[Chuyên Đề] Cải thiện tình trạng ô nhiễm và an toàn vệ sinh thực phẩm đường phố Hà Nội

KhaKhuTru

Become a Gentleman
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lương thực, thực phẩm chính là nguyên nhân đã gây ra khoảng 50% các trường hợp tử vong đối với con người trên toàn thế giới hiện nay. Do đó, vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây tăng trưởng dân số, di dân, đô thị hóa đã kích thích nhu cầu sử dụng thức ăn đường phố hàng ngày của nhiều tầng lớp lao động.
Thức ăn đường phố hay thức ăn vĩa hè, thức ăn lề đường là các loại thức ăn, đồ uống đã chế biến sẵn hay sẵn sàng chế biến và phục vụ tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng được bày bán trên vĩa hè, lề đường ở các đường phố, khu phố đông người hoặc những nơi công cộng khác, chẳng hạn như một siêu thị, công viên, khu du lịch, điểm giải trí, khu phố ăn uống ngoài trời... thông thường thức ăn đường phố được bày bán trên các tiệm ăn di động, quán ăn tạm thời hay là từ một gian hàng di động cho đến các loại xe đẩy. Theo khái niệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thức ăn đường phố là những đồ ăn, thức uống được làm sẵn hoặc chế biến, nấu nướng tại chỗ, có thể ăn ngay và được bày bán trên đường phố, những nơi công cộng.
Xã hội Việt Nam ngày một phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống về vật chất và tinh thần của con người cũng ngày càng đi lên cùng với nó là lối sống công nghiệp, hay còn gọi là lối sống nhanh. Do tính chất công việc phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều thời gian của con người nên việc lựa chọn, sử dụng thực phẩm hàng ngày trở nên đơn giản, dễ dãi. Thức ăn nhanh, thức ăn đường phố dần dần trở thành nhu cầu thiết yếu của xã hội, con người, đặc biệt là người dân ở đô thị bởi tính tiện lợi của nó rẻ và nhanh chóng, nó còn là nguồn thu nhập cho nhiều người. Và hơn nữa thức ăn đường phố đã trở thành nét văn hóa ẩm thực, đặc trưng cho mỗi vùng miền, mỗi quốc gia.
Nhưng bên cạnh đó do người sản xuất, người bán thường thường bán ở vỉa hè, quán hàng rong nhỏ lẻ nên điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, thiếu các cơ sở vật chất (nước, đồ bảo quản…), điều kiện kinh tế hạn hẹp nên có thể thức ăn dễ biến chất làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng do thực phẩm giá rẻ nên dễ sử dụng nguồn thực phẩm không đảm bảo. Đặc biệt là vấn đề lạm dụng hóa chất, phụ gia thực phẩm (hàn the, phẩm màu,...) để thức ăn được đẹp mắt, ngon và bảo quản được lâu hơn; thực phẩm có chứa các chất độc, kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,… đã góp phần tạo nên nhiều mối nguy hại cho sức khoẻ cộng đồng (như ngộ độc thực phẩm cấp và mãn tính, các bệnh lây truyền qua thực phẩm, dịch bệnh), ảnh hưởng tới cảnh quan, văn minh đô thị và gây tổn hại nặng nề tới kinh tế - xã hội.
Hiện nay, có khoảng 2,5 tỷ người sử dụng thức ăn đường phố mỗi ngày. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO – 2/2007). Ví dụ: Tại Bangkok, thức ăn đường phố đóng góp đến 40% tổng tiêu thụ năng lượng, 39% tổng lượng protein và 44% tổng lượng sắt cho các cư dân. Tại Việt Nam, thống kê của Cục an toàn Vệ sinh thực phẩm trong vòng 8 năm (2000 - 2007) cho thấy có 1.616 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 41.898 người mắc, tử vong 436 người, trong đó có 178 vụ làm 4.036 người mắc, tử vong 7 người do sử dụng thức ăn đường phố hay tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 có 99,5% người dân có sử dụng thức ăn đường phố và hơn một nửa là sử dụng thường xuyên hàng ngày.
Từ thống kê trên ta thấy được tình hình NĐTP của TAĐP là hết sức cấp bách, đặc biệt ở Hà Nội. Là thành phố trung tâm, nơi tập trung đông dân cư, với diện tích 3328,9 km2 và số dân khoảng 7 triệu người. Theo thống kê hiện tại địa bàn Hà Nội có trên 26000 cơ sở, dịch vụ ăn uống đường phố nhưng trên 16000 cơ sở nằm ngoài tầm kiểm soát, quản lý về VSATTP của cơ quan chức năng. Thức ăn đường phố vẫn là mối lo ngại lớn khi cơ quan chức năng không kiểm soát hết được vấn đề VSATTP của loại hình kinh doanh này. Ví như quận Ba Đình có 233 cơ sở được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng chỉ mới có 35 cơ sở có chứng nhận VSATTP, chiếm 16%. Qua rà soát tại 3 Ban quản lý chợ có 1.929 hộ kinh doanh, trong đó mới chỉ có 2 cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chiếm 0,1%. Đặc điểm của các quán ăn là nhỏ lẻ (hàng rong, quán vỉa hè…) nên không có nguồn nước, dụng cụ bảo quản, chế biến hợp về sinh và địa điểm không thích hợp (gần cống, đường lớn, sông và nơi đổ rác thải…)
Với những vấn đề được nêu ở trên, nhóm chúng em đề xuất kế hoạch truyền thông: “Cải thiện tình trạng ô nhiễm và vệ sinh an toàn thực phẩm - Thức ăn đường phố” sẽ góp phần làm giảm tình trạng ô nhiễm và cải thiện sức khỏe người dân.

PHẦN 2. MỤC TIÊU
2.1. Mục tiêu chung
Cải thiện tình trạng ô nhiễm thực phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố của Hà Nội.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao nhận của người dân về VSATTP thức ăn đường phố:

· Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm đạt 90% vào năm 2014.

· Người quản lý có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm đạt 100% vào năm 2014 và duy trì.

- Giảm 30-35% số vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính vào năm 2014 so với năm 2010.

- Nâng cao và cải thiện 90% các cơ sở chế biến TADP theo đúng quy định về VSATTP.

- Nâng cao quá trình giám sát và quản lý VSATTP đường phố theo đúng quy định về VSATTP lên 95%.

Tải về bản đầy đủ tại đây
 

Members online

No members online now.
Back
Top