KhaKhuTru
Become a Gentleman
LỜI NÓI ĐẦU
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là điều kiện, là cơ sở vật chất cần thiết giúp cho doanh nghiệp có thể tiến hành các kế hoạch đầu tư và các phương án kinh doanh của mình. Mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là doanh nghiệp cần huy động vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi, đồng thời cũng phải sử dụng vốn sao cho hiệu quả ngày càng cao.
Một trong những bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh là vốn lưu động, nó là yếu tố bắt đầu và kết thúc của quá trình sản xuát kinh doanh. Vì vậy, vốn lưu động không thể thiếu trong các doanh nghiệp.
Quản lý và sử dụng vốn lưu động là một trong những nội dung quản lý tài chính quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Song, không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. Đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay các doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn, việc vay vốn gặp nhiều khó khăn không đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trong cơ chế thị trường hiện nay thì một trong những việc phải làm là nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động. Vấn đề này không còn mới mẻ nhưng luôn được đặt ra cho các doanh nghiệp và người quản lý quan tâm tới hoạt động sản xuất kinh doanh và nó quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn lưu động đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, sau thời gian thực tập tại Công ty CP gạch ngói Hợp Thành, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP gạch ngói Hợp Thành”làm đề tài chính để nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp.
Chương 2. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP gạch ngói Hợp Thành
Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP gạch ngói Hợp Thành.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Những nội dung cơ bản về vốn lưu động
1.1.1 Khái niệm vốn lưu động
Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài TSCĐ còn phải có các TSLĐ. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng TSLĐ nhất định. Do vậy, để hình thành nên TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động.
Tóm lại, vốn lưu động là số vốn doanh nghiệp đã sử dụng để mua sắm, hình thành nên tài sản lưu động phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh ở một thời điểm nhất định. Vốn lưu động thường xuyên vận động, luôn thay đổi hình thái biểu hiện qua các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị của hàng hoá và kết thúc một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh..
1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình đó, VLĐ chuyển toàn bộ, một lần giá trị vào giá trị sản phẩm, khi kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị hàng hóa được thực hiện và VLĐ được thu hồi.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ được chuyển qua nhiều hình thái khác nhau qua từng giai đoạn. Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó luôn đan xen với nhau mà không tách biệt riêng rẽ. Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý VLĐ có một vai trò quan trọng. Việc quản lý VLĐ đòi hỏi phải thường xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo đồng vốn được lưu chuyển liên tục và nhịp nhàng.
Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách về nhiệm tài chính, sự vận động của VLĐ được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Vòng quay của vốn càng được quay nhanh thì doanh thu càng cao và càng tiết kiệm được vốn, giảm chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý làm tăng thu nhập của doanh nghiệp, doanh nghiệp có điều kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, không ngừng cải thiện đời sống của người lao động.
1.1.3 Phân loại vốn lưu động
Để quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn lưu động thì công việc trước tiên mà doanh nghiệp phải làm là phân loại VLĐ để có thể phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ ở mỗi khâu. Từ đó, có phương hướng khắc phục những khâu chưa tốt, phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Thông thường, VLĐ được phân loại theo các tiêu thức khác nhau:
1.1.3.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện:
Theo tiêu thức này, vốn lưu động được chia thành:
- Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán
+ Vốn bằng tiền: gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển được biểu hiện dưới hình thái giá trị. Như vậy trong hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.
+ Vốn trong thanh toán: Chủ yếu là khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra trong một số trường hợp mua sắm vật tư, doanh nghiệp phải ứng trước tiền cho nhà cung cấp, từ đó hình thành các khoản tạm ứng.
- Vốn vật tư hàng hóa (hay còn gọi là hàng tồn kho) là khoản VLĐ có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể bao gồm: nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động, sản phẩm dở dang và thành phẩm.
Tải về bản đầy đủ tại đây
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là điều kiện, là cơ sở vật chất cần thiết giúp cho doanh nghiệp có thể tiến hành các kế hoạch đầu tư và các phương án kinh doanh của mình. Mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là doanh nghiệp cần huy động vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi, đồng thời cũng phải sử dụng vốn sao cho hiệu quả ngày càng cao.
Một trong những bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh là vốn lưu động, nó là yếu tố bắt đầu và kết thúc của quá trình sản xuát kinh doanh. Vì vậy, vốn lưu động không thể thiếu trong các doanh nghiệp.
Quản lý và sử dụng vốn lưu động là một trong những nội dung quản lý tài chính quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Song, không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. Đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay các doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn, việc vay vốn gặp nhiều khó khăn không đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trong cơ chế thị trường hiện nay thì một trong những việc phải làm là nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động. Vấn đề này không còn mới mẻ nhưng luôn được đặt ra cho các doanh nghiệp và người quản lý quan tâm tới hoạt động sản xuất kinh doanh và nó quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn lưu động đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, sau thời gian thực tập tại Công ty CP gạch ngói Hợp Thành, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP gạch ngói Hợp Thành”làm đề tài chính để nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp.
Chương 2. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP gạch ngói Hợp Thành
Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP gạch ngói Hợp Thành.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Những nội dung cơ bản về vốn lưu động
1.1.1 Khái niệm vốn lưu động
Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài TSCĐ còn phải có các TSLĐ. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng TSLĐ nhất định. Do vậy, để hình thành nên TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động.
Tóm lại, vốn lưu động là số vốn doanh nghiệp đã sử dụng để mua sắm, hình thành nên tài sản lưu động phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh ở một thời điểm nhất định. Vốn lưu động thường xuyên vận động, luôn thay đổi hình thái biểu hiện qua các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị của hàng hoá và kết thúc một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh..
1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình đó, VLĐ chuyển toàn bộ, một lần giá trị vào giá trị sản phẩm, khi kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị hàng hóa được thực hiện và VLĐ được thu hồi.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ được chuyển qua nhiều hình thái khác nhau qua từng giai đoạn. Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó luôn đan xen với nhau mà không tách biệt riêng rẽ. Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý VLĐ có một vai trò quan trọng. Việc quản lý VLĐ đòi hỏi phải thường xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo đồng vốn được lưu chuyển liên tục và nhịp nhàng.
Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách về nhiệm tài chính, sự vận động của VLĐ được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Vòng quay của vốn càng được quay nhanh thì doanh thu càng cao và càng tiết kiệm được vốn, giảm chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý làm tăng thu nhập của doanh nghiệp, doanh nghiệp có điều kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, không ngừng cải thiện đời sống của người lao động.
1.1.3 Phân loại vốn lưu động
Để quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn lưu động thì công việc trước tiên mà doanh nghiệp phải làm là phân loại VLĐ để có thể phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ ở mỗi khâu. Từ đó, có phương hướng khắc phục những khâu chưa tốt, phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Thông thường, VLĐ được phân loại theo các tiêu thức khác nhau:
1.1.3.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện:
Theo tiêu thức này, vốn lưu động được chia thành:
- Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán
+ Vốn bằng tiền: gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển được biểu hiện dưới hình thái giá trị. Như vậy trong hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.
+ Vốn trong thanh toán: Chủ yếu là khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra trong một số trường hợp mua sắm vật tư, doanh nghiệp phải ứng trước tiền cho nhà cung cấp, từ đó hình thành các khoản tạm ứng.
- Vốn vật tư hàng hóa (hay còn gọi là hàng tồn kho) là khoản VLĐ có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể bao gồm: nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động, sản phẩm dở dang và thành phẩm.
Tải về bản đầy đủ tại đây