[BCTT] Tình hình HĐKD và phân tích một số chỉ tiêu tài chính tại ngân hàng AGRIBANK

KhaKhuTru

Become a Gentleman
Lời mở đầu

Ngân hàng là một ngành kinh tế tổng hợp có quan hệ với tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới chuyển nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, có sự điều tiết của nhà nước thì Ngân hàng giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế. Để phát huy vai trò quản lý và kinh doanh tiền tệ trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, đòi hỏi ngành Ngân hàng phải thực sự đổi mới và đi trước một bước so với các ngành kinh tế khác. Một trong những điều kiện để đưa nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng hoà nhập với thị trường Quốc tế đó là ngành Ngân hàng phải thực sự đáp ứng được mọi nhu cầu về nguồn vốn, dịch vụ, thanh toán đặc biệt là nhu cầu đầu tư vốn vay cho các doanh nghiệp, hộ gia đình để phát triển nền kinh tế - xã hội .

Sau những năm học ở trường, dưới sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của tập thể các Thầy Cô giáo, chúng em đã được tìm hiểu và nghiên cứu những kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng. Chính vì vậy việc đi thực tập đối với mỗi học sinh như chúng em là rất cần thiết. Bởi thực tập là một nội dung nhằm thực hiện phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước "Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội". Mặt khác đây cũng là cơ hội tốt để chúng em hiểu biết về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đồng thời góp phần củng cố kiến thức lý luận đã được trang bị ở trường và tạo khả năng thích ứng nhanh chóng với công việc kinh doanh tiền tệ sau khi tốt nghiệp ra trường. Thông qua quá trình thực tập đã giúp em củng cố, nâng cao nhận thức một cách sâu sắc về lý luận cũng như các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng, tạo điều kiện cho em làm quen với thực tế và rèn luyện được tư cách đạo đức, tác phong của người cán bộ Ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng Ngân hàng nói riêng đó là "Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả”.

Trong quá trình thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT Tiên Du tỉnh Bắc Ninh được sự giúp đỡ của TS Nguyễn Võ Ngoạn và sự giúp đỡ của Ban Giám Đốc cùng các anh chị trong Chi nhánh NHNo&PTNT Tiên Du, em đã có điều kiện thuận lợi để nghiên cứu đề tài của mình. Bản thân em đã tìm hiểu nắm bắt được một số kiến thức cơ bản từ thực tế như công tác huy động nguồn vốn , công tác phát triển sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là công tác đầu tư cho vay ….để bổ sung cho phần lý thuyết đã được học trên ghế nhà trường.

Do điều kiện thời gian nghiên cứu chưa nhiều, với trình độ và tầm hiểu biết còn hạn chế nên báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các Thầy Cô trong để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!



CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU TỔNG THỂ VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TIÊN DU - BẮC NINH

I. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Du, Bắc Ninh.

1. Khái quát sự hình thành tên đơn vị, tên giao dịch và địa chỉ .

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Du tiền thân trước đây là Chi nhánh ngân hàng Nhà nước huyện Tiên Sơn trực thuộc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Bắc (cũ). Khi Chính phủ ban hành Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988, Chi nhánh Ngân hàng nhà nước Huyện Tiên Sơn được chuyển thành Chi nhánh Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Tiên Sơn (hoạt động từ tháng 7/1988).

Sau khi có 2 pháp lệnh Ngân hàng, Chi nhánh Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Tiên Sơn được chuyển thành Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Sơn trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Bắc.

Thực hiện quyết định của Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Hà Bắc, ngày 25 tháng 6 năm 1996, chi nhánh được chia tách thành 2 chi nhánh riêng vẫn mang tên cũ nhưng phạm vi địa bàn hoạt động thu hẹp lại. Như vậy, từ 01/07/1996 trên địa bàn huyện có 2 NHNo&PTNT trực thuộc Ngân hàng tỉnh. Từ khi Bắc Ninh được tái lập (từ 01/01/1997), Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên sơn trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh quản lý 16 xã trong huyện thực hiện việc huy động vốn, cho vay bao gồm cả dịch vụ Ngân hàng. (Chi nhánh NHNo& PTNT khu vực Từ Sơn quản lý 10 xã và 1 thị trấn).

Thực hiện quyết định 68/TT ngày 25/08/1999 của Thủ tướng Chính Phủ, Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam đã ra quyết định số 646/QĐ-NHNo-07 ngày 26/8/1999, thành lập Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Tiên Du trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Bắc Ninh. Trụ sở giao dịch của chi nhánh được đặt tại thị trấn Lim - Tiên Du - Bắc Ninh. Hiện nay chi nhánh có 3 phòng giao dịch trực thuộc là các phòng giao dịch Chợ Sơn, Hoàn Sơn, Chợ Và.

2.3 Chức năng, nhiệm vụ mỗi phòng ban

*Ban giám đốc

Giám đốc: Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và các phòng giao dịch trực thuộc

Phó giám đốc: được sự uỷ quyền hàng năm của Giám đốc phụ trách các phòng ban và các phòng giao dịch trực thuộc theo mảng nghiệp vụ và một số công tác khác.

*Các phòng chức năng

Phòng hành chính nhân sự : Nhiệm vụ của phòng hành chính là trực tiếp thực hiện công tác quản lý hành chính văn phòng theo đúng quy định; Xây dựng và triển khai cácc nội quy, quy chế của ngân hàng; Thực hiện các vấn đề về nhân sự như nâng bậc lương, BHXH...; tổ chức công tác bảo vệ trong ngân hàng, thực hiện công tác phục vụ, tiếp khách trong và ngoài ngành.

Phòng kế hoạch - kinh doanh: Nhiệm vụ chính của phòng là tổ chức cho vay trực tiếp các doanh nghiệp, hộ sản xuất ở các xã, lập kế hoạch kinh doanh và tổng hợp báo cáo toàn Ngân hàng. Đây là đội ngũ cán bộ đại diện cho Ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của toàn ngân hàng.

Phòng kế toán – ngân quỹ: Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào hệ thống cân đối của chi nhánh, trực tiếp giao dịch với khách hàng theo chế độ quy định, thực hiện thu chi tiền mặt, tổ ngân quỹ trung tâm cấn đối lượng thu chi tiền mặt của ngân hàng trong việc điều hoà tiền mặt với NHNo & PTNT tỉnh và các đơn vị phụ thuộc. Thực hiện chức năng kiểm tra đối với việc chấp hành kho quỹ đối với các giao dịch viên và phòng giao dịch trực thuộc. Thực hiện phát triển sản phẩm dịch vụ mới, thực hiện giao dịch một cửa của từng giao dịch viên.

Tổ hậu kiểm: Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của chi nhánh theo hàng ngày, tháng, quý, năm, Kiểm tra nghiệp vụ Ngân hàng trong toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ của Ngân hàng Nhà nước và các quy trỡnh, quy chế của Ngân hàng và chịu trách nhiệm về việc đảm bảo tính pháp lý trung thực, khách quan.

Các phòng giao dịch: Mỗi phòng giao dịch giống như một Ngân hàng thu nhỏ, có các bộ phận huy động vốn, có bộ phận tín dụng làm công tác cho vay, có bộ phận kế toán đảm nhận các công việc hạch toán kế toán cho vay, thu nợ, kế toán huy động nguồn vốn, kế toán thanh toán…thực hiện theo chế độ quy định.









CHƯƠNG II

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH TIÊN DU
- BẮC NINH

I. Tình hình hoạt động kinh doanh chung

Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Tiên Du trong những năm qua có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, nhờ có định hướng và sự chỉ đạo của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh cùng với sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể các cấp trên địa bàn huyện, xã, đồng thời dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc NHNo&PTNT Tiên Du, CBCNVC đã tin tưởng vào khả năng nội lực của mình để vượt qua mọi khó khăn, duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đứng vững trên thị trường, củng cố lòng tin với khách hàng.

II. Hoạt động huy động vốn:

NHNo&PTNT Tiên Du là một NHTM hoạt động tự chủ trong kinh doanh. Huy động vốn luôn được coi là vấn đề chiến lược hàng đầu trong việc kinh doanh của Ngân hàng. Xuất phát từ nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn, tầm quan trọng của công tác huy động vốn, đồng thời phát huy kết quả đạt được ở năm 2011, 2012, 2013 công tác huy động vốn vẫn được coi trọng hàng đầu. Được thể hiện qua bảng kết quả huy động vốn qua các năm:

Tải về bản đầy đủ tại đây
 

Members online

No members online now.
Back
Top