con lắc lò xo treo thẳng đứng

  • Thread starter Thread starter Doremon
  • Ngày gửi Ngày gửi

Doremon

Moderator
Thành viên BQT
Câu 1. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa dọc theo quỹ đạo dài 12 cm. Lúc vật ở vị trí cao nhất của quỹ đạo, lò xo bị nén 2 cm. Chu kì dao động của con lắc xấp xỉ bằng
A. 0,3 s.
B. 0,4 s.
C. 0,6 s.
D.0,5 s.

Câu 2.Cho một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Một học sinh tiến hành hai lần kích thích dao động. Lần thứ nhất, nâng vật lên rồi thả nhẹ thì thời gian ngắn nhất vật đến vị trí lực đàn hồi triệt tiêu là x. Lần thứ hai, đưa vật về vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ thì thời gian ngắn nhất đến lúc lực hồi phục đổi chiều là y. Tỉ số x/y = 2/3. Tỉ số gia tốc vật và gia tốc trọng trường ngay khi thả lần thứ nhất là
A. 3.
B. 3/2.
C. 1/5.
D. 2.

Câu 3. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật dao động điều hòa với biên độ A Khi vật đi qua vị trí cân bằng người ta giữ chặt lò xo ở vị trí cách điểm treo của lò xo một đoạn bằng 3/4 chiều dài của lò xo lúc đó. Biên độ dao động của vật sau đó bằng
A. 2A.
B. A√2.
C. A.
D. A/2.

Câu 4.Một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động tự do. Biết khoảng thời gian mỗi lần diễn ra lò xo bị nén và véctơ vận tốc, gia tốc cùng chiều đều bằng 0,05π (s). Lấy g = 10m$^2$ và π$^2$ = 10. Vận tốc cực đại của vật treo
A. 20cm/ s
B. 2m/ s.
C. 10cm/ s.
D. 10√2cm/ s

Câu 5.Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật có khối lượng m, tại vị trí cân bằng lò xo dãn 25 cm. Đưa vật theo phương thẳng đứng lên trên rồi thả nhẹ, vật đi được đoạn đường 10 cm thì đạt tốc độ 20π√3 cm/s (trên đoạn đường đó tốc độ của vật luôn tăng). Ngay phía dưới vị trí cân bằng 10 cm theo phương thẳng đứng có đặt một tấm kim loại cứng cố định nằm ngang. Coi va chạm giữa vật và mặt kim loại là hoàn toàn đàn hồi, lấy g =10m$^2$ ; π$^2$ ≈10. Chu kỳ dao động của vật là
A. 1 s.
B. 2/3 s.
C. 4/3 s.
D. 1/3 s.

Câu 6. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa. Biết chiều dài nhỏ nhất và lớn nhất của lò xo lần lượt là 30 cm và 50 cm. Khi lò xo có chiều dài 40 cm thì
A. độ lớn lực kéo về bằng độ lớn lực đàn hồi.
B. tốc độ của vật cực đại.
C. gia tốc của vật cực đại.
D. tốc độ của vật bằng 0.

Câu 7. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có O là điểm trên cùng, M và N là 2 điểm trên lò xo sao cho khi chưa biến dạng chúng chia lò xo thành 3 phần bằng nhau có chiều dài mỗi phần là 8cm (ON > OM). Khi vật treo đi qua vị trí cân bằng thì đoạn ON = 68/3(cm). Gia tốc trọng trường g = 10m$^2$. Tần số góc của dao động riêng này là
A. 2,5 rad/s.
B. 10 rad/s.
C. 10√2 rad/s.
D. 5 rad/s.

Câu 8. Hai con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật treo có khối lượng lần lượt là 2m và m. Tại thời điểm ban đầu đưa các vật về vị trí để lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ cho hai vật dao động điều hòa. Biết tỉ số cơ năng dao động của hai con lắc bằng 4. Tỉ số độ cứng của hai lò xo là
A. 4.
B. 2.
C. 8.
D. 1.

Câu 9. Xét con lắc lò xo treo thẳng đứng. Khi vật ở vị trí cân bằng lò xo dãn ra đoạn ∆l = 10cm. Chọn trục Ox thẳng đứng hướng xuống, gốc O tại vị trí cân bằng của vật. Nâng vật lên trên thẳng đứng đến vị trí cách O một đoạn 2√3 m rồi truyền cho nó một vận tốc có độ lớn 20cm/s theo phương thẳng đứng hướng lên trên. Lấy gốc thời gian lúc truyền vận tốc cho quả cầu. Lấy g = 10m$^2$. Phương trình dao động của quả cầu là
A. x = 2√3cos(10t – 5π/6) cm.
B. x = 2√3cos(10t – π/6) cm.
C. x = 4cos(10t + 5π/6) cm.
D. x = 4√2cos(10t + 5π/6) cm.

Câu 10. Con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo nhẹ. Từ vị trí cân bằng, kéo vật xuống một đoạn 3 cm rồi thả ra cho vật dao động. Trong thời gian 20 s con lắc thực hiện được 50 dao động, cho g = π$^2$ m$^2$. Tỉ số độ lớn lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo là
A. 7.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
 

Members online

No members online now.
Back
Top