[BCTT] Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và chỉ tiêu tài chính của cty gạch Hợp Thành

KhaKhuTru

Become a Gentleman
LỜI MỞ ĐẦU
Vào thời điểm hiện nay, khi mà thị trường bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn, kéo theo đó là nhiều dự án được cắt giảm, còn người dân cũng tiết giảm nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà cửa khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng từ quy mô lớn, đến các cửa hàng nhỏ lẻ ngày càng chật vật hơn.
Đứng trước thực trạng đó, Công ty cổ phần gạch ngói Hợp Thành đã và đang liên tục hoàn thiện phát triển các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ tốt nhất các khách hàng từ địa phương cho đến khắp các vùng miền trên cả nước; từng bước khắc phục khó khăn cố gắng vươn lên trong giai đoạn kinh tế nước ta còn nhiều biến động.

Sau thời gian thực tập tại công ty CP gạch ngói Hợp Thành, em đã hoàn thành bài báo cáo. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của báo cáo gồm:

Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần gạch ngói Hợp Thành
Phần 2: Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần gạch ngói Hợp Thành.
Phần 3: Một số kiến nghị
Em xin chân thành cảm ơn. PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH NGÓI HỢP THÀNH

1.1 Giới thiệu chung
- Tên công ty: Công ty cổ phần gạch ngói Hợp Thành

- Trụ sở giao dịch: Khối 8, Thị Trấn Cao Lộc, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

- Giấy phép ĐKKD số : 1403000086 ngày 28/12/2004 Do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Lạng Sơn cấp.

- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất gạch ngói, xây dựng công trình dân dụng, mua bán vật liệu xây dựng.

- Mã số thuế: 4900 102 146

- Vốn điều lệ của công ty : 31.000.000.000đ

1.2 Quá trình hình thành và phát triển
- Xí nghiệp gạch ngói Hợp Thành là một xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trực thuộc Sở xây dựng Lạng Sơn được thành lập từ năm 1960 tại khối 8, Thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

- Năm 2001, xí nghiệp gạch ngói Hợp Thành đổi tên thành Công ty Vật liệu – Xây dựng tỉnh Lạng Sơn.

- Năm 2005, công ty hoàn tất quá trình chuyển đổi doanh nghiệp sang công ty cổ phần và bắt đầu hoạt động với tên gọi mới là Công ty Cổ phần gạch ngói Hợp Thành, với 3 ngành nghề kinh doanh là sản xuất gạch bằng lò nung Tuynel, xây dựng các công trình dân dụng, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng.

- Trong những năm qua Công ty đã không ngừng đầu tư phát triển về mọi mặt để trở thành Công ty có quy mô sản xuất ngày càng lớn mạnh, luôn giữ vị trí là một trong những đơn vị sản xuất công nghiệp trọng điểm của tỉnh. Hiện nay các sản phẩm của Công ty được sản xuất bằng công nghệ hiện đại và đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao, có uy tín trên thị trường. Sau nhiều năm phát triển và đổi mới phương thức sản xuất và quản lý Công ty đã khảng định được vị trí vững chắc, trở thành đối tác cung cấp cho hầu hết các công trình xây dựng quan trọng trong Tỉnh và một số tỉnh ở phía Bắc nước ta.

1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
1.3.1 Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ công ty cung cấp

Căn cứ vào xu hướng phát triển và hội nhập của đất nước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty cổ phần gạch ngói Hợp Thành đã có những lĩnh vực hoạt động kinh doanh như sau:

- Sản xuất gạch chịu lửa

- Sản xuất gạch ngói bằng lò Tuynel

- Vật liệu không nung

- Xây dựng công trình dân dụng

- Mua bán vật liệu xây dựng

- Vận tải hàng hoá bằng đường bộ

1.3.2 Thị trường đầu vào, đầu ra

Nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng nên thị trường đầu vào của Công ty rất đa dạng và phong phú. Nguyên vật liệu của Công ty phần lớn là chủ động khai thác và một phần được nhập khẩu từ các nước trong khu vực. Là một Công ty thuộc Tỉnh miền núi, phương châm của Công ty là đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, kể cả địa bàn vùng sâu vùng xa. Trước đây thị trường chủ yếu của Công ty là Thành phố Lạng Sơn và các huyện trong tỉnh. Hiện nay thị trường tiêu thụ của công ty đã mở rộng ra các tỉnh lân cận, trở thành nơi cung cấp vật liệu chủ yếu của các công trình lớn.
...
Về cơ cấu tài sản: tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm dần, chiếm từ 89,15% tổng tài sản năm 2011 xuống còn 57,83% trong tổng tài sản năm 2013. Đến năm 2013, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp là Tài sản dài hạn chiếm 42,17%, đây là cơ cấu hợp lý đối với doanh nghiệp sản xuất.

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trong ba năm vừa qua tăng, từ mức 27.390 triệu đồng vào năm 2011, tăng lên thành 31.790 triệu đồng năm 2012, giảm nhẹ 1.248 triệu đồng xuống còn 30.542 triệu đồng trong năm 2013. Tuy nhiên trong khi khoản mục Tiền và tương đương tiền chiếm quy mô và tỷ trọng không đáng kể thì khoản mục: Các khoản phải thu ngắn hạn (cụ thể: phải thu khách hàng) và Hàng tồn kho lại có xu hướng tăng mạnh cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Điều này có thể cho thấy dấu hiệu xấu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi vốn của doanh nghiệp đang bị tồn đọng (hàng tồn kho), hoặc bị doanh nghiệp khác chiếm dụng (khoản phải thu khách hàng).

Đối với các khoản phải thu ngắn hạn biến động theo xu hướng giảm các khoản phải thu khác và tăng phải thu khách hàng và trả trước cho người bán. thì khoản phải thu khách hàng chiểm tỷ trọng chủ yếu và có sự gia tăng liên tục qua ba năm vừa qua, từ mức 285 triệu đồng tương ứng 1,45% - năm 2011 đã tăng lên 310 triệu đồng tương ứng 2,14% - năm 2012, và năm 2013 có sự tăng đột biến lên 3.349 triệu đồng tương ứng với 60,29%. Tình trạng này cho thấy vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng nhiều, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thấp.

Các khoản phải thu khác chủ yếu là khoản do doanh nghiệp đã mua cổ phần của đơn vị khác. Sau khi đã có kết quả và hoàn tất việc mua cổ phần công ty đã hạch toán chuyển sang nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2013.

Khoản mục hàng tồn kho của doanh nghiệp có sự biến động tăng mạnh, chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với TSNH qua các năm: 26,71% - năm 2011 tương ứng 7.315 triệu đồng, 53,92% - năm 2012 tương ứng 17.141 triệu đồng, và 77.77% tương ứng 23.754 triệu đồng vào năm 2013. Trong hàng tồn kho chủ yếu là thành phẩm tồn kho (tỷ trọng > 60%) và NVL tồn kho (tỷ trọng từ 17-30%). Do tính chất Hàng tồn kho của doanh nghiệp chủ yếu là các loại gạch ngói cũng như các vật liệu xây dựng khác, có khả năng bị ảnh hưởng ít nhiều về chất lượng do sự thay đổi của thời tiết, dẫn đến tỷ trọng hàng tồn kho tăng cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với các loại TSNH có tính thanh khoản cao như: tiền và tương đương tiền tuy có xu hướng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng không lớn trong TSNH, cụ thể, tiền và tương đương tiền chỉ đạt 25 triệu đồng, chiếm 0,09% vào năm 2011, sau tăng lên thành 1.099 triệu đồng tương ứng 3,6% so với tổng TSNH trong năm 2013.

TSCĐ chiếm gần như toàn bộ tỷ trọng trong Tài sản dài hạn và cũng có biến động tăng từ 2.757 triệu đồng vào năm 2011 tương ứng 82,69% tổng tài sản dài hạn, lên 22.269 triệu đồng vào năm 2013 đạt 100%. Điều này cho thấy doanh nghiệp cũng đã chú trọng vào đầu tư, đổi mới trang thiết bị máy móc để mở rộng quy mô sản xuất

Tải về bản đầy đủ tại đây
 

Members online

No members online now.
Back
Top