Dạng toán 1. Xác định hàm số bậc nhất và sự tương giao giữa đồ thị các hàm số bậc nhất

Tăng Giáp

Administrator
Thành viên BQT
Phương pháp giải toán:
Để xác định hàm số bậc nhất ta thực hiện theo các bước sau:
+ Gọi hàm số cần tìm là $y=ax+b$, $a\ne 0$.
+ Dựa giả thiết bài toán để thiết lập hệ phương trình với ẩn $a,b.$
+ Giải hệ phương trình để tìm ẩn số $a$, $b$ và suy ra hàm số cần tìm.
Cho hai đường thẳng ${{d}_{1}}:y={{a}_{1}}x+{{b}_{1}}$ và ${{d}_{2}}:y={{a}_{2}}x+{{b}_{2}}.$ Khi đó:
a) ${{d}_{1}}$ và ${{d}_{2}}$ trùng nhau $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
& {{a}_{1}}={{a}_{2}} \\
& {{b}_{1}}={{b}_{2}} \\
\end{align} \right.$
b) ${{d}_{1}}$ và ${{d}_{2}}$ song song nhau $\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}
& {{a}_{1}}={{a}_{2}} \\
& {{b}_{1}}\ne {{b}_{2}} \\
\end{align} \right.$
c) ${{d}_{1}}$ và ${{d}_{2}}$ cắt nhau $\Leftrightarrow {{a}_{1}}\ne {{a}_{2}}$, tọa độ giao điểm là nghiệm của hệ phương trình $\left\{ \begin{matrix}
y={{a}_{1}}x+{{b}_{1}} \\
y={{a}_{2}}x+{{b}_{2}} \\
\end{matrix} \right.$
d) ${{d}_{1}}$ và ${{d}_{2}}$ vuông góc nhau $\Leftrightarrow {{a}_{1}}.{{a}_{2}}=-1.$

Ví dụ 1. Cho hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng $d$, tìm hàm số đó biết:
a) $d$ đi qua $A(1;3)$, $B(2;-1).$
b) $d$ đi qua $C(3;-2)$ và song song với $\Delta: 3x-2y+1=0.$
c) $d$ đi qua $M(1;2)$ và cắt hai tia $Ox$, $Oy$ tại $P$, $Q$ sao cho ${{S}_{\Delta OPQ}}$ nhỏ nhất.
d) $d$ đi qua $N\left( 2;-1 \right)$ và $d\bot d’$ với $d’:y=4x+3.$

Gọi hàm số cần tìm là $y=ax+b$, $a\ne 0.$
a) Vì $A\in d$ và $B\in d$ nên ta có hệ phương trình:
$\left\{ \begin{matrix}
3=a+b \\
-1=2a+b \\
\end{matrix} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
a=-4 \\
b=7 \\
\end{matrix} \right.$
Vậy hàm số cần tìm là $y=-4x+7.$
b) Ta có $\Delta: y=\frac{3}{2}x+\frac{1}{2}$.
Vì $\text{d}//\Delta $ nên $\left\{ \begin{matrix}
a=\frac{3}{2} \\
b\ne \frac{1}{2} \\
\end{matrix} \right.$
Mặt khác $C\in d$ $\Rightarrow -2=3a+b.$
Suy ra $\left\{ \begin{matrix}
a=\frac{3}{2} \\
b=-\frac{13}{2} \\
\end{matrix} \right.$
Vậy hàm số cần tìm là $y=\frac{3}{2}x-\frac{13}{2}.$
c) Đường thẳng $d$ cắt trục $Ox$ tại $P\left( -\frac{b}{a};0 \right)$ và cắt $Oy$ tại $Q\left( 0;b \right)$ với $a<0$, $b>0.$
Suy ra ${S_{\Delta OPQ}} = \frac{1}{2}OP.OQ$ $ = \frac{1}{2}.\left| { – \frac{b}{a}} \right|.\left| b \right|$ $ = – \frac{{{b^2}}}{{2a}}.$
Ta có $M \in d$ $ \Rightarrow 2 = a + b$ $ \Rightarrow b = 2 – a.$
Do đó: ${S_{\Delta OPQ}} = – \frac{{{{\left( {2 – a} \right)}^2}}}{{2a}}$ $ = – \frac{2}{a} – \frac{a}{2} + 2.$
Áp dụng bất đẳng thức Côsi, ta có: $ – \frac{2}{a} – \frac{a}{2}$ $ \ge 2\sqrt {\left( { – \frac{2}{a}} \right).\left( { – \frac{a}{2}} \right)} $ $ = 2$ $ \Rightarrow {S_{\Delta OPQ}} \ge 4.$
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{ – \frac{2}{a} = – \frac{a}{2}}\\
{a < 0}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow a = – 2$ $ \Rightarrow b = 4.$
Vậy hàm số cần tìm là $y = – 2x + 4.$
d) Đường thẳng $d$ đi qua $N\left( 2;-1 \right)$ nên $-1=2a+b.$
Và $d\bot d’$ $\Rightarrow 4.a=-1$ $\Leftrightarrow a=-\frac{1}{4}.$
Do đó: $b=-\frac{1}{2}$.
Vậy hàm số cần tìm là $y=-\frac{1}{4}x-\frac{1}{2}$.

Ví dụ 2. Cho hai đường thẳng $d:y = x + 2m$ và $d’:y = 3x + 2$ ($m$ là tham số).
a) Chứng minh rằng hai đường thẳng $d$, $d’$ cắt nhau và tìm tọa độ giao điểm của chúng.
b) Tìm $m$ để ba đường thẳng $d$, $d’$ và $d”:y=-mx+2$ phân biệt đồng quy.

a) Ta có ${{a}_{d}}=1\ne {{a}_{d’}}=3$ suy ra hai đường thẳng $d$, $d’$cắt nhau.
Tọa độ giao điểm của hai đường thẳng $d$, $d’$ là nghiệm của hệ phương trình: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{y = x + 2m}\\
{y = 3x + 2}
\end{array}} \right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = m – 1}\\
{y = 3m – 1}
\end{array}} \right.$
Suy ra $d$ và $d’$ cắt nhau tại điểm $M\left( m-1;3m-1 \right).$
b) Vì ba đường thẳng $d$, $d’$, $d”$ đồng quy nên $M\in d”$, do đó: $3m-1=-m\left( m-1 \right)+2$ $\Leftrightarrow {{m}^{2}}+2m-3=0$ $\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix}
m=1 \\
m=-3 \\
\end{matrix} \right.$
+ Với $m=1$ ta có ba đường thẳng là $d:y=x+2$, $d’:y=3x+2$, $d”:y=-x+2$ phân biệt và đồng quy tại $M\left( 0;2 \right)$.
+ Với $m=-3$ ta có $d’\equiv d”$ suy ra $m=-3$ không thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Vậy $m=1$ là giá trị cần tìm.

Ví dụ 3. Cho đường thẳng $d:y=\left( m-1 \right)x+m$ và $d’:y=\left( {{m}^{2}}-1 \right)x+6.$
a) Tìm $m$ để hai đường thẳng $d$, $d’$ song song với nhau.
b) Tìm $m$ để đường thẳng $d$ cắt trục tung tại $A$, $d’$ cắt trục hoành tại $B$ sao cho tam giác $OAB$ cân tại $O.$

a)
+ Với $m=1$, ta có $d:y=1$, $d’:y=6$ do đó hai đường thẳng này song song với nhau.
+ Với $m=-1$, ta có $d:y=-2x-1$, $d’:y=6$ suy ra hai đường thẳng này cắt nhau tại $M\left( -\frac{7}{2};6 \right).$
+ Với $m\ne \pm 1$ khi đó hai đường thẳng trên là đồ thị của hàm số bậc nhất nên song song với nhau khi và chỉ khi $\left\{ \begin{matrix}
m-1={{m}^{2}}-1 \\
m\ne 6 \\
\end{matrix} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
\left[ \begin{matrix}
m=1 \\
m=0 \\
\end{matrix} \right. \\
m\ne 6 \\
\end{matrix} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix}
m=1 \\
m=0 \\
\end{matrix} \right.$
Đối chiếu với điều kiện $m\ne \pm 1$ suy ra $m=0$.
Vậy $m=0$ và $m=1$ là giá trị cần tìm.
b) Ta có tọa độ điểm $A$ là nghiệm của hệ $\left\{ \begin{matrix}
y=\left( m-1 \right)x+m \\
x=0 \\
\end{matrix} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
x=0 \\
y=m \\
\end{matrix} \right.$ $\Rightarrow A\left( 0;m \right).$
Tọa độ điểm $B$ là nghiệm của hệ $\left\{ \begin{matrix}
y=\left( {{m}^{2}}-1 \right)x+6 \\
y=0 \\
\end{matrix} \right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
\left( {{m}^{2}}-1 \right)x+6=0 \\
y=0 \\
\end{matrix} \right.$ $(*).$
Rõ ràng $m=\pm 1$ hệ phương trình $(*)$ vô nghiệm.
Với $m\ne \pm 1$, ta có $(*)$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{matrix}
x=\frac{6}{1-{{m}^{2}}} \\
y=0 \\
\end{matrix} \right.$ $\Rightarrow B\left( \frac{6}{1-{{m}^{2}}};0 \right).$
Do đó tam giác $OAB$ cân tại $O$ $\Leftrightarrow \left| m \right|=\left| \frac{6}{1-{{m}^{2}}} \right|$ $\Leftrightarrow \left| m-{{m}^{3}} \right|=6$ $\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix}
m-{{m}^{3}}=6 \\
m-{{m}^{3}}=-6 \\
\end{matrix} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix}
{{m}^{3}}-m+6=0 \\
{{m}^{3}}-m-6=0 \\
\end{matrix} \right.$ $\Leftrightarrow \left[ \begin{matrix}
m=-2 \\
m=2 \\
\end{matrix} \right.$ (thỏa mãn).
Vậy $m=\pm 2$ là giá trị cần tìm.
 

Members online

No members online now.
Back
Top