[Luận Văn] Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Agribank

KhaKhuTru

Become a Gentleman
LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù là nước công nghiệp phát triển hay đang phát triển, DNV&N có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Bởi loại hình doanh nghiệp này góp phần tạo nên sự tăng trưởng cho nền kinh tế, đồng thời nó cũng tạo nên sự phát triển đa dạng cho các ngành kinh tế góp phần cải thiện cán cân thanh toán tăng xuất khẩu hàng hóa thành phẩm và tạo ra việc làm chủ yếu cho hơn 80% lực lượng lao động ở cả nông thôn và thành thị . Do vai trò và vị trí quan trọng của các DNV&N nên các nước đều rất chú ý phát triển loại hình doanh nghiệp này, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nên việc phát triển mạnh các DNV&N là việc vô cùng cần thiết. Đảng và Nhà nước ta từ lâu đã chú ý phát triển DNV&N và đã đề ra nhiều cách thức và biện pháp thực hiện để thúc đẩy loại hình doanh nghiệp này phát triển , các DNV&N ở nước ta nói chung và các DNV&N ở Bắc Ninh nói riêng những năm qua đã có sự phát triển khá mạnh, tác động tích cực đối với chiến lược tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc phát triển các DNV&N hiện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như kỹ thuật lạc hậu, hiệu quả thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này mà nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn đầu tư.

Xuất phát từ thực tiễn trên, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Chuyên đề bao gồm 3 phần : phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung gồm 3 chương:

*Chương 1: Lý luận cơ bản về tín dụng Ngân hàng đối với DNV&N

*Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNV&N tại NHNo&PTNT Tiên Du, Bắc Ninh.

*Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNV&N tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các nước khác nhau có những qui định khác nhau về tiêu thức phân biệt DNV&N, chẳng hạn Canada phân theo tiêu thức số lao động và doanh thu, Trung Quốc lựa chọn theo số lượng lao động và năng lực sản xuất, Indonesia theo tiêu thức tổng tài sản và doanh thu... Mặc dù có những khác biệt nhất định giữa các nước về qui định tiêu thức phân loại DNV&N song có thể hiểu DNV&N như sau: “DNV&N là những cơ sở sản xuất - kinh doanh có tư cách pháp nhân, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, có qui mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, năng lực sản xuất, tổng tài sản, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo qui định của từng quốc gia’’.

Tại Việt Nam, trong Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNV&N đã nêu ra định nghĩa về DNV&N: DNV&N là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Trên cơ sở đó, mỗi địa phương khác nhau, mỗi ngành nghề cụ thể có thể xác định DNV&N theo một trong hai tiêu chí hay cả hai tiêu chí vốn và lao động.

1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường

Thứ nhất, và cũng là đặc điểm nổi bật nhất của các DNV&N chính là quy mô vốn ban đầu thấp. Vốn ban đầu để thành lập loại hình doanh nghiệp này thường do các thành viên đóng góp, do vậy có quy mô không lớn. Hiện tiềm lực tài chính của khu vực này là rất nhỏ bé. Số vốn chủ sở hữu bình quân chỉ khoảng 1.8 tỷ đồng.

Thứ hai, hoạt động sản xuất của các DNV&N thường mang tính phân tán, quy mô nhỏ lẻ, thường sử dụng đất đai, nhà ở của gia đình trong khu dân cư làm mặt bằng sản xuất - kinh doanh.

Thứ ba, về hình thái và cơ cấu tổ chức, các DNV&N thường thích ứng với cơ cấu đơn giản, bộ máy tổ chức, quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, số lượng nhân viên ít và các nhân viên đôi khi đảm nhận nhiều vị trí, công việc cùng một lúc.

1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ

a. DNV&N tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động:

Việc làm là một trong những vấn đề cấp bách của nước ta hiện nay.Trên thực tế toàn bộ DNNN trong thời gian qua mỗi năm chỉ thu hút được khoảng 1,6 triệu lao động trong khi các DNV&N tạo ra khoảng 50% - 80% việc làm trong khu vực công nghiệp - dịch vụ. Vì hoạt động trong nhiều lĩnh vực nên các DN này có thể sử dụng người lao động ở mọi trình độ, vì vậy những người lao động có trình độ chuyên môn không cao vẫn có thể tìm được việc làm thích hợp.

b. DNV&N góp phần to lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Từ khi ra đời các DNV&N đã khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế tiềm ẩn trong dân cư, hoạt động của các DNV&N thực sự đã góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư, những năm gần đây, các DNV&N Việt Nam tạo ra khoảng trên 48% GDP của cả nước, 33% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, khoảng trên 60% tổng khối lượng luân chuyển hàng hóa, 100% sản lượng của một số mặt hàng mây tre đan, thủ công mỹ nghệ… Bên cạnh đó, các DNV&N còn giữ một vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển những làng nghề truyền thống nhằm giữ được những nét văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Vì vậy, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DNV&N là rất quan trọng để tạo điều kiện duy trì và tăng cường sự đóng góp to lớn này.

c. Sự có mặt của các DNV&N làm tăng tính năng động, đa dạng cho nền kinh tế:

Với đặc trưng về nguồn vốn và quy mô hoạt động, các DNV&N có khả năng nhanh chóng chuyển đổi mặt hàng kinh doanh, chuyển hướng sản xuất và đổi mới công nghệ… cho phù hợp với sự biến động của môi trường kinh doanh. Như vậy, vô hình chung các DNV&N đã làm cho nền kinh tế trở nên năng động hơn. Thực tế cho thấy, tốc độ gia tăng các DNV&N lớn hơn rất nhiều so với các DN lớn và đương nhiên khi có càng nhiều DN ra đời thì tính cạnh tranh của thị trường tăng lên. Một thị trường có tính cạnh tranh cao sẽ thúc đẩy các DN tự hoàn thiện và nâng cao vị thế của mình. Và với vai trò là các đơn vị vệ tinh cho các DN lớn, DNQD, các DNV&N cũng góp phần không nhỏ vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp với định hướng phát triển của từng giai đoạn.

d. DNV&N phát triển góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước:

Đóng thuế là trách nhiệm của mọi công dân, mọi tổ chức, và như chúng ta đã biết thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước. Đây chính là nguồn chi trả cho lợi ích chung của xã hội. Do đó, sản xuất kinh doanh phát triển tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trong những năm vừa qua, do có sự quan tâm tạo điều kiện của nhà nước và với khả năng sáng tạo của mình các DNV&N đã từng bước khẳng định vị trí của mình. Hàng năm khu vực này đã đóng góp trên 30% ngân sách nhà nước, góp phần giảm sự mất cân đối của cán cân ngân sách, phát huy vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước.

1.2. Tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.2.1. Khái niệm

“ Tín dụng Ngân hàng đối với DNV&N là một quan hệ giao dịch về tài sản giữa hai chủ thể trong đó một bên là người cho vay (Ngân hàng) chuyển giao một lượng giá trị (tiền hoặc hàng hóa) cho người đi vay (DNV&N) sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận đồng thời bên đi vay phải cam kết hoàn trả vô điều kiện vốn gốc kèm theo một khoản lợi tức khi đến hạn thanh toán’’.

1.2.2. Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thứ nhất, các khoản cho vay đối với DNV&N thường nhỏ do các DNV&N có quy mô cũng như nguồn vốn không lớn, vì vậy trong khuôn khổ hoạt động của doanh nghiệp thường đầu tư vào các dự án có quy mô phù hợp với khả năng, đó là những dự án có mức đầu tư vừa phải nên món vay của Ngân hàng thường nhỏ.

Thứ hai, loại hình cho vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Các doanh nghiệp thường có nhu cầu vay vốn tạm thời cao, đáp ứng cho nhu cầu tài trợ vốn lưu động có khả năng quay vòng vốn nhanh như mua nguyên vật liệu. Các khoản vay dài hạn khi doanh nghiệp mới thành lập chứa đựng nhiều rủi ro, thường các DNV&N không đủ tài sản bảo đảm khi vay vốn mua thiết bị, máy móc. Vì vậy doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiếm chủ yếu do thời gian luân chuyển vốn nhanh, Ngân hàng có thể quay vòng vốn.

Thứ ba, tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm là cao do các doanh nghiệp vẫn tồn tại những yếu kém như năng lực tài chính không cao, khả năng xây dựng phương án kinh doanh còn nhiều hạn chế. Vì vậy mà khi cho vay vốn các Ngân hàng thường yêu cầu tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Hoạt động bảo lãnh tín dụng đang rất cần thiết cho các DNV&N trong điều kiện hiện nay khi mà các DNV&N thường không có tài sản bảo đảm nhưng hoạt động của các các tổ chức, các quỹ bảo lãnh hiện nay rất mờ nhạt.

Thứ năm, tín dụng đối với DNV&N luôn cần được sự giám sát, tư vấn, hỗ trợ của Ngân hàng. Sở dĩ Ngân hàng cần giám sát, hỗ trợ tín dụng đối với DNV&N là do trình độ quản lý cũng như trình độ lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

Tải về bản đầy đủ tại đây
 

Members online

No members online now.
Back
Top