Dạng toán 2. Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất

Tăng Giáp

Administrator
Thành viên BQT
Ví dụ 4. Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của các hàm số sau:
a) $y = 3x + 6.$
b) $y = – \frac{1}{2}x + \frac{3}{2}.$

a) Tập xác định $D = R.$
Vì $a = 3 > 0$ suy ra hàm số đồng biến trên $R.$
Bảng biến thiên:

Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất.png


Đồ thị hàm số $y = 3x + 6$ đi qua $A\left( { – 2;0} \right)$, $B\left( { – 1;3} \right).$

Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất.png


b) Tập xác định $D = R.$
Vì $a = – \frac{1}{2} < 0$ suy ra hàm số nghịch biến trên $R.$
Bảng biến thiên:

Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất.png


Đồ thị hàm số $y = – \frac{1}{2}x + \frac{3}{2}$ đi qua $A\left( {3;0} \right)$, $B\left( {0;\frac{3}{2}} \right).$

Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất.png


Ví dụ 5. Cho các hàm số $y = 2x – 3$, $y = – x – 3$, $y = – 2.$
a) Vẽ đồ thị các hàm số trên trong cùng một hệ trục tọa độ.
b) Dựa vào đồ thị hãy xác định giao điểm của các đồ thị hàm số đó.

a) Đường thẳng $y = 2x – 3$ đi qua các điểm $A\left( {0; – 3} \right)$, $B\left( {\frac{3}{2};0} \right).$
Đường thẳng $y = – x – 3$ đi qua các điểm $A\left( {0; – 3} \right)$, $C\left( { – 3;0} \right).$
Đường thẳng $y = – 2$ song song với trục hoành và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng $-2.$

Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất.png


b) Đường thẳng $y = 2x – 3$, $y = – x – 3$ cắt nhau tại $A\left( {0; – 3} \right).$
Đường thẳng $y = – x – 3$, $y = – 2$ cắt nhau tại $A’\left( { – 1; – 2} \right).$
Đường thẳng $y = 2x – 3$, $y = – 2$ cắt nhau tại $A\left( {\frac{1}{2}; – 2} \right).$

Ví dụ 6. Cho đồ thị hàm số có đồ thị $\left( C \right)$ như hình vẽ.

Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất.png


a) Hãy lập bảng biến thiên của hàm số trên $\left[ -3;3 \right].$
b) Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số trên $\left[ -4;2 \right].$

a) Bảng biến thiên của hàm số trên $\left[ { – 3;3} \right].$

Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất.png


b) Dựa vào đồ thị hàm số đã cho ta có:
$\mathop {{\rm{max}}}\limits_{\left[ { – 4;2} \right]} = 3$ khi và chỉ khi $x = – 4.$
$\mathop {\min }\limits_{\left[ { – 4;2} \right]} = 0$ khi và chỉ khi $x = 2.$
 

Members online

No members online now.
Back
Top