Bài 5. ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VƠI CÁC LOẠI MẠCH ĐIỆN

Tăng Giáp

Administrator
Thành viên BQT
1. Định luật Ohm chứa nguồn (máy phát):
ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VƠI CÁC LOẠI MẠCH ĐIỆN 10.png
$I = {{{U_{AB}} + \xi } \over {r + R}}$
Đối với nguồn điện $\xi $: dòng điện đi vào cực âm và đi ra từ cực dương.
U$_{AB}$: tính theo chiều dòng điện đi từ A đến B qua mạch (UAB = - UBA).

2. Định luật Ohm cho đoạn mạch chứa máy thu điện:
ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VƠI CÁC LOẠI MẠCH ĐIỆN.png
$I = {{{U_{AB}} - {\xi _p}} \over {{r_p} + R}}$
Đối với máy thu : dòng điện đi vào cực dương và đi ra từ cực âm.
UAB: tính theo chiều dòng điện đi từ A đến B qua mạch.

3. Công thức tổng quát của định luật Ohm cho đoạn mạch gồm máy phát và thu ghép nối tiếp:
ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VƠI CÁC LOẠI MẠCH ĐIỆN 2.png
$I = {{{U_{AB}} + \Sigma \xi - \Sigma \xi _p^{}} \over {R + \Sigma r + \Sigma {r_p}}}$
Chú ý:
UAB: Dòng điện đi từ A đến B (Nếu dòng điện đi ngược lại là: -UAB)
$\xi $: nguồn điện (máy phát) ; ${\xi _p}$ : máy thu.
I > 0: Chiều dòng điện cùng chiều đã chọn.
I < 0: Chiều dòng điện ngược chiều đã chọn.
R: Tổng điện trở ở các mạch ngoài.
r: Tổng điện trở trong của các bộ nguồn máy phát.
r$_p$: Tổng điện trở trong của các bộ nguồn máy thu.

4. Mắc nguồn điện thành bộ:
a. Mắc nối tiếp:

ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VƠI CÁC LOẠI MẠCH ĐIỆN 3.png
$\eqalign{
& \xi = {\xi _1} + {\xi _2} + ... + {\xi _n} \cr
& {r_b} = {r_1} + {r_2} + ... + {\xi _n} \cr} $
chú ý: Nếu có n nguồn giống nhau.
$\eqalign{
& {\xi _b} = n\xi \cr
& {r_b} = nr \cr} $

b. Mắc xung đối:
ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VƠI CÁC LOẠI MẠCH ĐIỆN 4.png
$\eqalign{
& {\xi _b} = \left| {{\xi _1} - {\xi _2}} \right| \cr
& {r_b} = {r_1} + {r_2} \cr} $

c. Mắc song song ( các nguồn giống nhau).
ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VƠI CÁC LOẠI MẠCH ĐIỆN 5.png
$\eqalign{ & {\xi _b} = \xi \cr & {r_b} = r/n \cr} $

d. Mắc hỗn hợp đối xứng (các nguồn giống nhau).
ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VƠI CÁC LOẠI MẠCH ĐIỆN 7.png
m: là số nguồn trong một dãy (hàng ngang).
n: là số dãy (hàng dọc).
$\eqalign{
& {\xi _b} = m\xi \cr
& {r_b} = {{mr} \over n} \cr} $

Tổng số nguồn trong bộ nguồn:
N = n.m
 
Chỉnh sửa cuối:
Câu 1.Cho mạch điện (Hình VẼ). Nguồn điện có suất điện động E = 8 V, điện trở trong r = 2 Ω. Điện trở của đèn là R1 = R2 = 3 Ω, Ampe kế được coi là lí tưởng.
mạch điện không đổi.png
a) Khoá K mở, di chuyển con chạy C người ta nhận thấy khi điện trở của phần AC của biến trở AB có giá trị 1 thì đèn tối nhất. Tính điện trở toàn phần của biến trở.
b) Mắc một biến trở khác thay vào chỗ của biến trở đã cho và đóng khóa K. Khi điện trở của phần AC bằng 6 thì ampe kế chỉ 5/3A. Tính giá trị toàn phần của biến trở mới
giải​
a) Gọi điện trở toàn phần của biến trở là R, điện trở phần AC là x
Khi K mở ta có mạch như hình vẽ.
mạch điện không đổi.png
điện trở toàn mạch
$\begin{array}{l}
{R_{tm}} = R - x + \frac{{3(x + 3)}}{{x + 6}} + 2\\
= \frac{{ - {x^2} + (R - 1)x + 21 + 6R}}{{x + 6}}
\end{array}$
Cường độ dòng điện qua đèn: ${I_1} = \frac{{{U_{CD}}}}{{x + {R_1}}} = \frac{{I.{R_{CD}}}}{{x + {R_1}}} = \frac{{24}}{{ - {x^2} + (R - 1)x + 21 + 6R}}$
Khi đèn tối nhất thì I1 nhỏ nhất hay mẫu số lớn nhất $x = \frac{{R - 1}}{2}$.
Theo đề bài x=1Ω. Vậy R=3Ω
b)
Khi K đóng ta có mạch như hình vẽ,
mạch điện không đổi.png
điện trở toàn mạch: ${R_{tm}} = \frac{{17R' - 60}}{{4(R' - 3)}}$
(R’ là điện trở toàn phần của biến trở mới)
 

Members online

No members online now.
Back
Top