz
C. 25 Hz
D. 100 Hz
 
Nguồn S phát sóng âm đẳng hướng ra không gian.Ba điểm S,A,B nằm trên cùng một phương truyền sóng (A,B nằm cùng phía so với S và AB=100m). Điểm M là trung điểm của AB cách S =100 m có mức cường độ âm là 50dB.Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s, cường độ âm chuẩn I$_0$=10$^{-12}$W/m$^2$ và môi trường hoàn toàn không hấp thụ âm. Năng lượng của sóng âm trong phần không gian giới hạn bởi hai mặt cầu tâm S qua A và B là:
A. 3,3mJ
B. 5,5mJ
C. 3,7mJ
D. 9mJ
 
Công suất âm thanh cực đại của một máy nghe nhạc gia đình là 10W. Cho rằng khi âm truyền đi thì cứ mỗi 1m, năng lượng âm lại bị giảm 5% do sự hấp thụ của môi trường. Biết cường độ âm chuẩn I$_0$ = 10$^{-12}$ W/m$^2$. Mức cường độ âm lớn nhất ở khoảng cách 6m là:
A. 107 dB.
B. 102 dB.
C. 98 dB.
D. 89 dB
 
Cho 3 điểm A, B, C nằm trên đường thẳng đi qua nguồn âm O và về cùng một phía đối với O. Cho biết mức cường độ âm tại A, B, C lần lượt là 40dB; 35,9dB và 30dB ; đồng thời khoảng cách giữa 2 điểm B, C là 78m. Khoảng cách giữa 2 điểm A, C là
A. 108 m
B. 30 m
C. 38 m
D. 150 m
 
Các con dơi bay và tìm mồi bằng cách phát và sau đó thu nhận các sóng siêu âm phản xạ từ con mồi. Giả sử một con dơi và một con muỗi bay thẳng đến gần nhau với tốc độ so với Trái đất của con dơi là 19 m/s của muỗi là 1 m/s. Ban đầu, từ miệng con dơi phát ra sóng âm, ngay khi gặp con muỗi sóng phản xạ trở lại, con dơi thu nhận được sóng này sau 1/6 s kể từ khi phát. Tốc độ truyền sóng âm trong không khí là 340 m/s. Khoảng thời gian để con dơi gặp con muỗi(kể từ khi phát sóng) gần với giá trị nào nhất sau đây?
A. 1.81 s
B. 3.12 s
C. 1.49 s
D. 3.65 s
 
Bốn điểm O, A, B, C cùng nằm trên một nửa đường tròn bán kính R sao cho AB = BC =R. Tại O đặt nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, coi môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 24,05dB và tại C là 18,03 dB. Mức cường độ âm tại B xấp xỉ bằng
A. 22,68 dB
B. 21,76 dB
C. 19,28dB
D. 20,39dB
 
Mức cường độ của một âm là L = 5,5 dB. Hỏi cường độ âm tại đó gấp mấy lần cường độ âm chuẩn?
A. 3,162I$_0$
B. 2,255I$_0$
C. 3,548I$_0$
D. 25I$_0$
 
Một nguồn âm đặt tại O phát sóng đẳng hướng trong không gian . A và B là 2 điểm nằm trên cùng 1 tia xuất phát từ O.I là trung điểm của AB . Gọi LA , LI , LB Lần lượt là mức cường độ âm tại A, I, B ta có LA-LI = 20 (dB) và
A. L$_I$ - L$_B$ = 2,56 B
B. L$_B$ - L$_I$= 0,56 (B )
C. L$_A$ - L$_B$ = 2,56 (B )
D. L$_B$ - L$_A$ = 0,56 (B )
 

Members online

No members online now.
Back
Top